Bạn đang xem bài viết Khi nào nên nêm gia vị cho những món ăn của bé? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Gia vị là thứ không thể thiếu trong chế biến các món ăn đặc biệt là các món ăn cho trẻ, nó vừa giúp tạo hương vị cho món ăn đồng thời còn giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, để đảm bảo việc sử dụng gia vị một cách an toàn cho trẻ thì mẹ đừng nên bỏ qua thông tin chia sẻ dưới đây.
Trẻ dưới 1 tuổi không nên nêm nếm gia vị
Nhiều mẹ lo lắng món ăn nấu không có gia vị sẽ khiến bé không cảm nhận ngon miệng và không ăn, vì vậy từ khi bé bắt đầu ăn dặm mẹ đã nêm nếm gia vị vào món ăn cho bé. Tuy nhiên đây là quan niệm và hành động hoàn toàn sai lầm.
Bởi theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ em dưới 1 tuổi đặc biệt là ở giai đoạn 5-7 tháng tuổi thì mẹ tuyệt đối không nên nêm nếm gia vị vào món ăn cho bé. Lý do là vì:
Ở giai đoạn này vị giác của bé đang trong giai đoạn phát triển nên bé chưa thể phân biệt được đâu là: Đắng, cay, mặn, ngọt.
Mẹ cần biết trong rau củ, thịt, cá đã có sẵn lượng gia vị nhất định gồm cả natri, một chất cần thiết cho sự phát triển trí não của bé vì vậy mẹ không cần nêm gia vị thì cũng không phải lo bé sẽ bị thiếu chất.
Thay vì đánh lừa vị giác của bé bằng các loại gia vị thì mẹ hãy để bé cảm nhận hương vị tự nhiên từ các loại thực phẩm.
Nếu mẹ nêm gia vị vào thức ăn cho bé từ khi bé bắt đầu mới ăn dặm có thể khiến bé bị rối loạn vị giác, dẫn đến hấp thu kém, biếng ăn thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi nào nên nêm nếm cho những thức ăn của bé
Theo Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn Chuyên khoa Dinh dưỡng Nhi, ĐH Worcester. Mẹ có thể bổ sung gia vị, dầu vào thực đơn của bé theo cách sau:
Trẻ dưới 1 tuổi: Mẹ không nên nêm các gia vị như: Đường, nước mắm, bột nêm hay nước tương mà nên để trẻ phát triển vị giác dựa trên vị tự nhiên của thực phẩm.
Trường hợp mẹ đã cho trẻ dùng gia vị trên 40 ngày thì có thể chữa cháy bằng cách sau:
– Dùng gia vị để ướp thịt heo, bò, gà, cá và lượng gia vị ½ muỗng trên 200gr thịt sống và ướp không quá 30 phút.
– Tiêu: Dùng 1/3 muỗng/ngày (chỉ dùng cho trẻ trên 10 tháng)
– Hành, tỏi: 1 muỗng/ngày (chỉ dùng cho trẻ trên 10 tháng)
– Rau thơm các loại: 1 muỗng/ngày
Trẻ từ 6 đến hết 6 tháng tuổi ưu tiên dùng dầu oliu, dầu hướng dương 100% chỉ cần 1/2-1 muỗng cà phê/ngày, không quá 4 ngày/tuần.
Trẻ từ 7- 12 tháng tuổi có thể dùng các loại dầu như: Dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu óc chó… Dùng 1-2 muỗng/ngày, không quá 4 ngày/tuần.
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Muối, đường, bột nêm dùng 1/2 muỗng/ngày
Mước mắm, nước tương dùng 1 muỗng/ngày
Hạt tiêu dùng 1/3 muỗng/ngày
Hành, tỏi dùng 1 muỗng/ngày
Rau thơm các loại dùng 1 muỗng/ngày
Mật ong dùng 1 muỗng/ngày (nếu cần)
Đồng thời trẻ có thể dùng các loại dầu như: Dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu óc chó… Dùng 2-3 muỗng/ngày, không quá 4 ngày/tuần.
Trẻ trên 3 tuổi: Thì mẹ có thể để trẻ ăn đa dạng theo khẩu vị của gia đình tuy nhiên nên hạn chế muối, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, đường để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp…
Khi nào sử dụng bột ngọt/ hạt nêm cho trẻ?
Không ít bà mẹ cho rằng việc thêm hạt nêm, bột ngọt vào món ăn sẽ giúp món ăn của trẻ ngon, ngọt và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng đối với trẻ dưới 2 tuổi, mẹ tuyệt đối không nên nêm các loại hạt nêm, bột ngọt vào thức ăn.
Lý do là vì trong bột ngọt, hạt nêm có chứa glutamate một chất gây: Ức chế thần kinh trẻ, co giật, đau đầu… Ngoài ra, việc mẹ lạm dụng hạt nêm và bột ngọt còn khiến trẻ kém hấp thu canxi, dẫn tới tình trạng loãng xương.
Thay vì sử dụng hạt nêm và bột ngọt thì mẹ có thể sử dụng nước mắm để thay thế vì trong nước mắm vừa có chứa lượng muối nhất định lại có cả thành phần canxi. Tuy nhiên, khi mua nước mắm cho trẻ mẹ nên ưu tiên chọn nước mắm dành riêng cho trẻ emnhư: Nước mắm Ngư nhi, nước mắm Tĩn, nước mắm Lê Gia… đặc biệt bạn nên chọn mua sản phẩm ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo mua được sản phẩm chất lượng.
Hy vọng với những chia sẻ từ bài viết vừa rồi sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc nêm nếm gia vị cho những món ăn của bé nhằm đảm bảo an toàn và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ nhất cho sự phát triển của bé yêu.
Xem thêm
>> Cách làm dầu dừa cho bé ăn dặm
>> Dầu ăn cho bé ăn dặm – Dùng thế nào mới đúng?
>> Cách kết hợp thực phẩm cho bé ăn dặm
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khi nào nên nêm gia vị cho những món ăn của bé? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.