Bạn đang xem bài viết Khi nào nên chườm lạnh, chườm nóng để đạt hiệu quả tối đa? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chườm nóng, chườm lạnh là một trong những biện pháp dễ dàng thực hiện nhưng có hiệu quả cao khi bạn bong gân, cảm sốt,…
Nhưng nếu bạn không biết công dụng của từng biện pháp dễ gây ra những tác hại khó lường. Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu ngay khi nào chườm lạnh, chườm nóng để đạt hiệu quả tối đa nhé.
Khi nào nên chườm lạnh?
Chườm lạnh là cách mà mọi người thường áp dụng khi bị bong gân, sưng viêm, côn trùng cắn,…để giảm đau tức thời.
Khi chườm lạnh, nhiệt độ quanh vùng da đó giảm nhanh, làm cho các mạch máu xung quanh đột ngột co lại, giảm lượng oxy tiêu thụ, giảm tính thấm thành mạch và khả năng xuyên mạch của bạch cầu.
Sự tác động này sẽ làm cho vùng da xung quanh bị tê tạm thời, từ đó của bạn giảm đau một cách cấp tốc.
Phương pháp chườm lạnh có khả năng giảm hiện tượng cơ bị sưng viêm, đau khớp. Hoặc chườm để giảm nhiệt độ cơ thể khi sốt cao, giảm viêm tức thời, giảm đau răng.
Bên cạnh đó, việc chườm lạnh còn có thể hạn chế tình trạng chảy máu, ngứa da do côn trùng cắn, nổi ban, đau đầu,…Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn, khoảng 48 giờ.
Và lưu ý, khi thực hiện thao tác chườm lạnh bạn nên chú ý thao tác đúng cách và kỹ càng để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.
Hiện nay có các phương pháp chườm lạnh phổ biến như:
- Chườm lạnh bằng túi chườm lạnh, với cách này bạn cho nước đá vào túi sau đó áp túi lên vùng da cần chườm và cứ lặp đi lặp lại trong chu kỳ khoảng 3- 6 tiếng là được.
- Chườm lạnh bằng cách ngâm vùng da trực tiếp vào thau nước lạnh, chú ý không nên bỏ đá cục trực tiếp vào thau nước nhé.
- Hoặc dùng một cục đá, một túi đá lạnh massage theo chiều vòng tròn lên vùng da bị tổn thương khoảng 5 phút/lần và 2-5 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Những trường hợp không nên chườm lạnh:
- Đối với những vết thương hở, chảy máu.
- Không nên chườm lạnh đối với những bạn bị dị ứng với lạnh, da bị ngứa hoặc nổi mẩn đỏ khi tiếp xúc với nước lạnh.
- Nên lưu ý, khi bị đau lưng hoặc đau cột sống thì không nên sử dụng phương pháp chườm lạnh, không nhưng không thuyên giảm mà còn gây ra các triệu chứng nặng hơn nữa đó.
Khi nào nên chườm nóng?
Còn đối với phương pháp chườm nóng sẽ ngược lại so với chườm lạnh. Thay vì làm co mạch máu lại thì chườm nóng sẽ có tác dụng làm giãn các mạch máu trên vùng da được chườm.
Đẩy lưu lượng máu đến các vùng da tổn thương nhiều hơn, từ đó giúp làm giảm lượng axit lactic – một loại axit làm tăng hiện tượng đau mỏi cơ.
Vậy nên, phương pháp này sẽ hiệu quả trong việc điều trị đau đầu, đau bụng kinh, chấn thương do ngã…Các chứng bệnh đau cột sống như: Cứng cổ, nhức mỏi, đau lưng mãn tính,…
Các phương pháp chườm nóng:
- Chườm nóng bằng miếng sưởi điện, chai nước nóng, hoặc túi chườm nóng được bọc nhiệt để áp nhẹ nhàng lên vùng da cần giảm đau.
- Ngâm trực tiếp vùng da bị tổn thương vào thau nước nóng được pha ấm có nhiệt độ khoảng 33 – 37 độ C.
Lưu ý: Phương pháp chườm nóng được thực hiện khoảng 20 phút/ lần, và một ngày nên thực hiện tối đa là 3 lần.
Những trường hợp không nên chườm nóng:
- Trường hợp vùng da có vết thương hở, sưng tấy đỏ. Hoặc có các bệnh lý về mạch máu.
- Đối với những trường hợp bị sưng, làm mủ, các khối u ác tính thì không nên sử dụng phương pháp chườm nóng.
- Khi bị chấn thương có nguy cơ chảy máu, giãn tĩnh mạch da nếu sử dụng phương pháp chườm nóng sẽ gây chảy máu và mất nhiều máu.
Bên trên là bài viết chia sẻ thông tin về vấn để khi nào nên chườm lạnh, chườm nóng để đạt hiệu quả tối đa mà Pgdphurieng.edu.vn muốn gửi cho bạn. Hy vọng rằng những thông tin này hữu ích cho bạn.
Nguồn: Youmed tư vấn bởi Bác sĩ Lê Hoàng Ngọc Trâm
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khi nào nên chườm lạnh, chườm nóng để đạt hiệu quả tối đa? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.