Bạn đang xem bài viết Khi lên cơn sốt rét nên làm gì, cách xử trí như thế nào? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Với vị trí địa lý thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới, Việt Nam là một trong những quốc gia có nguy cơ cao xuất hiện bệnh sốt rét. Để bảo vệ bản thân và gia đình, hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét thông qua bài viết dưới đây.
Bệnh sốt rét là gì?
Nguyên nhân gây bệnh sốt rét ?
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm ký sinh trùng Plasmodium qua đường máu mà trung gian là muỗi Anophen. Ký sinh trùng Plasmodium lây sang muỗi Anophen khi muỗi hút máu của những con vật bị bệnh sốt rét, sau đó tiếp tục được truyền vào cơ thể người bị muỗi đốt.
Sau thời gian ủ bệnh khoảng từ 1-2 tuần, các triệu chứng của bệnh sốt rét bắt đầu xuất hiện.
Dấu hiệu bệnh sốt rét
Người nhiễm bệnh sốt rét thông thường sẽ có các triệu chứng như: ớn lạnh, sốt cao liên tục, đau mỏi cơ, buồn nôn, cơ thể suy nhược.
Bên cạnh đó, nếu như bệnh sốt rét trở nặng, những biến chứng tồi tệ hơn sẽ xuất hiện và đe dọa tới tính mạng của người bệnh, biểu hiện qua tình trạng gặp ảo giác, rối loạn ý thức, rối loạn tiêu hóa, co giật, đau đầu dữ dội, da tái đi do thiếu máu,…
Bị sốt rét nên làm gì?
Xử trí thế nào khi bị sốt rét?
Ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh sốt rét, cần lập tức liên hệ và đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, đúng đắn.
Nếu chưa thể chuyển bệnh nhân sốt rét tới bệnh viện, người nhà cần chú ý một số vấn đề sau:
- Thường xuyên theo dõi và ghi nhận biến đổi nhiệt độ cơ thể của người bệnh.
- Cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá sức.
- Chăm sóc người bệnh bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng.
- Lập tức diệt muỗi, dọn dẹp sạch sẽ những khu vực ẩm thấp muỗi thường trú ngụ.
Bị sốt rét nên làm gì, ăn gì?
Để nhanh chóng hồi phục, người bị bệnh sốt rét cần tuân theo chế độ ăn uống phù hợp và nghỉ ngơi nhiều hơn.
Bên cạnh việc uống nhiều nước để cân bằng lại lượng nước mất đi do sốt, người bệnh cũng nên ưu tiên ăn các loại thức ăn chứa nhiều nước như phở, bún, cháo thay cho cơm.
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả giúp bệnh nhân sốt rét bổ sung vitamin, chất xơ và các khoáng chất khác, góp phần nâng cao sức đề kháng. Các loại rau quả quen thuộc như rau muống, rau cải,… hay cam, quýt đều có tác dụng hỗ trợ giảm sốt hiệu quả.
Bị sốt rét không nên làm gì, ăn gì?
Trong khi điều trị bệnh sốt rét, bệnh nhân cần kiêng sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia để tránh làm não bộ căng thẳng.
Trà cũng là loại thức uống không dành cho người bị bệnh sốt rét. Tannin có trong lá trà là một loại chất kích thích có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp và làm thuốc hạ sốt mất tác dụng.
Trứng gà vốn là món ăn bổ dưỡng cung cấp rất nhiều protein cho cơ thể. Tuy nhiên bệnh nhân sốt rét không nên ăn trứng gà bởi quá trình tiêu hóa protein có trong trứng sẽ sinh ra một lượng nhiệt lớn, khiến cơn sốt càng kéo dài hơn.
Một số loại thực phẩm khác cũng có thể làm cơ thể nóng lên, không tốt cho việc điều trị bệnh sốt rét có thể kể đến như: mật ong, ớt, tỏi, hạt tiêu,… Đồng thời, người bệnh cần tránh hoạt động mạnh khiến cơ thể suy nhược.
Cần phòng bệnh sốt rét cho trẻ như thế nào?
Năm 2021, loại vắc-xin phòng ngừa bệnh sốt rét đầu tiên mang tên Mosquirix đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO phê duyệt và khuyến nghị sử dụng đối với trẻ em từ 6 tuần đến 17 tháng tuổi.
Ngoài tiêm vắc-xin, cha mẹ có thể phòng bệnh sốt rét cho trẻ em bằng nhiều biện pháp đơn giản như:
- Thường xuyên dọn dẹp và giữ nhà cửa gọn gàng, thông thoáng để ngăn chặn sự sinh sôi của muỗi.
- Sử dụng các sản phẩm chống muỗi dạng bôi cho cơ thể, mặc áo dài tay, quần dài khi ra ngoài.
- Ngủ màn để ngăn cản muỗi tiếp xúc với cơ thể.
Bị sốt rét khi nào cần gọi bác sĩ?
Lưu ý rằng sốt rét là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, vì vậy để tránh làm bệnh lây lan thêm, gia đình tuyệt đối không được giữ người bệnh tại nhà và tự điều trị.
Ngay khi có thể, cần đưa bệnh nhân sốt rét tới bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc đúng cách, giảm nguy cơ bệnh chuyển biến xấu. Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để làm rõ mức độ nhiễm bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, sau đó kê đơn thuốc phù hợp để điều trị.
Thông qua bài viết này, Pgdphurieng.edu.vn gửi tới quý độc giả những thông tin khái quát về bệnh sốt rét và cách ứng phó khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh sốt rét. Kính chúc quý độc giả sức khỏe, bình an.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế (MOH)
Chọn mua trái cây chất lượng tại Pgdphurieng.edu.vn để bồi bổ sức khỏe:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khi lên cơn sốt rét nên làm gì, cách xử trí như thế nào? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.