Vì sao xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể lại có thể xác định được những căn bệnh viêm nhiễm, rối loạn khác nhau? Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu về kháng nguyên, kháng thể nhé!
Nếu như bạn tò mò tìm hiểu về các loại kháng nguyên, kháng thể và sự khác nhau giữa chúng thì hôm nay Pgdphurieng.edu.vn sẽ giải đáp thắc mắc của bạn, hãy cùng tìm hiểu về kháng nguyên, kháng thể là gì nhé!
Kháng nguyên là gì?
Định nghĩa về kháng nguyên
Kháng nguyên hay còn được gọi là Antigen được định nghĩa là các chất khi xâm nhập vào trong cơ thể sẽ được hệ miễn dịch nhận biết, đồng thời sẽ sinh ra các kháng thể tương ứng. Về việc đáp ứng kháng thể miễn dịch gồm 2 cách: Đáp ứng âm tính và đáp ứng dương tính.
Đối với đáp ứng dương tính là bởi kháng nguyên kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể Globulin miễn dịch chống lại. Đáp ứng âm tính là khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, cơ thể sẽ tiếp nhận kháng nguyên đó.
Phân loại các kháng nguyên
Phân loại theo nguồn gốc kháng nguyên
- Kháng nguyên vi khuẩn phức tạp như ở vỏ, vách, lông, độc tố,…
- Kháng nguyên thực vật như phấn hoa, bụi, gây nên chứng dị ứng,..
- Kháng nguyên virus ở bề mặt hoặc sâu bên trong.
Phân loại theo tính chất hoá học
- Protein: đây là loại kháng nguyên sinh kháng thể rất mạnh.
- Lipid: Các lipid đơn thuần sẽ không có khả năng sinh ra kháng thể, nhưng nếu kết hợp với protein hay glucid sẽ kích thích cơ thể sinh kháng thể.
- Glucid: có khả năng sinh kháng thể mạnh.
Phân loại theo tính tương đồng gen học
- Kháng nguyên đồng loài hay còn gọi là Alloantigen: có chức năng quyết định sự khác biệt giữa những nhóm cá thể trong cùng một loài và tạo nên kháng thể ở những cá thể không chứa kháng thể.
- Kháng nguyên khác loài hay còn gọi là Xanoantigen: là kháng nguyên của các loài khác nhau, có tính lạ cao.
- Kháng nguyên tự thân hay còn gọi là Antoantigen: là kháng nguyên tự tạo nên kháng thể chống lại trong cơ thể hay còn gọi là quá trình tự miễn.
Phân loại dựa theo cơ chế gây miễn dịch
- Kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức
- Kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức
Phân loại theo quyết định kháng nguyên
- Kháng nguyên đơn giá: trên phân tử chứa một loại duy nhất chứa kháng nguyên
- Kháng nguyên đa giá: phân tử chứa nhiều loại chứa kháng nguyên
- Kháng nguyên chéo: các loại kháng nguyên khác nhau chứa một hoặc nhiều loại quyết định kháng nguyên giống nhau
Kháng thể là gì ?
Định nghĩa về kháng thể
Kháng thể hay còn gọi là Antibody được sản xuất ra khi phát hiện được sinh vật, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Kháng thể sẽ tiêu diệt những yếu tố xấu tác động đến cơ thể và đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi chúng.
Kháng thể gồm 3 vai trò chính: liên kết với kháng nguyên, kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch.
Phân loại các kháng thể
- IgG: là kháng thể phổ biến nhất trong máu, sữa non và các dịch mô. Loại kháng thể này có chức năng bảo vệ thai nhi trong bụng bầu những tuần đầu khi hệ miễn dịch của bé còn chưa phát triển.
- IgA: là loại kháng thể chiếm khoảng 15-20% trong máu, sữa non, nước bọt, nước mắt. IgA được tiết ra ở vị trí nào, chúng sẽ tiêu diệt những tác nhân độc hại ở đó.
- IgM: Ở trẻ sơ sinh, đây chính là lớp miễn dịch đầu tiên xuất hiện. Chúng bảo vệ cơ thể bé bằng cách kết hợp với các kháng nguyên đa chiều như virus và hồng cầu.
- IgE:Giữ vai trò trong phản ứng quá mẫn cấp cũng như trong cơ thể miễn dịch chống lại ký sinh trùng.
- IgD: Chỉ chiếm tỉ lệ 1%, là kháng thể có ít chức năng nhất trong quá trình hoạt hoá kháng nguyên.
Sự khác biệt giữa kháng nguyên và kháng thể
Kháng thể | Kháng nguyên |
---|---|
Kháng thể liên kết với Epitope được gọi là Paratope | Kháng nguyên tương tác với kháng thể được gọi là Epitope |
Gồm 5 loại kháng thể: Immunoglobulin M, G, E, D và A | Gồm 3 loại kháng nguyên: Xanoantigen, Alloantigen, Antoantige |
Cố định, phân tán vật liệu của các kháng nguyên để bảo vệ cơ thể | Là nguyên nhân sinh ra các phản ứng khi bị bệnh tật, dị ứng,.. |
Là các protein | Là chất béo, axit nucleic hoặc carbohydrate |
Các trang biến có lãnh thổ kháng nguyên | Kích hoạt sự hình thành các kháng thể |
Bài viết trên là các thông tin về kháng nguyên và kháng thể. Hãy theo dõi Pgdphurieng.edu.vn thường xuyên hơn để cập nhập thêm các thông tin hữu ích nhé!
Nguồn: vinmec.com
Pgdphurieng.edu.vn