Kế hoạch dạy học môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 11 sách Chân trời sáng tạo giúp quý thầy cô giáo có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng xây dựng được kế hoạch dạy học cho trường của mình.
Phân phối chương trình Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Chân trời sáng tạo được thực hiện từ năm học 2023 – 2024 theo hướng chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau khi giáo viên xây dựng và thực hiện phân phối chương trình chi tiết, trình tổ chuyên môn duyệt. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm bộ sách giáo khoa lớp 11 Chân trời sáng tạo.
Phân phối chương trình Hoạt động trải nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 được thiết kế 105 tiết trong đó: Hoạt động giáo dục thường xuyên theo chủ đề (35 tiết), Sinh hoạt dưới cờ (35 tiết), Sinh hoạt lớp (35 tiết). Cụ thể như sau:
Cả năm: 35 tuần x 3 tiết = 105 tiết;
Học kì I: 18 tuần x 3 tiết/ tuần = 54 tiết; Học kì II: 17 tuần x 3 tiết/ tuần = 51 tiết
HỌC KÌ 1
TUẦN |
CHỦ ĐỀ |
NỘI DUNG |
---|---|---|
Tuần 1 – 4 (tiết 1 – tiết 12) |
Chủ đề 1: Phấn đấu hoàn thiện bản thân |
– Tìm hiểu những biểu hiện thể hiện sự nỗ lực hoàn thiện bản thân – Xác định những việc làm thể hiện sự tuân thủ kỉ luật, quy định trong – Thực hiện tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, tập thể trường, lớp. – Thực hiện tuân thủ quy định ở nơi cộng đồng. – Thể hiện sự nỗ lực hoàn thiện bản thân. – Lập kế hoạch tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân. |
Tuần 5 – 8 (tiết 13 – tiết 24) |
Chủ đề 2: Tự tin và thích ứng với sự thay đổi |
– Khám phá những đặc điểm tạo nên sự tự tin, góp phần thích ứng với sự thay đổi. – Thể hiện sự tự tin của bản thân. – Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để trở nên tự tin hơn. – Điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi. – Thực hành một số biện pháp quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau. – Lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện để thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống. |
Tuần 9 – 12 (tiết 25 – tiết 36) |
Chủ đề 3: Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường |
– Tìm hiểu cách thức làm chủ và kiểm soát được các mối quan hệ với – Chia sẻ những việc làm góp phần xây dựng và phát triển nhà trường. – Thể hiện khả năng làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường và trên mạng xã hội. – Phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. – Hợp tác thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường. – Thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động phát huy truyền thống nhà trường. – Truyền thông về truyền thống nhà trường. – Tổ chức hoạt động thu hút bạn bè cùng nỗ lực hoàn thiện bản thân theo phong trào do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động. |
Tiết 36. Đánh giá định kì |
||
Tuần 13 – 15 (tiết 37 – tiết 45) |
Chủ đề 4: Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình |
– Tìm hiểu một số công việc trong tổ chức cuộc sống gia đình. – Tổ chức sắp xếp hợp lí công việc gia đình. – Thể hiện sự quan tâm người thân qua việc thấu hiểu. – Rèn luyện cách thức thể hiện sự quan tâm chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình. – Hoá giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình. – Tổ chức hoạt động kết nối, chia sẻ trong gia đình. |
Tuần 16 – 18 (tiết 46 – tiết 54) |
Chủ đề 5: Xây dựng và thực hiện kế hoạch phù hợp |
– Tìm hiểu kế hoạch tiêu của cá nhân và gia đình – Xây dựng kế hoạch chi tiêu của gia đình phù hợp với thu nhập của các thành viên. – Thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình – Tham gia các hoạt động lao động trong gia đình góp phần thực hiện mục tiêu tài chính trong gia đình – Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí. – Quản lí số tiền tiết kiệm trong kế hoạch tài chính cá nhân. |
Tiết 54. Đánh giá cuối kì |
HỌC KÌ 2
TUẦN |
CHỦ ĐỀ |
NỘI DUNG |
---|---|---|
Tuần 19 – 22 (tiết 55 – tiết 66) |
Chủ đề 6: Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng |
– Tìm hiểu trách nhiệm của bản thân với cộng đồng. – Thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm với cộng đồng. – Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng. – Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề văn hoá mạng xã hội. – Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng. – Toạ đàm về ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm phát triển cộng đồng. |
Tuần 22 – 25 (tiết 67 – tiết 78) |
Chủ đề 7: Thông tin về các nhóm nghề cơ bản |
– Tìm hiểu nhóm nghề và đặc trưng, yêu cầu của từng nhóm nghề. – Phân tích những yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất và năng lực của nhóm nghề em quan tâm. – Thực hiện đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp đối với người – Sưu tầm tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động. – Lập bảng thông tin cơ bản về các trường đào tạo liên quan đến nhóm nghề, nghề mà bản thân định lựa chọn. – Đánh giá sự phù hợp của bản thân đối với các nhóm nghề. |
Tiết 75. Đánh giá định kì |
||
Tuần 26 – 29 (tiết 79 – tiết 90) |
Chủ đề 8: Học tập và rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp |
– Nhận diện hứng thú, sở trường đối với nghề nghiệp tương lai. – Tìm hiểu các trường đào tạo nghề liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân. – Tham vấn thầy cô, gia đình và bạn bè về định hướng nghề nghiệp – Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập và phát triển sở trường liên quan đến ngành nghề lựa chọn. – Đánh giá những khó khăn, thuận lợi trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch học tập, rèn luyện theo nhóm nghề lựa chọn. – Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn trong học tập và rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp. |
Tuần 30 – 34 (tiết 91 – tiết 102) |
Chủ đề 9: Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và tài nguyên ở địa phương |
– Nhận diện ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với cảm xúc của con người. – Nhận diện được thực trạng môi trường, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. – Khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên, tác động của hoạt động sản xuất, kinh doanh đến môi trường ở địa phương. – Đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam, thắng cảnh tại địa phương. – Thực trạng bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. – Tuyên truyền biện pháp bảo vệ tài nguyên ở địa phương. |
Tuần 35 (tiết 103 – tiết 105) |
ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT TỔNG KẾT NĂM HỌC |
Trên đây là gợi ý phân phối chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11. Các cơ sở giáo dục có thể căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế của địa phương và đối tượng học sinh để tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục của mình, miễn đảm bảo các yêu cầu cần đạt của Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch dạy học môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 sách Chân trời sáng tạo Phân phối chương trình môn Hoạt động trải nghiệm 11 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.