Phân phối chương trình môn Âm nhạc 9 Kết nối tri thức năm 2024 – 2025 giúp quý thầy cô giáo có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng xây dựng được kế hoạch dạy học 35 tuần cho trường của mình.
Phân phối chương trình Âm nhạc 9 Kết nối tri thức được thực hiện từ năm học 2024 – 2025 theo hướng chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau khi giáo viên xây dựng và thực hiện phân phối chương trình chi tiết, trình tổ chuyên môn duyệt. Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm: Kế hoạch dạy học môn Mĩ thuật 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức, bộ sách giáo khoa 9 Kết nối tri thức.
Phân phối chương trình Âm nhạc 9 Kết nối tri thức
Tổng: 35 tiết/35 tuần/năm
(Chủ đề 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7: mỗi chủ đề gồm 4 tiết; Chủ đề 8: gồm 3 tiết;
Ôn tập, kiểm tra đánh giá định kì: gồm 4 tiết: tiết 9, 18, 27, 35)
CHỦ ĐỀ 1:NỐI VÒNG TAY LỚN (4 tiết) |
||
BÀI/ TIẾT |
NỘI DUNG |
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT |
Bài 1/Tiết 1 |
‒ Hát: Bài hát Nối vòng taylớn |
‒ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Nối vòng tay lớn; biết biểu diễn bài hát với các hình thức khác nhau. |
Bài 1/Tiết 2 |
‒ Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1 ‒ Ôn bài hát: Nối vòng tay lớn |
‒ Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng, tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1 và ghép lời. ‒ HS thuộc lời ca, biết hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu và nêu được cảm nhận sau khi học xong bài hát Nối vòng tay lớn. |
Bài 2/Tiết 3 |
‒ Lí thuyết âm nhạc: Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng ‒ Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi |
‒ Nêu được khái niệm về quãng, biết cách xác định và gọi tên quãng theo độ lớn số lượng, so sánh được độ lớn số lượng của các quãng. ‒ Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Huy Du; cảm nhận được tính chất âm nhạc, nội dung của bài hát Đường chúng ta đi. |
Tiết 4: Vận dụng – Sáng tạo |
‒ Tham gia các hoạt động âm nhạc: + Hoạt động nhóm: Luyện tập trình bày bài hát theo hình thức hát tập thể trong các buổi sinh hoạt. + Luyện tập Bài đọc nhạc số 1 và ghép lời. + HS nghe, cảm nhận và phát hiện được quãng hoà thanh, quãng giai điệu. ‒ Nêu cảm nhận sau khi học xong Chủ đề 1. |
|
CHỦ ĐỀ 2: KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ (4 tiết) |
||
Bài 3/Tiết 5 |
‒ Hát: Bài hát Bảy sắc cầu vồng ‒ Nghe nhạc:Bài hát Thời thanh niên sôi nổi |
‒ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Bảy sắc cầu vồng; biết hát với hình thức 2 bè. ‒ Cảm nhận và biết biểu lộ cảm xúc khi nghe bài hát Thời thanh niên sôi nổi. |
Bài 4/Tiết 6 |
‒ Thường thức âm nhạc: Kèn oboe và kèn cor ‒ Ôn bài hát: Bảy sắc cầu vồng |
‒ Nêu được một số đặc điểm của kèn oboe và kèn cor. Cảm nhận, phân biệt được âm sắc của hai nhạc cụ. ‒ HS thuộc lời ca, biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu; nêu cảm nhận sau khi học xong bài hát Bảy sắc cầu vồng. |
Bài 4/Tiết 7 |
‒ Nhạc cụ: Recorder hoặc kèn phím |
‒ Thể hiện được bài hoà tấu Chiếc cầu Luân Đôn (London bridge) trên recorder hoặc bài Vui đến trường(Happy School) trên kèn phím. |
Tiết 8: Vận dụng – Sáng tạo |
‒ Tham gia các hoạt động âm nhạc: + Hoạt động nhóm: Các nhóm HS trình bày được bài hát Bảy sắc cầu vồng ở hình thức liên kết, phối hợp nhóm. + HS luyện tập và thể hiện được song tấu/hoà tấu 2 bè trích đoạn bài Bảy sắc cầu vồng. + HS chia sẻ đường link/video biểu diễn của kèn oboe và kèn cor với cả lớp. ‒ Nêu cảm nhận sau khi học xong 2 chủ đề. |
|
Tiết 9 |
ÔN TẬP – KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I GV tổ chức cho cá nhân/nhóm lựa chọn các nội dung, hoạt động của Chủ đề 1 và Chủ đề 2 phù hợp với năng lực để tham gia ôn tập và kiểm tra giữa kì. |
|
CHỦ ĐỀ 3: KỈ NIỆM DƯỚI MÁI TRƯỜNG (4 tiết) |
||
Bài 5/ Tiết 10 |
‒ Hát: Bài hát Tháng năm học trò |
‒ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Tháng năm học trò; biết dàn dựng và biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường. |
Bài 5/ Tiết 11 |
‒ Thường thức âm nhạc: Một số thể loại nhạc đàn ‒ Ôn bài hát: Tháng năm học trò |
‒ Nhận biết và nêu được đặc điểm của một số thể loại nhạc đàn. ‒ HS thuộc lời ca, biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu; nêu cảm nhận sau khi học xong bài hát Tháng năm học trò. |
Bài 6/ Tiết 12 |
‒ Lí thuyết âm nhạc: Sơ lược về dịch giọng ‒ Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2 |
‒ Nêu được sơ lược về dịch giọng; biết vận dụng kiến thức đã học khi hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, tìm hiểu bản nhạc. ‒ Đọc đúng cao độ gam La thứ, tên nốt, cao độ, trường độ và thể hiện đúng tính chất Bài đọc nhạc số 2; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp. |
Tiết 13: Vận dụng – Sáng tạo |
‒ Tham gia các hoạt động âm nhạc: + Các nhóm HS trình bày được bài hát Tháng năm học trò theo các hình thức tự chọn. + Cá nhân/nhóm chia sẻ với cả lớp các đường link/video những bản nhạc đàn đã tìm đươc; khuyến khích HS chơi và thể hiện những bản nhạc đàn trước lớp;… + HS ghép được lời ca vào Bài đọc nhạc số 2 và hát phù hợp với tầm cữ giọng của mình. + HS chia sẻ với cả lớp những kỉ niệm về thầy cô và mái trường. ‒ Nêu cảm nhận sau khi học xong Chủ đề 3. |
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm phân phối chương trình Âm nhạc 9
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch dạy học môn Âm nhạc 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống PPCT môn Âm nhạc lớp 9 năm 2024 – 2025 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.