Bạn đang xem bài viết IQ là gì EQ là gì? Chỉ số thông minh IQ và chỉ số cảm xúc EQ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay rất nhiều các trường học ở nước ngoài và một số trường ở Việt Nam có phương thức tuyển sinh bằng cách test IQ kiểm tra EQ. Giới trẻ ngày nay ngày càng tiếp xúc với khái niệm IQ và EQ từ sớm và hiểu về chúng như là những chiếc chìa khóa quan trọng để nắm lấy thành công.
Các bạn hãy cùng thuthuatphanmem.vn tìm hiểu về IQ và EQ nhé.
1. IQ/chỉ số thông minh là gì? Những vấn đề liên quan đến test IQ
IQ là viết tắt của từ Intelligence Quotient, dịch nghĩa ra tiếng Việt có nghĩa là chỉ số thông minh.
Chỉ số IQ là mức độ đo lường trí tuệ của một con người, người có mức IQ cao thường sẽ là người thông minh hơn người có IQ thấp. Chỉ số IQ được đo lường bằng những bài test IQ kiểm tra khả năng tư duy, logic, khả năng tính toán, trí nhớ… với các mức độ tuổi khác nhau.
Chỉ số IQ được tính bằng phép tính (tuổi khôn/tuổi thực) × 100. Tuổi thực là độ tuổi khi bạn thực hiện bài test, tuổi khôn là mức điểm của những bài test IQ kiểm tra về trí tuệ của bạn.
Chữ viết tắt “IQ” được đề ra vào năm 1912 từ nhà tâm lý học William Stern bởi thuật ngữ tiếng Đức Intelligenzquotient. Thuật ngữ này của ông dùng để chỉ một phương pháp chấm điểm cho các bài kiểm tra trí thông minh tại Đại học Breslau.
Trước đó, một nhà tâm lý học khác có tên là Alfred Binet cũng phát minh bài kiểm tra trí thông minh để tìm ra những đứa trẻ cần được chính phủ Pháp hỗ trợ. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra khái niệm về “tuổi trí tuệ”, tức là mức độ các khả năng của trẻ em ở các độ tuổi nhất định.
IQ được chia là hai dạng đó là: IQ lỏng và IQ kết tinh
Trong đó, IQ lỏng là chỉ mức độ thông minh bẩm sinh của con người. Những bài test IQ lỏng thường có những câu hỏi về tư duy. Kiến thức ở những bài test IQ kiểu này thường được đẩy về mức “zero” để có thể cho ra một IQ dạng “lỏng” nhất.
Còn IQ kết tinh là trí thông minh có được phần nhiều do nỗ lực học tập, tiếp thu kiến thức và va chạm với môi trường xung quanh. Trí thông minh này có thể thay đổi theo thời gian.
Tuổi đời hoàng kim với trí tuệ lỏng là 20 đến 25, vào thời điểm này khi thực hiện bài test IQ lỏng, bạn sẽ nhận được mức điểm lớn nhất mà mình có thể đạt được. Trong khi đó, với bài test IQ kết tinh, bạn nên làm nó ở độ tuổi từ 30 đến 35 để có thể nhận kết quả lớn nhất.
Nhìn chung, cả IQ lỏng và IQ kết tinh đều quan trọng như nhau. Với IQ lỏng bạn có thể kiếm được nhiều ưu đãi ở những công ty lập trình hoặc viện nghiên cứu còn IQ kết tinh, bạn sẽ được các ngân hàng, công ty tài chính, hay văn phòng marketing săn đón.
Chỉ số IQ phổ biến nhất trên thế giới là từ 85 cho đến 115. Những người có chỉ số IQ trong khoảng này chiếm hơn 60% dân số.
Với những người cực kỳ thông minh (chỉ số của họ trên 145) thuộc dạng hiếm của xã hội, tỷ lệ xuất hiện là 0.1%, tức là cứ 1000 người thì chỉ có 1 người may mắn có được mức IQ này.
Những người có mức IQ cao như vậy trong lịch sử đã có rất nhiều đóng góp cho thế giới. Ví dụ như Albert Einstein, nhà khoa học với nhiều phát minh vĩ đại. Ông có chỉ số IQ là 160.
Người có chỉ số IQ còn cao hơn cả Albert Einstein là nhà vật lý học, thiên văn học, nhà triết học tự nhiên và nhà toán học vĩ đại người Anh Isaac Newton. Chỉ số IQ của Newton là 190, gần cán ngưỡng 200.
2. EQ/Chỉ số cảm xúc là gì? Bài test EQ có chính xác không?
EQ là viết tắt của từ Emotional Quotient có nghĩa là chỉ số cảm xúc. Chỉ số này dùng để đánh giá khả năng sáng tạo và óc tưởng tượng của mỗi một con người.
Những người có EQ cao thì khả năng nhận biết và điều tiết cảm xúc họ sẽ lớn hơn người thường rất nhiều. Với khả năng đó, họ thường trở thành những người lãnh đạo giỏi, nhà cầm quyền tài ba. Chỉ số EQ cũng được đo lường thông qua những bài test EQ.
Thuật ngữ trí thông minh cảm xúc (EQ) này được đưa ra lần đầu vào năm 1990 bởi nhà tâm lý học Peter Salovey và John Mayer.
Các bạn có biết, không phải IQ mà chính EQ mới là chỉ số quan trọng nhất để dẫn đến thành công.
Các bạn có thể dễ dàng bắt gặp những sinh viên ra trường với điểm tổng kết cao ngất ngưởng nhưng lại chỉ kiếm được những công việc tầm trung thậm chí là thất nghiệp vì không thể hòa nhập với môi trường làm việc. Trong khi đó những người có mức điểm thấp hơn lại có thể đứng vững ở những vị trí tốt hơn rất nhiều.
“Tuyển dụng IQ nhưng đề bạt EQ” là một trong những châm ngôn của của các nhà tuyển dụng.
Người có EQ cao biết cách nhận biết cảm xúc của mình. Họ có thể kiểm soát mình bằng cách quản lý chặt trẽ những cảm xúc và xung động.
Họ sẽ luôn tạo động lực cho bản thân vì tự biết cách loại bỏ chán nản sau thất bại, tạo cảm xúc dẫn dắt hoặc hỗ trợ để bản thân có thể đạt được mục tiêu mình mong muốn.
Quan trọng hơn là họ có thể tương tác rất tốt với đồng nghiệp cũng như khách hàng với khả năng am hiểu cảm xúc của người khác và gợi cho người khác những cảm xúc mà họ mong muốn.
Những lý do khiến các nhà tuyển dụng quan tâm tới chỉ số EQ của người tuyển dụng đó là:
– Sự lạc quan: sẽ không gục ngã trước thất bại cũng không lo sợ trước khó khăn.
– Tính tự chủ: sẽ không để cảm xúc ảnh hưởng tới công việc.
– Khả năng tự tạo động lực cao: sẽ tự động viên bản thân và động viên cả những người xung quanh.
– Tinh thần trách nhiệm lớn: sẽ sẵn sàng chịu trách nhiệm chứ không có thói quen đổ lỗi cho người khác, dám đương đầu với nhiều khó khăn thử thách.
– Năng suất làm việc hiệu quả: sự tự tin cùng nhiều yếu tố liên quan tới cảm xúc giúp cho EQ cao hơn gấp 2 lần kiến thức chuyên môn, tạo hiệu quả lớn trong công việc.
Hiện tại chỉ số EQ chưa có được một công thức tính toán riêng vì cảm xúc là một thứ rất phức tạp, biểu hiện của nó rất khó thấy như sự tự chủ, sự thấu cảm, tính kiên trì, lạc quan, tính quyết tâm và khả năng hoạt động xã hội…
Những vấn đề này khó có thể đánh giá qua những câu hỏi được vì sự lựa chọn trong khi làm bài test EQ sẽ mang tính chủ quan rất lớn (chứ không khách quan như IQ). Có khi bạn cảm thấy câu trả lời A là chính xác nhưng thực tế bản thân bạn vào tính huống đó sẽ làm theo câu trả lời B.
Điều này khiến những bài test để kiểm tra chỉ số IQ chỉ dừng ở mức độ tham khảo chứ không thể tin hoàn toàn.
3. Mức độ quan trọng giữa IQ và EQ?
Sau khi tìm hiểu được về cả IQ và EQ chắc hẳn các bạn cũng đã có ý kiến của riêng mình về việc “bên nào nặng ký hơn”.
Như ở trong phần 2, tôi đã nhấn mạnh “EQ là thứ quan trọng hơn để dẫn đến thành công”. Xã hội dần phát triển thì người ta càng coi trọng EQ hơn IQ, một người thành đạt thường là người có chỉ số EQ cao.
Nhưng điều đó không có nghĩa là IQ không quan trọng. Nếu thực sự bạn chỉ có EQ mà IQ lại thấp thậm tệ thì chắc hẳn bạn sẽ không thể tự làm được việc gì ra hồn.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của thuthuatphanmem.vn về IQ và EQ, chúc các bạn gặp nhiều thành công trong cuộc sống.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết IQ là gì EQ là gì? Chỉ số thông minh IQ và chỉ số cảm xúc EQ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/iq-la-gi-eq-la-gi-chi-so-thong-minh-iq-va-chi-so-cam-xuc-eq/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: