Bạn đang xem bài viết Huyết áp thấp: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Huyết áp thấp tưởng chừng như không nguy hiểm nhưng lại là mối nguy cơ tiềm tàng, nhất là đối với nữ giới. Dấu hiệu hạ huyết áp là chóng mặt, ngất xỉu, dễ té ngã. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách kiểm soát huyết áp thấp nhé!
Bệnh huyết áp thấp là gì?
Huyết áp thấp là bệnh khá phổ biến trong cuộc sống ngày nay với tỉ lệ khoảng 5-7% số người trưởng thành. Trong đó, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 30 lần so với nam giới.
Đối với một số người, nó không gây ra vấn đề gì nhưng với đại đa số có thể gây chóng mặt và ngất xỉu. Trong những trường hợp nặng hơn, huyết áp thấp có thể dẫn đến đột quỵ và gây tử vong.
Huyết áp thấp thường được coi là chỉ số huyết áp thấp hơn 90 mm thủy ngân (mmHg) cho số trên cùng (tâm thu) hoặc 60 mmHg cho số dưới cùng (tâm trương).
Huyết áp thấp là huyết áp tâm thu (trên) thấp hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương (dưới) thấp hơn 60 mmHg
Các loại hạ huyết áp
- Hạ huyết áp tuyệt đối: Huyết áp khi nghỉ ngơi dưới 90/60 mmHg.
- Hạ huyết áp khi thay đổi tư thế (hạ huyết áp thế đứng): Đây là hiện tượng huyết áp giảm đột ngột khi đứng từ tư thế ngồi hoặc sau khi nằm xuống. Mức giảm phải từ 20 mmHg trở lên đối với huyết áp tâm thu và 10 mmHg trở lên đối với huyết áp tâm trương.
- Hạ huyết áp sau ăn: Xảy ra từ 1 đến 2 giờ sau khi ăn. Nó ảnh hưởng đến người lớn tuổi, đặc biệt là những người bị huyết áp cao hoặc các bệnh về hệ thần kinh như bệnh Parkinson.
- Hạ huyết áp trung gian thần kinh: Đây là tình trạng tụt huyết áp xảy ra sau khi đứng trong thời gian dài. Loại huyết áp thấp này chủ yếu ảnh hưởng đến thanh niên và trẻ em.
- Teo đa hệ thống: Còn được gọi là hội chứng Shy-Drager, chứng rối loạn hiếm gặp này ảnh hưởng đến hệ thần kinh kiểm soát các chức năng không chủ ý như huyết áp, nhịp tim, hô hấp và tiêu hóa. Chúng liên quan đến việc huyết áp rất cao khi nằm.
Nguyên nhân gây ra huyết áp thấp
- Không đủ thể tích máu trong lòng mạch: Nguyên nhân này xảy ra do cơ thể mất nước hoặc mất máu.
- Tim co bóp yếu: yếu tố tự nhiên hoặc do di truyền.
- Hệ thần kinh và một số hormone đảm nhiệm vai trò kiểm soát mạch máu hoạt động không bình thường.
- Các vấn đề về nội tiết như tuyến giáp không hoạt động bình thường, bị đái tháo đường hoặc hạ đường huyết.
Dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp
Các triệu chứng huyết áp thấp bao gồm:
- Tầm Nhìn mờ
- Chóng mặt
- Ngất xỉu
- Mệt mỏi
- Khó tập trung
- Buồn nôn
- Dạ dày khó chịu
- Kích động
Huyết áp quá thấp có thể dẫn đến tình trạng sốc, gồm các dấu hiệu:
- Lú lẫn, đặc biệt là ở người lớn tuổi
- Da lạnh, ẩm
- Xanh xao
- Thở nhanh, nông
- Mạch yếu và nhanh
Triệu chứng huyết áp thấp
Biến chứng nguy hiểm
Đối với một số người, huyết áp thấp có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn, đặc biệt là khi huyết áp giảm đột ngột hoặc xảy ra cùng với các triệu chứng.
Hạ huyết áp đột ngột rất nguy hiểm. Ví dụ, chỉ cần thay đổi 20 mmHg — giảm từ 110 mmHg tâm thu xuống 90 mmHg tâm thu gây ra:
- Chóng mặt
- Ốm yếu
- Ngất xỉu
- Chấn thương do té ngã
Huyết áp thấp nghiêm trọng có thể làm giảm lượng oxy trong cơ thể, có thể dẫn đến tổn thương tim và não.
Huyết áp thấp có thể khiến bệnh nhân té ngã gây chấn thương
Cách chẩn đoán bệnh huyết áp thấp
Đo huyết áp
- Huyết áp bình thường sẽ dao động ở mức 120/80 mmHg.
- Huyết áp thấp được chẩn đoán khi đo huyết áp có chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg (chỉ số trên) và/hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 60 mmHg (chỉ số dưới).
- Có thể đo huyết áp bằng máy đo huyết áp cơ hoặc máy đo huyết áp điện tử. Để chẩn đoán xác định huyết áp thấp cần thực hiện đo huyết áp nhiều lần trong một ngày ở những thời điểm khác nhau và tiến hành liên tục trong vài ngày liên tiếp.
Xét nghiệm máu và nước tiểu
Xét nghiệm về máu và nước tiểu có thể cho gợi ý về các nguyên nhân tiềm ẩn gây hạ huyết áp:
- Bệnh đái tháo đường.
- Thiếu hụt vitamin.
- Các vấn đề về tuyến giáp hoặc nội tiết tố.
- Thiếu máu thiếu sắt.
- Có thai.
Chụp ảnh
Nếu các bác sĩ nghi ngờ vấn đề về tim hoặc phổi là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ huyết áp, bác sĩ có thể sẽ sử dụng chẩn đoán hình ảnh để xác nhận gồm:
- X-quang.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan).
- Chụp cộng hưởng từ (MRI).
- Siêu âm tim hoặc các xét nghiệm tương tự.
Kiểm tra chẩn đoán
Các xét nghiệm này tìm kiếm các vấn đề cụ thể về tim mạch hoặc các cơ qua cơ thể khác.
- Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG).
- Nghiệm pháp gắng sức.
- Nghiệm pháp bàn nghiêng (có thể giúp chẩn đoán hạ huyết áp thế đứng).
Thực hiện đo huyết áp nhiều lần trong một ngày ở những thời điểm khác nhau và tiến hành liên tục trong vài ngày liên tiếp
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu chưa được chẩn đoán hạ huyết áp, bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn bị chóng mặt hoặc ngất xỉu lặp lại vài lần. Những triệu chứng này có thể do huyết áp thấp hoặc nhiều bệnh lý khác, một số trong đó rất nguy hiểm.
Nếu có các dấu hiệu sau, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra ngay
- Đau thắt ngực.
- Ngất xỉu.
- Bị ngã vì choáng váng/ngất và bị đập đầu (đặc biệt với người đang các loại thuốc làm loãng máu).
- Các triệu chứng sốc, chẳng hạn như ớn lạnh, toát mồ hôi, thở gấp hoặc nhịp tim nhanh, xanh xao.
Nơi khám chữa
Nếu gặp các dấu hiệu nêu trên, bạn có thể đến các nhà thuốc, cơ sở y tế gần nhất hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào để kịp thời kiểm tra, theo dõi và điều trị.
Tham khảo các bệnh viện lớn và uy tín:
- Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Viện tim Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
- Hà Nội: Bệnh viện Tim Hà Nội, Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai, Viện Tim mạch – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,…
Điều trị bệnh huyết áp thấp
Huyết áp thấp không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ hầu như không cần điều trị.
Nếu huyết áp thấp gây ra các triệu chứng, việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân.
Ví dụ, nếu thuốc gây ra huyết áp thấp, bác sĩ có thể xem xét thay đổi hoặc ngừng thuốc hoặc giảm liều lượng. Không được tự thay đổi hoặc ngừng dùng thuốc mà không báo với bác sĩ.
Nếu không rõ nguyên nhân gây ra huyết áp thấp hoặc không có phương pháp điều trị thì mục tiêu là tăng huyết áp và giảm các triệu chứng. Tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và loại huyết áp thấp, có một số cách để tăng huyết áp:
- Ăn nhiều muối hơn. Các chuyên gia thường khuyên nên hạn chế muối (natri) vì nó có thể làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, đối với những người bị huyết áp thấp, ăn nhiều muối có thể có lợi.
Nhưng quá nhiều natri có thể dẫn đến suy tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Vì vậy, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tăng lượng muối nạp vào. - Uống nhiều nước hơn. Nước làm tăng thể tích máu và giúp ngăn ngừa mất nước, cả hai đều quan trọng trong điều trị hạ huyết áp.
- Mang vớ y khoa (vớ áp lực). Loại vớ đàn hồi này thường được sử dụng để giảm đau và sưng do giãn tĩnh mạch, giúp cải thiện lưu lượng máu từ chân đến tim.
- Dùng thuốc. Có 1 số loại thuốc để điều trị hạ huyết tư thế. Ví dụ, thuốc fludrocortisone làm tăng thể tích máu.
Nếu bệnh nhân mắc hạ huyết áp thế đứng mạn tính, midodrine có thể được kê đơn để tăng mức huyết áp thế đứng. Loại thuốc này làm giảm khả năng giãn của các mạch máu, làm tăng huyết áp.
Cách phòng tránh bệnh huyết áp thấp
Khi có dấu hiệu mới chớm bị huyết áp thấp, bạn có thể thực hiện các thói quen sinh hoạt như:
- Mỗi sáng thức dậy hãy nghiên trái, từ từ ngồi dậy và đợi trong chốc lát trước khi đứng dậy ra khỏi giường: để tránh bật dậy quá nhanh cơ thể chưa phản ứng kịp sẽ khiến tim bị mệt.
- Khi đi ngủ nên kê thêm gối nhỏ dưới đầu cao hơn tim một chút để hỗ trợ tim đập vào ban đêm.
- Tránh uống nhiều rượu bia vì đây là tác nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến huyết áp của bạn.
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý để cơ thể có thể cân bằng được lượng đường huyết và huyết áp.
- 11 nguyên nhân tụt huyết áp giúp bạn nhận biết sớm và phòng ngừa
- Các cách chữa huyết áp thấp tại nhà an toàn và hiệu quả
- Thực trạng bệnh Huyết áp – Mỡ máu – Tiểu đường hiện nay
Mong với bài viết trên sẽ giúp cho bạn và gia đình hiểu thêm về căn bệnh huyết áp thấp. Nếu thấy bài viết bổ ích hay chia sẻ ngay cho người thân, bạn bè nhé!
Nguồn: Mayo clinic, Cleveland, NHS
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Huyết áp thấp: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.