Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn thủ tục đăng ký hiến xác và nội tạng như thế nào? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Để đăng ký việc hiến xác và nội tạng cần thực hiện theo quy trình như thế nào? Khi hiến xác có nhận lại được quyền lợi gì không? Đây được biết là những câu hỏi quen thuộc về việc hiến xác và nội tạng. Do đó, để có thêm kiến thức và thông tin về việc đăng ký hiến xác và nội tạng thì hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn theo dõi bài viết này nhé.
Quyền đăng ký hiến xác sau khi chết
Hiến xác là việc một người tự nguyện hiến xác của mình sau khi chết cho cơ quan có thẩm quyền sử dụng nhằm mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học. Theo “Bộ luật dân sự 2015”, Điều 34 quy định về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết:
Cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học. Việc hiến và sử dụng xác, bộ phận cơ thể của người chết được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Việc hiến và sử dụng xác, bộ phận cơ thể của người chết được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến xác của mình sau khi chết. Vì hiến xác là quyền của công dân nên nếu mong muốn và có nguyện vọng hiến xác sau khi chết, người muốn hiến xác phải bày tỏ nguyện vọng của mình bằng việc thực hiện thủ tục đăng ký hiến xác như sau:
– Người muốn hiến xác đến tới bất kì cơ sở y tế nào để trình bày về mong muốn, nguyện vọng của mình.
– Cơ sở y tế sau khi tiếp nhận thông tin của người muốn hiến xác sẽ thông báo cho cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác.
– Cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác trực tiếp gặp người muốn hiến xác để tư vấn về các thông tin liên quan đến hiến xác. Nếu sau khi tư vấn người được tư vấn vẫn giữ nguyện vọng hiến xác thì cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác hướng dẫn họ đăng ký hiến xác và cấp thẻ đăng ký hiến xác. Thẻ đăng ký hiến xác là cơ sở để sau khi người đăng ký hiến xác chết, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác lấy xác.
Thủ tục hiến xác tại Việt Nam
Người tự nguyện hiến xác là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự tại thời điểm đăng ký thủ tục hiến thi hài.
Người tự nguyện hiến xác có thể đến tham quan cơ sở vật chất tiếp nhận và bảo quản thi hài của cơ quan tiếp nhận. Nếu cá nhân có ý nguyện hiến thi hài có thể đăng ký trực tiếp hoặc qua điện thoại, cơ quan tiếp nhận sẽ cử cán bộ tư vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại đến người đăng ký để tư vấn các thông tin liên quan đến việc hiến xác.
Sau khi đã được tư vấn, cá nhân sẽ viết đơn tự nguyện hiến xác có xác nhận của địa phương kèm theo bản sao giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu, hai ảnh 3×4 mới nhất của người tự nguyện hiến thi hài, và gửi trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện về địa chỉ tiếp nhận.
Cơ quan tiếp nhận sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe của người tự nguyện hiến xác theo quy định. Nếu người hiến xác có đủ điều kiện hiến xác thì cơ quan tiếp nhận sẽ cấp thẻ đăng ký hiến xác cho người đăng ký. Việc đăng ký hiến thi hài có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký.
Khi người đã làm hồ sơ hiến xác qua đời, thân nhân cần gọi điện sớm nhất có thể (trong vòng 12 giờ) đến cơ quan tiếp nhận. Cơ quan tiếp nhận sẽ có xe và cử đại diện đến nhận thi hài. Cơ quan tiếp nhận sẽ từ chối nhận các thi hài qua đời vì bệnh truyền nhiễm nặng theo danh mục do Bộ Y tế ban hành.
Đối với các trường hợp qua đời do tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác thì thi hài vẫn được tiếp nhận nếu còn tương đối nguyên vẹn. Gia đình có thể tiến hành các nghi thức vĩnh biệt nhưng không khâm liệm vào quan tài mà được đặt trong hòm inox chuyển đến cơ quan tiếp nhận. Việc tiếp nhận thi thể sẽ được tiến hành với nghi lễ trang trọng theo phong tục và tập quán Việt Nam.
Thi hài đưa về cơ quan tiếp nhận sẽ được ướp hóa chất và bảo quản đúng quy định để phục vụ cho công tác trong khoảng thời gian 1 – 2 năm. Trong khoảng thời gian này, thân nhân và bạn bè có thể đến viếng và thắp hương tại phòng tưởng niệm.
Sau thời gian phục vụ công tác giảng dạy, nếu gia đình có yêu cầu hoặc theo di nguyện của người hiến xác, thi hài sẽ được hỏa thiêu hoặc thổ táng (có sự hiện diện của gia đình).
Những quyền lợi mà người hiến tạng được hưởng
Theo thông tư 104/2017/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác cụ thể như sau:
Thông tư quy định rõ chế độ khám sức khỏe định kỳ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể khi còn sống. Theo đó, người đã hiến bộ phận cơ thể người khi còn sống được hưởng chế độ khám sức khỏe định kỳ bao gồm các nội dung hỗ trợ sau: Được miễn chi phí khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn về chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định theo giá dịch vụ khám sức khỏe cho người đã hiến bộ phận cơ thể do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Người đã hiến bộ phận cơ thể khi còn sống được hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ trong trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể đi về trong ngày (không bao gồm trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người phải nhập viện để khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế): 450.000 đồng/ngày/người, tối đa không quá 02 ngày.
Ngoài ra, được hỗ trợ tiền ăn trong những ngày thực tế đi khám sức khỏe định kỳ, tối đa không quá 03 ngày/lần khám định kỳ: 200.000 đồng/ngày. Đồng thời được hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ và ngược lại theo mức giá phương tiện vận tải công cộng.
Trường hợp sử dụng phương tiện đi lại của cá nhân thì căn cứ xác định mức hỗ trợ chi phí đi lại là khoảng cách từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ngược lại, với mức tiêu hao nhiên liệu bằng 0.2 lít xăng/km và giá xăng tại địa phương nơi thực hiện vận chuyển.
Người đã hiến bộ phận cơ thể người được cơ sở khám sức khỏe định kỳ xác nhận thời gian thực hiện khám sức khỏe định kỳ để làm căn cứ hưởng các chế độ theo quy định của Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn (nếu có).
Người đã hiến bộ phận cơ thể người khi đi khám sức khỏe định kỳ phải xuất trình giấy ra viện (trong đó ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể”) hoặc một loại giấy tờ chứng minh về việc đã hiến bộ phận cơ thể và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân.
Tại sao phải hiến xác?
Việc hiến xác sẽ mang đến cơ hội cứu sống cho nhiều người khác, được xem là một hành động đầy nhân văn và có ý nghĩa sâu sắc. Những cơ thể được hiến tặng có thể giúp ích cho các mục đích sau đây:
– Đào tạo sinh viên y khoa và bác sĩ phẫu thuật
– Kiểm tra và đảm bảo liệu ô tô có đủ cơ sở vật chất an toàn để hạn chế sự tổn thương lên cơ thể con người khi xảy ra tai nạn hay không
– Kiểm tra thiết bị bảo hộ (ví dụ như giày cho lính, hoặc áo giáp chống đạn cho nhân viên cảnh sát, hoặc mũ bảo hiểm cho người đi xe đạp và trượt tuyết)
– Khám phá các loại thuốc mới và khám phá tương tác thuốc nguy hiểm
– Phát triển và cải thiện các thiết bị y tế
– Nghiên cứu và điều trị chấn thương và bệnh tật
– Phát triển các kỹ thuật phẫu thuật mới
Địa điểm đăng ký hiến xác
Để đăng ký hiến xác bạn hãy thực hiện theo những cách và địa điểm sau:
Cách 1: Làm đơn
Các bạn làm đơn theo mẫu trên kèm theo 1 ảnh thẻ (cỡ nào cũng được), 1 bản photo chứng minh thư (hoặc thẻ căn cước công dân, hộ chiếu – không cần công chứng) rồi gửi đến Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia
– Phòng 230 – Nhà C2 – Bệnh viện Việt Đức
– Đia chỉ: 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Cách 2: Đến trực tiếp các cơ sở có thẩm quyền
Bạn đến trực tiếp tại Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia. Địa chỉ: Phòng 230 – Nhà C2 – Bệnh viện Việt Đức ( Số 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội hoặc đi qua cổng số 1 số 16 Phủ Doãn – Hoàn Kiếm – Hà Nội sẽ thuận tiện hơn). Trung tâm làm việc theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 và nghỉ lễ theo các quy định chung.
Nếu bạn ở các tỉnh phía Nam, bạn có thể đến trực tiếp đăng ký tại Bệnh viện Chợ Rẫy
(Khi đi mang theo chứng minh nhân dân + 1 ảnh thẻ (cỡ nào cũng được) – Nếu không có sẵn ảnh thẻ, Trung tâm sẽ chụp ảnh miễn phí cho bạn.
Cách 3: Đăng ký với trường Đại học Y gần nhất với nơi bạn ở
Bạn cũng có thể đến các trường Đại học Y gần nhất để tiến hành đăng ký hiến xác.
Pgdphurieng.edu.vn đã gửi đến bạn thủ tục đăng ký việc hiến xác và nội tạng. Nếu như bạn vẫn chưa rõ về những nội dung liên quan đến vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết này nhé!
Xem thêm:
>> Thủ tục tách khẩu là gì? Hướng dẫn quy trình làm thủ tục tách khẩu
>> Thủ tục kiểm toán là gì? Các thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên cần biết?
>> Thủ tục đóng mã số thuế
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn thủ tục đăng ký hiến xác và nội tạng như thế nào? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.