Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn thủ tục cấp C/O cho doanh nghiệp tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là một giấy tờ vô cùng quan trọng nó giúp chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng của hàng hóa và loại giấy này chắc chắn không thể thiếu được khi các sản phẩm, hàng hóa được xuất khẩu ra nước ngoài. Để không phải bối rối khi làm thủ tục cấp C/O thì bạn hãy đọc ngay bài viết sau.
Các bước cần thiết thực hiện trước khi đề nghị cấp C/O
Để đề nghị cấp C/O, bạn cần phải thực hiện quy trình các bước sau:
Bước 1 Trước tiên bạn cần kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy (xuất xứ toàn bộ) đã phù hợp theo quy định hay chưa. Nếu như chưa thì bạn thực hiện tiếp bước 2.
Bước 2 Tại bước này điều quan trọng là bạn cần xác định được chính xác mã số hồ sơ của sản phẩm xuất khẩu theo đó thì 4 hoặc 6 số hồ sơ đầu sẽ là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật;
Bước 3 Nếu bước 2 đã xác định xong mã hồ sơ sản phẩm thì ở bước này bạn sẽ xác định nước nhập khẩu hàng hóa.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý, quốc gia nhập khẩu hàng hóa phải là quốc gia đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam/ASEAN, ngoài ra quốc gia đó có cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay không. Trường hợp có thì bạn tiếp tục thực hiện theo bước 4.
Bước 4 Ở bước này bạn sẽ kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có nằm trong danh mục sản phẩm chế biến với những công đoạn phù hợp hay không phù hợp theo quy định. Nếu là không phù hợp thì tiếp tục thực hiện theo bước 5.
Bước 5 Để sản phẩm xuất khẩu được nhận mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất thì bạn không thể bỏ qua bước thứ 5 này. Đó chính là tiến hành so sánh thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) và đề nghị cấp mẫu.
Bước 6 Tiến hành kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ phù hợp hay không phù hợp. Chẳng hạn như: Thụy Sỹ – Annex 4, Japan – Annex 5, C/O mẫu A XK sang EU – Annex 22-03,…
Bước 7 Trong trường hợp sản phẩm xuất khẩu chưa đáp ứng quy định xuất xứ phù hợp ở bước 6 thì bạn có thể vận dụng 1 số khoản ngoại lệ như sau:
Các nguyên vật liệu hoặc bộ phận không có xuất xứ áp dụng theo tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa”; Quy định cộng gộp song phương; Quy định cộng gộp khu vực; Quy định cộng gộp khác hoặc các quy định mở rộng liên quan khác.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
Bước 1 Thực hiện Đăng ký hồ sơ thương nhân với Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam
Nếu doanh nghiệp lần đầu làm giấy Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì phải tiến hành đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ bao gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản sao nhưng phải có dấu sao y bản chính của thương nhân.
– Đăng ký mẫu chữ ký của một trong những đối tượng sau: Người đại diện theo pháp luật của thương nhân, người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và cả mẫu con dấu của thương nhân theo mẫu;
Bước 2 Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (cấp C/O)
Trường hợp thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định hoặc cho sản phẩm xuất khẩu lần đầu thì hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (cấp C/O) sẽ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh.
– Mẫu C/O: Là mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh.
– Tờ khai xuất khẩu: Là bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Nếu như sản phẩm bạn xuất khẩu theo quy định của pháp luật không phải khai báo hải quan thì bạn không cần nộp bản sao tờ khai hải quan.
– Bản sao hóa đơn thương mại: Bản sao này phải được đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
– Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương: Bản sao cần đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. Tuy nhiên nếu trong trường hợp hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn, thông lệ quốc tế hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật thì không cần phải chuẩn bị chứng từ này trong hồ sơ.
– Bảng kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi.
– Bản khai báo xuất xứ: Bản này cần có trong hồ sơ khi nguyên liệu bạn xuất khẩu sẽ được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một sản phẩm khác.
– Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa được đóng dấu sao y bản chính của thương nhân và đưa ra những giải trình về các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng.
– Các giấy tờ khác: Trong một số trường hợp thì cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể yêu cầu người đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bổ sung thêm một số giấy tờ bản sao nhưng có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước; giấy phép xuất khẩu (nếu có);…
Lưu ý:
– Mọi giấy tờ được chuẩn bị trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ có giá trị trong vòng 2 năm kể từ ngày thương nhân nộp cho cơ quan, tổ chức để đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Nếu như trong 2 năm này có sự thay đổi thì thương nhân cần cập nhật bổ sung vào hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
– Trong trường hợp nghi ngờ tính xác thực của một số loại giấy tờ thì cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có quyền yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính để kiểm tra đối chiếu.
Nếu như doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ hoàn thành trong thời gian khoảng 02- 03 ngày làm việc.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp hỗ trợ cho các doanh nghiệp làm thủ tục cấp C/O đầy đủ, nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện hơn.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn thủ tục cấp C/O cho doanh nghiệp tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.