Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn sơ cứu trật mắt cá chân tại nhà giúp mau hồi phục tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hè đến, các bộ môn thể thao càng được ưa chuộng hơn, nhưng cũng có nhiều người gặp chấn thương trật mắt cá chân. Để Pgdphurieng.edu.vn mách bạn cách sơ cứu và điều trị chấn thương này tại nhà giúp mau hồi phục nhé!
Trật mắt cá chân là gì?
Trật mắt cá chân (hay còn được gọi là bong gân mắt cá chân) là một tình trạng tổn thương, giãn hay đứt (một phần hoặc hoàn toàn) các sợi của dây chằng.
Nếu điều trị đúng cách, hầu hết chấn thương này sẽ hồi phục trong khoảng 4 – 6 tuần. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bị tái phát gây viêm khớp, đau mắt cá mãn tính,…
Tuỳ vào mức độ tổn thương dây chằng của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp:
- Cấp độ 1: Giãn dây chằng nhẹ. Có cảm giác đau và sưng tấy nhẹ xung quanh mắt cá chân.
- Cấp độ 2: Đau mức độ vừa phải ở vùng mắt cá chân và rách một phần dây chằng. Có sự lỏng lẻo ở khớp mắt cá chân khi di chuyển cổ chân.
- Cấp độ 3: Dây chằng đứt hoàn toàn, đau mắt cá chân nghiêm trọng. Mắt cá chân có biểu hiện lỏng lẻo rõ rệt khi kéo hay đẩy phần khớp này.
Nguyên nhân gây trật mắt cá chân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trật mắt cá chân nhưng chủ yếu thường do tai nạn và ở các hoạt động thể thao của con người như: Bóng đá, bóng rổ, cầu lông,.. hay khi các hoạt động đi bộ, chạy bộ.
Khi dây chằng chưa hồi phục hoàn toàn mà đã tham gia các hoạt động như trước thì có thể khiến chúng tổn thương kéo dài và dẫn đến mất ổn định mắt cá chân mãn tính (CAI).
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trật mắt cá chân:
- Dây chằng yếu hay lỏng lẻo, điều này có thể do sự tác động quá mức lên dây chằng hoặc do di truyền.
- Đi hoặc chạy trên bề mặt không bằng phẳng dẫn đến ngã.
- Đi giày cao gót.
Cách sơ cứu khi bị trật mắt cá chân
Nếu trật mắt cá chân ở mức độ nhẹ thì bạn có thể thực hiện sơ cứu tại nhà theo nguyên tắc RICE (Rest – Ice – Compression – Elevation):
- R – Rest (Nghỉ ngơi): Khi bị trật mắt cá chân, bạn cần để cho khớp cổ chân của mình nghỉ ngơi. Hạn chế vận động trong tối thiểu 48 – 72 giờ hoặc nếu cần thiết, bạn có thể dùng nạng để di chuyển. Nếu cảm thấy đỡ hơn, bạn nên để cổ chân vận động nhẹ tránh hiện tượng cứng khớp.
- I – Ice (Chườm đá): Sử dụng túi chườm lạnh hoặc bọc một lớp khăn lên đá cục rồi chườm lên vùng sưng phù từ 15 – 25 phút/ lần, mỗi ngày chườm khoảng 3-4 lần để cải thiện tình trạng sưng.
- C – Compression (Quấn băng): Sử dụng gạc mềm quấn quanh vùng khớp bị tổn thương, nhằm giúp cố định dây chằng và khớp. Bạn lưu ý nên quấn băng với lực vừa phải, không làm cản trở quá trình lưu thông máu.
- E – Elevation (Nâng cao chân): Hãy đưa cao chân bị đau hơn tim nhiều nhất có thể trong khoảng 24-48 giờ đầu trật mắt cá chân. Điều này giúp đẩy nhanh quá trình giảm sưng tại khớp cổ chân.
- Ngoài ra, trong thời gian chờ tự phục hồi, bạn cũng có thể dùng các loại thuốc giảm đau. Bạn cần tránh tắm nước nóng trong thời gian này để hạn chế tình trạng sưng nghiêm trọng hơn.
- Khoảng vài ngày đến 2 tuần thì hầu hết các chấn thương mắt cá chân sẽ phục hồi. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý không vận động quá sức cho đến khi bình phục hoàn toàn.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Nếu bạn điều trị tại nhà theo nguyên tắc RICE mà không thấy cải thiện sau khoảng 2 – 3 ngày thì hãy đến gặp bác sĩ để xin tư vấn.
Nếu bạn thường xuyên tham gia các môn thể thao thì bạn cũng nên đi khám vật lý trị liệu để phục hồi tốt nhất, tránh chấn thương lặp đi lặp lại.
Ngoài ra, bạn nên khám bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu sau:
- Bạn không thể đứng hoặc cảm giác khớp không vững và không sử dụng được khớp cổ chân thì đây có thể là dấu hiệu dây chằng đứt hoàn toàn.
- Nếu vùng bị chấn thương có dấu hiệu đỏ, đau hoặc có vạch đỏ chạy dọc các mạch máu hay bị sốt thì đây là dấu hiệu nhiễm trùng, cần gặp bác sĩ ngay.
- Nếu bong gân bị tái đi tái lại sau khi hồi phục.
Những biện pháp phòng ngừa trật mắt cá chân
Để phòng ngừa trật mắt cá nhân, dưới đây là một số lời khuyên cho bạn:
- Khởi động thật kỹ trước khi vận động, tham gia vào các hoạt động thể thao.
- Quan sát và đi đứng cẩn thận ở những nơi không bằng phẳng.
- Đi giày đúng size, vừa chân, tránh trơn trượt để đảm bảo chân được nâng đỡ.
- Thực hiện các bài tập cho cổ chân và mắt cá chân thường xuyên.
- Nữ giới nên hạn chế việc đi giày quá cao.
Vậy là Pgdphurieng.edu.vn đã cùng bạn tìm hiểu về cách sơ cứu trật mắt cá chân tại nhà giúp mau hồi phục. Hi vọng chúng mình đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Nguồn: youmed.vn
Mua bông băng y tế tại Pgdphurieng.edu.vn:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn sơ cứu trật mắt cá chân tại nhà giúp mau hồi phục tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.