Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn sơ cứu đúng cách khi bị sốc nhiệt do nắng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Một căn bệnh thường gặp nhất vào những ngày nắng nóng là bệnh sốc nhiệt do nắng, để sơ cứu đúng cách, kịp thời khi có người bị sốc nhiệt, tham khảo ngay chỉ dẫn sau đây.
Khi một người có dấu hiệu bị sốc nhiệt, nhiệt độ trong cơ thể thường tăng cao hơn 40 độ C, tăng nhịp tim, huyết áp thấp, thở gấp hay có những biểu hiện rối loạn chức năng hệ thần kinh như hung hăng, mất kiểm soát, mất ý thức… Lúc này, bạn cần tiến hành sơ cứu ngay lập tức, khi chưa có sự hỗ trợ từ nhân viên y tế chuyên nghiệp.
Cách sơ cứu khi bị sốc nhiệt do nắng
– Đầu tiên, bạn đo thân nhiệt của người bệnh để xác định người đó có đang bị sốc nhiệt do nắng hay không, cách chính xác và đơn nhất là sử dụng nhiệt kế trực tràng.
– Khi biết bệnh nhân bị sốc nhiệt do nắng, bạn cần làm mát cơ thể của bệnh nhân trước khi di chuyển đến bệnh viện, bởi ngưỡng chịu đựng của cơ thể ở mức nhiệt 40 độ C chỉ trong 30 phút. Trước khi các tế bào bị phá hủy nên bạn cần làm mát thật nhanh để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
– Mọi người cần chuyển ngay bệnh nhân vào chỗ mát mẻ, thoáng gió, cỏi bỏ mũ nón, bỏ bớt quần áo, cho bệnh nhân vào bồn nước mát ngâm đá lạnh đồng thời theo dõi kỹ tình trạng bệnh của người đó.
– Nếu không thể chuẩn bị bồn nước mát, bạn đắp khăn thấm nước đá, túi đá lạnh lên khắp cơ thể người bệnh, làm mát càng nhiều diện tích bề mặt trên cơ thể càng tốt trong quá trình chờ xe cấp cứu. Đặc biệt chú trọng các vị trí có động mạch lớn như nách, cổ, bẹn.
– Dù nhân viên y tế đã tới, vẫn tiếp tục làm mát cơ thể người bệnh cho tới khi giảm đến nhiệt độ 38.9 độ C, giảm đến mức nhiệt này được xem là ngưỡng “an toàn” và bạn đã sơ cứu thành công bệnh nhân bị sốc nhiệt do nắng.
Các biện pháp phòng tránh sốc nhiệt do nắng nóng hiệu quả
Chuẩn bị “bảo vệ” cơ thể đầy đủ trước khi ra ngoài
– Vào những ngày nắng nóng, trước khi ra ngoài, nhất là vào trời trưa nắng, bạn nên mặt áo cotton dài tay, màu sáng, chọn kiểu, màu áo và chất liệu vải này vừa giảm cháy nắng, bảo vệ da vừa giúp hấp thu mồ hôi tốt, giảm hấp thu nhiệt, giữ cơ thể mát mẻ hiệu quả.
– Nên sử dụng mũ nón, ô dù để tăng sự mát mẻ, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
– Nắng nóng làm cơ thể mất nước nhanh, nhiều, bạn cần bù nước kịp thời. Vì thế, cần mang theo đủ nước khi đi ra ngoài, bạn cũng có thể đem theo bên mình bình xịt khoáng để “tiếp nước” cho da.
Tránh đến những nơi có nhiệt độ quá cao
– Vào những ngày nắng nóng trên 40 độ C, bạn hạn chế ra ngoài đường, nhất từ khoảng thời gian từ 10 giờ sáng – 15 giờ chiều.
– Nếu cần phải đi ra ngoài trời nắng nóng hoặc làm công việc ngoài trời, bạn không đứng dưới trời nắng gắt liên tục quá 2 tiếng, cần nghỉ ngơi ở chỗ thoáng mát, bù nước kịp thời.
– Với trẻ em, người già, người mắc các bệnh mạn tính không nên tắm biển dưới trời nắng nóng quá 1 tiếng đồng hồ.
– Tăng cường nghỉ ngơi vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ quá cao, không làm việc, chơi thể thao, học tập, sinh hoạt dưới trời nắng liên tục trong thời gian dài, hạn chế tối đa sự tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.
Sốc nhiệt nếu không xử lý kịp thời cũng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, áp dụng các thông tin trong bài viết này để bảo vệ sức khỏe vào ngày nắng nóng, kịp thời xử lý khi có người bị sốc nhiệt do nắng nhé.
Bạn quan tâm:
>>> Những tác hại khôn lường của việc tắm đêm và lời khuyên dành cho bạn
Nhà thuốc An Khang
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn sơ cứu đúng cách khi bị sốc nhiệt do nắng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.