Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục sửa nhà ở và những điều cần lưu ý tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hồ sơ sửa nhà gồm những giấy tờ gì và thủ tục thực hiện ra sao? Đó được xem là những câu hỏi cơ bản về việc sửa nhà. Thế nên, hôm nay hãy tìm hiểu việc hướng dẫn hồ sơ, thủ tục sửa nhà ở và những điều cần lưu ý cùng Pgdphurieng.edu.vn nhé.
Trường hợp sửa nhà cần xin cấp phép
Việc tu sửa, cải tạo nhà ở đây có hai trường hợp:
Trường hợp 1: Sửa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực
Việc sửa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực là việc làm thay đổi cấu trúc chính, khung sườn của ngôi nhà như việc đúc thêm cột trong ngôi nhà, nâng tầng, đúc thêm ô văng, sê nô, đúc thêm sàn, gia cố lại móng, xử lý nghiêng nhà, lún nhà,…
Trường hợp 2: Sửa nhà nhưng không làm thay đổi kết cấu chịu lực
Việc sửa nhà không làm thay đổi kết cấu chịu lực là việc sửa chữa nhà không làm thay đổi kết cấu chính của ngôi nhà như việc xây ngăn phòng, ốp gạch, thay tôn mới, đóng thạch cao trần, thay và sửa chữa hệ thống nước, hệ thống điện, lăn sơn nước, lắp vách nhôm kính, dán giấy dán tường, trang trí nội và ngoại thất,…
Khi sửa chữa nhà bạn nên xin phép trong các trường hợp sau:
- Khi ngôi nhà của bạn xuống cấp trầm trọng, diện tích nhà nhỏ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình bạn
- Khi bạn có nhu cầu thay đổi quy mô, kết cấu của ngôi nhà,…
Những trường hợp này bạn nên xin phép sửa chữa. Đồng thời, bạn nên chuẩn bị hồ sơ kiểm định móng trước khi thi công. Và muốn tiến hành sửa chữa thì bạn làm hồ sơ và trình lên cơ quan chức năng để được cấp phép sửa chữa.
Thủ tục xin giấy phép tu sửa, cải tạo nhà ở
Hồ sơ cần chuẩn bị
– Số lượng hồ sơ: Chủ đầu tư phải chuẩn bị 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở.
Theo Điều 12 Thông tư 15/2016/TT-BXD, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật hoặc bản sao giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
Trình tự thực hiện
Bước 1 Nộp hồ sơ
– Bạn nên đến UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi có nhà ở để nộp hồ sơ.
– Về việc nộp đơn thì chủ đầu tư gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của UBND cấp huyện.
Bước 2 Tiếp nhận hồ sơ
– UBND cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
– Kiểm tra hồ sơ;
– Nếu hồ sơ đầy đủ thì sẽ ghi giấy biên nhận và trao cho người nộp;
– Nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không đúng quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3 Xử lý yêu cầu
Sau khi nhận hồ sơ thì bộ phận có thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý hồ sơ theo yêu cầu.
Bước 4 Trả kết quả
UBND cấp huyện trao cho chủ đầu tư Giấy phép kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền.
Thời hạn giải quyết: Theo Quyết định 838/QĐ-BXD ngày 29/8/2016 thì không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ sẽ nhận được kết quả.
Lệ phí cấp giấy phép xây dựng: Theo Thông tư 250/2016/TT-BTC, lệ phí do HĐND cấp tỉnh quyết định nên lệ phí tại từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là khác nhau.
Do đó, chỉ có 2 trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở được miễn giấy phép. Nếu không thuộc vào những trường hợp miễn giấy phép thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ và tiến hành theo trình tự nêu trên.
Các trường hợp tu sửa, cải tạo nhà ở được miễn giấy phép
Theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, khi sửa chữa, cải tạo nhà ở thì có 02 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
- Trường hợp 1: Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình
- Trường hợp 2: Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Pgdphurieng.edu.vn đã gửi đến bạn những thông tin về hướng dẫn hồ sơ, thủ tục sửa nhà ở và những điều cần lưu ý. Để biết thêm thông tin chi tiết thì hãy theo dõi chi tiết bài viết này nhé.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục sửa nhà ở và những điều cần lưu ý tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.