Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn cách chơi cờ Tướng dễ hiểu từ A đến Z tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cờ Tướng là một trò chơi cờ truyền thống của Việt Nam được yêu thích không chỉ trong nước mà còn cả trên thế giới. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách chơi cờ Tướng đúng cách. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chơi cờ Tướng từ A đến Z một cách dễ hiểu và chi tiết nhất. Hãy cùng đọc và thực hành để trở thành một tay cờ Tướng giỏi nhé!
Cờ Tướng là môn thể thao trí tuệ có nguồn gốc từ Trung Hoa được rất nhiều người trên thế giới yêu thích. Ngoài thú vui giải trí những lúc rảnh rỗi, chơi cờ giúp chúng ta cải thiện trí tuệ, sự kiên nhẫn trong cuộc sống.
Cũng giống như bộ môn cờ vua, cờ vây, lối chơi cờ tướng cũng đơn giản là tạo ra những nước đi nhằm tiêu diệt quân Vua của đối phương. Tuy nhiên, sự khác nhau ở môn cờ Tướng chính là những quân cờ với chữ Trung ở mặt trên cùng với hệ thống bàn cờ cũng khác so với các môn cờ còn lại. Các bạn hãy cùng tìm hiểu về cờ Tướng qua bài viết này nhé!
1. Biểu tượng và tên gọi các quân cờ trong môn cờ Tướng
Tổng cộng có 32 quân cờ trên bàn cờ chia làm 2 bên, mỗi bên 16 quân với màu sắc đen, đỏ (hoặc trắng), với số lượng mỗi quân cờ là: 5 quân Tốt, 2 quân Pháo, 2 quân Xe, 2 quân Mã, 2 quân Tượng, 2 quân Sỹ và 1 quân Tướng. Mời các bạn cùng xem hình ảnh quân cờ và kí hiệu của nó dưới đây.
2. Cách sắp xếp các quân cờ trong bàn cờ
Các bạn hãy sắp xếp các quân cờ theo thứ tự như hình dưới. Khoảng cách ở giữa gọi là Sông, một số quân phòng thủ như Sỹ, Tướng, Tượng không thể qua được Sông.
3. Cách di chuyển của các quân cờ Tướng
– Quân Tốt: Cũng giống như cờ vua, quân Tốt trong cờ Tướng chỉ có thể di chuyển về phía trước. Tuy nhiên, khi vượt ranh giới Sông thì quân Tốt có thể đi ngang hoặc đi thẳng một bước trong mỗi nước đi.
– Quân Xe: Là quân mạnh nhất trong cờ Tướng bởi tính đa năng. Quân Xe có thể đi ngang hoặc đi dọc trên bàn cờ miễn là không bị cản đường bởi các quân cùng màu.
– Quân Pháo: Di chuyển ngang, dọc giống quân Xe. Để ăn được quân đối phương thì Pháo phải nhảy tới chỗ quân cần ăn.
– Quân Mã: Có thể đi ngang hoặc dọc 2 hay 1 ô mỗi nước đi. Quân Mã chỉ di chuyển được khi không có quân đồng minh cản đường.
– Quân Tượng: Đây là quân phòng thủ và không được phép qua Sông. Tượng chỉ được phép đi chéo hai ô mỗi nước đi.
– Quân Sỹ: Quân Sỹ chỉ có thể đi chéo 1 ô mỗi nước đi. Quân Sỹ có nhiệm vụ bảo vệ quân Tướng nên hạn chế để quân Sỹ bị thí mạng một cách vô ích.
– Quân Tướng: Giống quân Vua trong cờ Vua. Tướng là quân cờ tối cao trong cờ Tướng và nếu bị ăn mất đồng nghĩa với thua cuộc. Tướng chỉ được phép di chuyển ngang dọc 1 ô một lần trong Cung (ô chữ X có hình vuông cỡ 2×2).
4. Hướng dẫn cách chơi cờ Tướng cơ bản cho người mới
Đầu tiên, hai người chơi chọn hai màu cờ đại diện cho đội của mình, khi đã chọn và đi nước cờ đầu thì không được phép đổi sang màu cờ khác.
Mục tiêu chiến thắng là ăn quân Tướng của đối phương. Tuy nhiên, chúng ta có thể ăn hết các quân cờ quan trọng của đối phương và khiến quân Tướng của đối phương bị dồn vào thế bí và đầu hàng.
Loại bỏ quân cờ đối thủ: Mỗi quân cờ khi được di chuyển đến một vị trí bất kì theo luật mà có quân đối phương cản đường thì có thể ăn quân đối phương đó và loại ra khỏi bàn cờ.
Chống tướng: quân Tướng của 2 bên không có một quân cờ nào cản và nằm ngang hoặc chéo. Vị trí chống Tướng là một nước cờ không hợp lý và buộc Tướng của bên kia phải di chuyển theo hướng khác.
Chiếu tướng: quân cờ của một bên có nước đi có thể ăn quân Tướng của bên kia. Nếu quân Tướng bên kia không di chuyển theo hướng khác thì sẽ bị quân địch ăn mất và thua.
Lùa quân: Dùng quân bên mình di chuyển đến vị trí có thể ăn quân của đối thủ. Ví dụ như nước đi của quân Pháo có thể ăn một quân của đối phương.
Thắng ván cờ khi:
– Tướng của đối phương bị vây hãm bởi quân cờ bên kia và các quân cờ khác của đối thủ không thể di chuyển các nước đi tiếp thì được coi là thua cuộc.
– Chiếu quân Tướng của đối phương.
– Đối phương phạm luật cấm và không chịu thay đổi nước cờ.
– Đối phương tự tuyên bố xin thua.
Ván cờ hòa khi:
– Cả hai bên cùng phạm luật cấm.
– Cả hai bên cùng chấp nhận hòa khi nước cờ của hai bên không thể giải và ăn được bất kì quân cờ nào được.
– Khi một bên đang vào thế bị chiếu hết, bị vây chặt không còn nước đi thì không được phép đề nghị hòa.
Qua bài hướng dẫn này, chúng ta thấy môn cờ Tướng tuy rắc rối nhưng cũng rất đơn giản nếu chúng ta đã tìm hiểu qua về nó. Chúc các bạn sớm thành thạo bộ môn cờ Tướng và có những giây phút giải trí thú vị cùng bạn bè!
Như vậy, qua bài viết “Hướng dẫn cách chơi cờ Tướng dễ hiểu từ A đến Z”, chúng ta đã tìm hiểu được các đặc điểm cơ bản của trò chơi cờ Tướng, cách đặt quân, cách di chuyển và ăn quân trong cờ Tướng. Đây là những kiến thức căn bản và quan trọng để bắt đầu chơi cờ Tướng một cách hiệu quả. Mong rằng, với những hướng dẫn được trình bày trong bài viết, mọi người sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và chơi cờ Tướng. Chúc bạn thành công và vui vẻ khi tìm hiểu và chơi cờ Tướng!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn cách chơi cờ Tướng dễ hiểu từ A đến Z tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/huong-dan-cach-choi-co-tuong-don-gian-tu-a-z/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan:
1. Cách chơi cờ Tướng
2. Luật cờ Tướng
3. Thế cờ Tướng
4. Bàn cờ Tướng
5. Tướng, pháo, mã, tượng, sĩ, tốt
6. Tactic trong cờ Tướng
7. Đập tướng
8. Tấn công và phòng thủ trong cờ Tướng
9. Chiến thuật chơi cờ Tướng
10. Cách huấn luyện và nâng cao kỹ năng cờ Tướng