Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn bổ sung vitamin K cho trẻ đúng cách, an toàn tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Vitamin K là một loại vitamin đặc biệt, chúng rất cần thiết cho nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể. Thế nhưng việc bổ sung vitamin cho trẻ có cần thiết và bổ sung như thế nào mới an toàn? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bổ sung vitamin K cho trẻ đúng cách và an toàn.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ em khỏe mạnh có chế độ ăn uống cân bằng không cần bổ sung vitamin vượt quá mức khuyến nghị hàng ngày (RDA). Mặc dù vitamin K được coi là an toàn và ít gây tác dụng phụ nếu như tuân thủ đúng liều lượng khuyến cáo, nhưng trẻ em tốt nhất nên được bổ sung loại vitamin này thông qua thực phẩm từ bữa ăn.
Giống như các loại vitamin khác, vitamin K liều cao có thể gây hại và thậm chí độc hại trong một số trường hợp nhất định. Ngoài ra, cha mẹ nên lưu ý rằng vitamin K có thể tương tác với một số loại thuốc con bạn đang dùng. Điều quan trọng nhất chính là trao đổi với bác sĩ nhi khoa nếu bạn nghĩ rằng con bạn đang thiếu vitamin K.
Dưới đây là hướng dẫn bổ sung vitamin K cho trẻ đúng cách và an toàn mà cha mẹ có thể tham khảo và trao đổi với bác sĩ của trẻ:
Bổ sung vitamin K bằng thực phẩm
Vì vitamin K có sẵn tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm nên việc bổ sung vitamin K thông qua thực phẩm con bạn ăn chính là cách hiệu quả và an toàn nhất để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của trẻ.
Đối với trẻ lớn, một chế độ ăn bao gồm các loại rau xanh lá và dầu thực vật sẽ là cách tốt nhất để bạn bổ sung vitamin K cho trẻ. Lượng vitamin K có đủ từ thực phẩm trẻ ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể trẻ duy trì sức khỏe của xương và quá trình đông máu bình thường.
Rau cải bó xôi, rau xà lách, cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải và những loại rau xanh lá là nguồn cung cấp vitamin K cao nhất. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể đa dạng thực phẩm cho chế độ ăn của trẻ với thịt bò, gan động vật, phô mai cứng hay thịt gà, để đảm bảo bổ sung thêm nguồn vitamin K từ thực phẩm trẻ ăn.
Các loại dầu và bơ thực vật cũng là những nguồn vitamin K dồi dào. Bạn hoàn toàn có thể chế biến các loại rau cải bó xôi xào kèm với dầu đậu nành để tăng gần như gấp đôi lượng vitamin K cho trẻ.
Cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng, hầu hết trẻ em có chế độ ăn uống phong phú và đa dạng đều có được lượng vitamin K đầy đủ mà không cần bổ sung thêm theo dạng uống hoặc tiêm.
Bổ sung vitamin K bằng đường uống
Vitamin K phổ biến nhất đối với trẻ sơ sinh chính là dạng tiêm, tuy nhiên loại vitamin này cũng có thể được bổ sung cho trẻ thông qua đường uống. Một vài liều vitamin K là đủ để bảo vệ trẻ khỏi tình trạng thiếu hụt loại vitamin này.
Nếu bạn trao đổi với bác sĩ và lựa chọn bổ sung vitamin K cho trẻ qua đường uống, trẻ phải được dùng đủ 3 liều:
– Liều 1 khi trẻ mới chào đời
– Liều 2 thường uống khi trẻ được 3-5 ngày tuổi
– Liều thứ 3 cho trẻ uống khi trẻ ở tuần tuổi thứ 4. Thông thường liều thứ 3 chỉ dành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn; trẻ bú sữa công thức không cần bổ sung thêm liều thứ 3.
Nếu trẻ bị nôn trong vòng 1 giờ sau khi uống vitamin K, bác sĩ sẽ chỉ định dùng bổ sung một liều khác. Nếu trẻ bú sữa công thức, bạn có thể cho vitamin K vào bình sữa của trẻ để trẻ bú. Tuy nhiên, điểm bất lợi của việc bổ sung vitamin K qua đường uống là không thể đảm bảo được sự hấp thụ khi trẻ sơ sinh thường rất dễ bị nôn trớ.
Cha mẹ nên lưu ý, việc bổ sung vitamin K cho trẻ bằng đường uống phải tuân theo chỉ định của bác sĩ khi bác sĩ nhận thấy điều đó là cần thiết cho trẻ.
Bổ sung vitamin K bằng đường tiêm
Cách dễ và đáng tin cậy nhất để bổ sung vitamin K cho trẻ sơ sinh chính là tiêm. Một mũi tiêm ngay sau khi sinh sẽ bảo vệ em bé trong nhiều tháng. Kể từ năm 1980, hầu hết trẻ sơ sinh ở Úc đã được tiêm vitamin K.
Trẻ sơ sinh được bổ sung vitamin K bằng đường tiêm sau khi sinh ra để ngăn ngừa một chứng rối loạn chảy máu hiếm gặp được gọi là bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh (HDN). Thiếu vitamin K có thể gây ra HDN, vì vậy bạn cũng có thể nghe mọi người gọi HDN là chảy máu do thiếu vitamin K (VKDB).
Ưu điểm chính của việc tiêm vitamin K qua đường tiêm bắp ở đùi là bé sẽ chỉ cần một liều duy nhất. Nhược điểm của việc bổ sung vitamin K bằng đường tiêm là nó xâm lấn và có thể gây đau cũng như vết bầm nhỏ ở khu vực tiêm.
Tóm lại, có khá nhiều cách để bổ sung vitamin K cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ nên lưu ý rằng bổ sung vitamin K đường uống hoặc đường tiêm bắt buộc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý dùng nhiều hơn hoặc ít hơn, và dùng đúng thời gian mà bác sĩ chỉ định. Việc không tuân thủ theo chỉ định bổ sung vitamin K của bác sĩcó thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như các vấn để về đông máu ở trẻ.
Bài viết trên đã cung cấp hướng dẫn bổ sung vitamin K cho trẻ đúng cách và an toàn. Hi vọng cha mẹ sẽ có cái nhìn tổng quan hơn khi quyết định bổ sung vitamin này cho em bé của mình!
Nguồn: NCT, Thenourishedchild, Pregnancybirthbaby, Bundoo
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Thiếu vitamin K: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa, điều trị
>>>>> Thực phẩm chứa nhiều vitamin K
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn bổ sung vitamin K cho trẻ đúng cách, an toàn tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.