Bạn đang xem bài viết Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài. Hãy cùng tìm hiểu hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì, nguyên nhân và cách điều trị nhé!
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?
Ngưng thở khi ngủ là gì?
Hội chứng ngưng thở khi ngủ hay còn gọi là Obstructive Sleep Apnea Syndrome (gọi tắt là OSAS) là rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, trong đó hoạt động thở nhiều lần bị dừng lại trong khi ngủ, gây giảm nồng độ oxy trong máu, có thể dẫn đến tăng huyết áp, đột quỵ và suy tim.
Khi ngủ, các cơ giãn, mũi họng giảm trương lực, đường thở có khuynh hướng dễ khép lại. Đặc biệt khi ngủ trong tư thế nằm ngửa, lưỡi dễ tụt ra sau, làm đường thở trên càng bị đóng lại, gây ngừng thở.
Khảo sát cho thấy có tới 4% phụ nữ và 9% nam giới độ tuổi 30 – 60 bị ngừng thở đến hơn 30 lần mỗi đêm(5 – 10 lần/giờ). Thời gian ngừng thở kéo dài khoảng 10 giây hoặc lâu hơn.
3 loại ngưng thở khi ngủ
- Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Luồng không khí bị cản lại vì khối cơ vùng hầu họng đè xẹp đường thở, nhưng cơ hoành và các cơ hô hấp vẫn hoạt động.
- Ngừng thở trung ương: Cơ hô hấp nhận tín hiệu không được chính xác từ trung ương điều hòa tại não bộ.
- Ngừng thở hỗn hợp: Loại này là sự kết hợp cả 2 loại trên.
Nguyên nhân
Do tắc nghẽn đường thở (OSAS): Đây là nguyên nhân rất phổ biến bởi khi bạn đang ngủ, các mô xung quanh đầu và cổ đè lên khí quản và cản trở khả năng lưu thông không khí.
Hội chứng ngưng thở trung ương: Xảy ra khi não của bạn không gửi tín hiệu để các cơ liên quan hỗ trợ hoạt động hô hấp. Ngoài ra, ngưng thở khi ngủ trung ương còn xảy ra do một số bệnh lý:
- Suy tim.
- Oxy trong máu thấp.
- Hệ thần kinh bị tổn thương (não và tủy sống).
- Xơ cứng teo cơ một bên (hội chứng ALS): Đây là một bệnh thần kinh xảy ra khi một số tế bào nơron ở não và tủy sống dần chết đi.
Dấu hiệu của hội chứng ngưng thở
Các triệu chứng phổ biến nhất của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và trung ương bao gồm:
- Ngáy to.
- Các đợt ngưng thở khi ngủ.
- Thở hổn hển trong khi ngủ.
- Khô miệng khi thức dậy.
- Nhức đầu buổi sáng.
- Mất ngủ thường xuyên.
- Buồn ngủ ban ngày, kém tập trung.
- Hay cáu gắt.
Mức độ nghiêm trọng
Chỉ số ngưng thở-giảm thở (AHI) là tổng số đợt ngưng thở và giảm thở xảy ra trong khi ngủ chia cho số giờ ngủ. AHI là yếu tố chính quyết định mức độ nghiêm trọng của chứng ngưng thở khi ngủ.
- Ngưng thở khi ngủ nhẹ: Mức này có nghĩa là một người có AHI từ 5 đến 15. Điều đó có nghĩa là họ có từ 5 đến 15 lần ngưng thở hoặc giảm thở mỗi giờ.
- Ngưng thở khi ngủ vừa phải: Những người bị ngưng thở khi ngủ vừa phải có từ 15 đến 29 lần ngưng hoặc giảm thở mỗi giờ. Điều đó có nghĩa là một người ngủ 8 tiếng sẽ ngừng thở và/hoặc thức dậy từ 120 đến 239 lần.
- Ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng: Những người bị ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng thức dậy 30 lần hoặc nhiều hơn trong một giờ. Điều đó có nghĩa là họ ngừng thở và/hoặc thức giấc 240 lần trở lên trong suốt 8 tiếng ngủ đủ giấc.
Biến chứng nguy hiểm
Mệt mỏi, kém tập trung: việc thức giấc lặp đi lặp lại khiến bạn buồn ngủ liên tục vào ban ngày dẫn đến khó tập trung. Từ đó tâm trạng trở nên nóng nảy, ủ rủ hoặc dễ chán nản.
Huyết áp cao hoặc các vấn đề về tim mạch.
Bệnh tiểu đường loại 2: Ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng kháng insulin dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.
Hội chứng rối loạn chuyển hóa: bao gồm huyết áp cao, mức cholesterol bất thường, lượng đường trong máu cao dẫn đến đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
Một số bệnh lý tâm thần kinh: trầm cảm, rối loạn chức năng tình dục
Các bệnh lý khác: Những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ thường gặp bất thường đối với sức khỏe gan, điển hình là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu hoặc bệnh gout.
Cách chẩn đoán bệnh
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp phải và tiền sử các bệnh liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ. Bác sĩ sẽ dựa vào câu trả lời của bạn để chẩn đoán nguyên nhân hoặc có thể sẽ thực hiện đo đa ký giấc ngủ để chẩn đoán chính xác hơn.
Đa ký giấc ngủ (polysomnogram)
Đa ký giấc ngủ là một khảo sát thường được thực hiện tại bệnh viện để đo chất lượng giấc ngủ bằng cách ghi lại sóng não, nhịp tim, nhịp thở, nồng độ oxy trong máu. Từ đó bác sĩ sẽ chẩn đoán được mức độ rối loạn giấc ngủ của bạn và điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Ngáy to, mệt mỏi, khô miệng khi thức dậy, buồn ngủ liên tục và ngủ nhiều vào ban ngày là những dấu hiệu điển hình bạn có thể đã mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ. Bất cứ khi nào phát hiện các bất thường về triệu chứng ngưng thở khi ngủ thì hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nơi khám chữa bệnh ngưng thở khi ngủ
- TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
- Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…
Các phương pháp chữa bệnh
Phương pháp điều trị thông thường
- Sử dụng máy thở áp lực dương CPAP: Máy thở CPAP tạo ra dòng khí thổi liên tục vào đường hô hấp, nâng cơ vùng hầu họng giúp đường thở luôn được mở thông suốt. Thường chỉ sử dụng máy mỗi khi đi ngủ và cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Phẫu thuật: Nếu nguyên nhân do cấu trúc bất thường đường thở của bạn thì bác sĩ sẽ tiến hành một số phẫu thuật để điều chỉnh như: phẫu thuật tái tạo vách ngăn mũi, phẫu thuật vòm họng, lưỡi, phẫu thuật cắt amidan.
- Sử dụng thuốc: Nếu bạn mắc ngưng thở khi ngủ trung ương, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tùy theo tình trạng của bạn.
Phương pháp hỗ trợ điều trị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
- Duy trì cân nặng hợp lý: Những người thừa cân, béo phì sẽ dễ có nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Nằm nghiêng khi ngủ: Hãy nằm nghiêng về một bên thay vì nằm ngửa khi ngủ sẽ giúp cải thiện tình trạng ngưng thở khi ngủ. Nằm ngửa khi ngủ sẽ làm hàm dễ khép lại khiến đường thở bị đóng từ đó bệnh ngáy và tình trạng ngưng thở khi ngủ sẽ nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế uống rượu, bia và các loại thuốc ngủ, thuốc an thần vào ban đêm.
- Tránh uống các chất kích thích chứa caffein như trà, cà phê trước khi đi ngủ.
Phòng ngừa hội chứng ngừng thở khi ngủ
- Thực hiện lối sống lành mạnh: Hạn chế các đồ uống như bia, rượu. Tập luyện thế dục thường xuyên để hạn chế các bệnh liên quan như cao huyết áp và suy tim.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Nằm gối kê cao đầu, thay đổi tư thế nằm nghiêng sang một bên khi ngủ thay vì nằm ngửa.
Ngừng thở khi ngủ là do tắc nghẽn đường thở trong đêm, là hậu quả của viêm amidan quá phát, vòm họng thấp hoặc béo phì.
Để ngăn ngừa Hội chứng này, điều cần thiết là phải cải thiện lối sống như không sử dụng chất kích thích (rượu, bia,…) 3 – 4 giờ trước khi ngủ, tập thể dục và có chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo cân nặng thích hợp.
Và đặc biệt nếu nghi ngờ mắc phải hội chứng ngừng thở khi ngủ thì phải đến cơ sở khám chữa bệnh để tiến hành kiểm tra càng sớm càng tốt để có hướng điều trị và khắc phục kịp thời.
- Nguyên nhân, triệu chứng điều trị thiếu hụt Melatonin
- Parkinson
- Nguyên nhân bệnh Parkinson liệu bạn đã biết? Xem ngay
Vừa rồi là những chia sẻ về hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của mình nhé!
Nguồn: Mayo Clinic, Cleveland Clinic
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.