Bạn đang xem bài viết Học phí Đại học Y Hà Nội (HMU) năm 2022 – 2023 – 2024 là bao nhiêu tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trường Đại học Y Hà Nội đứng đầu trong giáo dục y học, đào tạo cán bộ y tế có đủ năng lực để phục vụ đất nước. HMU đã và đang xây dựng để trở thành cơ sở đào tạo chất lượng cao. Hàng năm trường thu hút đông đảo sinh viên và phụ huynh đến đây. Bài viết sau sẽ cho bạn thêm thông tin về học phí HMU qua từng năm, cùng ReviewEdu tham khảo nhé!
Thông tin chung
- Tên trường: Trường Đại học Y Hà Nội (tên viết tắt: HMU – HaNoi Medical University)
- Địa chỉ: Trụ sở chính: Số 01, phố Tôn Thất Tùng, phường Đống Đa, Tp. Hà Nội.
- Phân hiệu tại Thanh Hóa: Đường Quang Trung 3, phường Đông Vệ, TP. Thanh Hóa.
- Website: http://www.hmu.edu.vn.
- Facebook: https://www.facebook.com/daihocyhanoi2014
- Email: daihocyhn@hmu.edu.vn
- Mã tuyển sinh: YHB
- Số điện thoại: 024 38523798
Xem thêm: Review trường Đại học Y Hà Nội có tốt không?
Lịch sử phát triển
Trường Đại học Y Hà Nội với bề dày lịch sử hơn 118 năm xây dựng và phát triển. Trường được thành lập vào năm 1902 với tên gọi là trường Y Đông Dương do bác sĩ Alexandre Yersin làm hiệu trưởng. Từ khi thành lập cho đến năm 1945, trường chịu sự quản lý của Pháp và dưới sự điều hành của trường Đại học Paris. Sau Cách mạng tháng 8, trường có tên là trường Đại học Y Dược Việt Nam do giáo sư Hồ Đắc Di làm hiệu trưởng. Năm 1961, Trường Đại học Dược Hà Nội tách ra và có địa chỉ tại đường Lê Thánh Tông, còn Trường Đại học Y Hà Nội chuyển đến số 1 đường Tôn Thất Tùng cho đến nay. Ngày 15/12/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định thành lập Phân hiệu Đại Học Y Hà Nội tại Thanh Hóa.
Mục tiêu phát triển
Xây dựng và phát triển Trường Đại học Y Hà Nội trở thành mô hình đại học trọng điểm quốc gia ngang tầm khu vực về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; là trung tâm ứng dụng và cung cấp các kỹ thuật y tế chất lượng cao trong các lĩnh vực của y tế cho các tỉnh phía Bắc và cả nước đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Học phí dự kiến năm 2023 – 2024 của trường Đại học Y Hà Nội
Theo lộ trình tăng học phí hàng năm, dự kiến năm 2023 Trường Đại học Y Hà Nội sẽ tăng học phí ở mức 10%. Tương đương đơn giá tín chỉ dao động trong khoảng từ 490.000 VNĐ đế 885.000 VNĐ.
Học phí năm 2022 – 2023 của trường Đại học Y Hà Nội
Mức học phí năm 2023 của trường được quy định cụ thể đối với các bậc đào tạo:
- Ở bậc đại học, mức thu cao nhất là ngành Điều dưỡng chương trình tiên tiến với 3,7 triệu đồng/tháng.
- Ở hệ tín chỉ, mức thu cũng dao động trong khoảng 446.000 đến 804.000 đồng/tín chỉ.
- Ở hệ đại trà, các ngành Răng Hàm Mặt, Y khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng có mức thu 2,45 triệu đồng/tháng. Các ngành còn lại là Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Khúc xạ nhãn khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Y tế công cộng có mức học phí 1,85 triệu đồng/tháng.
Như vậy, so với mức học phí năm 2021 khoảng 14,3 triệu đồng/năm, mức tăng cao nhất sẽ gấp khoảng 1,7 lần.
Học phí năm 2021 – 2022 của trường Đại học Y Hà Nội
Theo công bố của Trường Đại học Y Hà Nội học phí năm 2021 vẫn theo Nghị định 86 của Chính phủ năm 2015 (14,3 triệu đồng/năm) và Nghị định thay thế Nghị định 86 của Chính phủ.
Học phí năm 2019 – 2020 của trường Đại học Y Hà Nội
Mức học phí của Đại học Y Hà Nội năm 2019 cụ thể:
- Tất cả các chương trình là: 1.180.000 VNĐ/tháng/sinh viên.
- Riêng chuyên ngành Điều dưỡng chương trình tiên tiến, mức học phí dao động từ 2.600.000 VNĐ đến 2.900.000 VNĐ/tháng/sinh viên.
Phương thức nộp học phí Đại học Y Hà Nội
Trung tâm Đào tạo dịch vụ theo nhu cầu xã hội – Trường Đại học Y Hà Nội thông báo về cách thức nộp học phí như sau:
- Nộp tiền mặt tại phòng tài chính kế toán trung tâm
- Thanh toán bằng thẻ ATM tại phòng tài chính kế toán trung tâm (không thanh toán thẻ visa, master card, thẻ ghi nợ)
- Chuyển khoản:
- Tên Tài khoản: Trung tâm đào tạo theo nhu cầu xã hội
- Số Tài khoản: 0541.00055.9999 – Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Chương Dương
Đối với học viên chuyển khoản, để tránh nhầm lẫn số tiền không rõ đối tượng yêu cầu người nộp tiền ghi rõ Nội dung chuyển khoản họ tên học viên, nộp học phí lớp nào, nếu không học phí sẽ không được chấp nhận.
Chính sách hỗ trợ học phí
Đối tượng miễn học phí
- Đối tượng 1: Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL- UBTVQH11 ngày 29/6/2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, cụ thể:
- Con của người hoạt động cách mạng
- Con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
- Con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến
- Con của Liệt sĩ; Con của Thương binh; Con của Bệnh binh
- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
- Đối tượng 2: Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế (thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo).
- Đối tượng 3: Sinh viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ, cụ thể:
- Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
- Mồ côi cả cha và mẹ;
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật đang hưởng chế độ chăm sóc; nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội; nhà xã hội đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam; hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. Tại trường giáo dưỡng cơ sở giáo dục bắt buộc; cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;
- Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội/ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Đối tượng 4: Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Đối tượng 5: Sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể:
- Người dân tộc thiểu số rất ít người bao gồm: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lư, Ngài, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, BRâu, Ở Đu;
- Vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được xác định theo các văn bản quy định tại phụ lục I- TTLT số 09/2016 đã nêu trên.
Đối tượng được giảm học phí
- Đối tượng 1: Đối tượng giảm 70% học phí
Sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người ) ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối tượng 2: Đối tượng giảm 50% học phí:
Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.
Những điểm hấp dẫn của trường Đại học Y Hà Nội
Một số điểm hấp dẫn của trường Đại học Y Hà Nội thu hút hàng trăm ngàn sinh viên đăng ký tuyển sinh mỗi năm có thể kể đến như:
- Đại học Y là trường hàng đầu của Hà Nội về đào tạo các bác sĩ trong tương lai; là nơi bồi đắp thế hệ bác sĩ mới.
- Đầu vào rất khó nên chất lượng đầu ra là rất cao. Các bệnh viện rất yên tâm khi chọn sinh viên trường đại học Y Hà Nội.
- Trang thiết bị hiện đại, khang trang đầu tư cho việc giảng dạy và chất lượng học.
- KTX trường 15 tầng khá đẹp khang trang. Dưới có thư viện nhà để xe có mái che
Kết luận
Đại học Y Hà Nội từ lâu đã được đánh giá là cơ sở đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực Y khoa. Nếu bạn quan tâm đến các ngành mà trường tuyển sinh đầu vào năm nay thì hãy cân nhắc HMU là lựa chọn cuối cùng cho chặng đường sắp đến. Bởi với những lợi thế về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo,… nơi đây chắc chắn sẽ là “mái nhà” phù hợp với những ai yêu thích các ngành thuộc lĩnh vực Y khoa.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Học phí Đại học Y Hà Nội (HMU) năm 2022 – 2023 – 2024 là bao nhiêu tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/hoc-phi-dai-hoc-y-ha-noi-hmu-moi-nhat