Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 trang 13, 14, 15, 16 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 1: Điểm mạnh, điểm hạn chế của tôi của Chủ đề 2: Khám phá bản thân.
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 5 hoạt động của bài 1 chủ đề 2 trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Hoạt động 1: Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
Em hãy xác định và chia sẻ với bạn bè về những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập, trong cuộc sống.
Trả lời:
Nội dung |
Điểm mạnh |
Điểm yếu |
1. Trong học tập |
– Trung thực, không quay cóp trong giờ kiểm tra. – Mạnh dạn xung phong trả lời – Ghi chép nhanh, đầy đủ, sẵn sàng hỏi lại giáo viên khi chưa hiểu… |
– Nói chuyện riêng trong lớp học – Trêu các bạn nữ… |
2. Trong cuộc sống |
– Vui vẻ, hòa đồng với mọi người – Sẵn sàng giúp đỡ mọi người – Tự tin trước đám đông… |
– Chưa gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt – Dễ nóng tính |
Hoạt động 2. Tìm hiểu nhận xét của bạn về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
1. Em hãy cùng các bạn chơi trò chơi “Tôi trong mắt bạn bè”
2. Suy ngẫm về nhận xét của các bạn:
Gợi ý:
- Những nhận xét nào của các bạn trùng với tự nhận xét về điểm mạnh, điểm hạn chế của em?
- Những nhận xét nào của các bạn khác với tự nhận xét của em?
- Suy nghĩ của em về những nhận xét khác biệt đó.
Trả lời:
Kế hoạch khắc phục những điểm hạn chế để tự hoàn thiện bản thân:
Hạn chế của bản thân |
Biện pháp khắc phục điểm hạn chế |
Thời gian thực hiện |
Kết quả cần đạt |
Học tiếng anh chưa tốt |
– Học tiếng anh trên Internet – Tham gia câu lạc bộ tiếng anh của trường |
Tuần hai buổi từ 20h30 – 21h tối thứ Ba và thứ Năm. |
Điểm tổng kết học kì I, môn Tiếng Anh sẽ đạt 7.0 trở lên. |
Thỉnh thoảng còn đi học muộn |
– Đi ngủ đúng giờ, không thức khuya chơi trò chơi điện tử – Để chuông báo thức |
Hằng ngày |
Hằng ngày đi học đúng giờ. |
Hoạt động 3: Cách thức xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
Thảo luận về cách thức xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
Trả lời:
Gợi ý các bước xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân:
- Bước 1: Tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, các hoạt động cộng đồng,…để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
- Bước 2: Tự đánh giá dựa trên kết quả học tập, lao động, giao tiếp… của bản thân
- Lắng nghe nhận xét của mọi người xung quanh về mình.
- Bước 3: So sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác.
- Bước 4: Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện bản thân
1. Lập kế hoạch khắc phục những điểm hạn chế để tự hoàn thiện bản thân.
2. Chia sẻ kế hoạch với thầy cô, bạn bè người thân trong gia đình và lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người.
3. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tự hoàn thiện bản thân.
Hoạt động 5: Rèn luyện theo kế hoạch tự hoàn thiện bản thân
- Kiên trì rèn luyện theo kế hoạch tự hoàn thiện bản thân đã xây dựng.
- Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và người thân trong quá trình tự hoàn thiện bản thân.
- Ghi lại những kết quả em đã đạt được và những khó khăn, vướng mắc em đã gặp phải.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoạt động trải nghiệm 7: Điểm mạnh, điểm hạn chế của tôi Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 13 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.