Giải Hoạt động trải nghiệm 6 Chủ đề 1: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi của 11 nhiệm vụ trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo trang 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13.
Nhờ đó, các em sẽ giới thiệu được những nét nổi bật của trường THCS, nhận ra được những thay đổi tích cực, sở thích, đức tính đặc trưng, giá trị của bản thân. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Chủ đề 1 cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Nhiệm vụ 1
Hoạt động 1: Chỉ ra những điều khác biệt của trường trung học cơ sở so với trường tiểu học
Trả lời:
- Về các môn học, hoạt động giáo dục: Ở THCS, số lượng môn học sẽ nhiều hơn và xuất hiện các bộ môn hoàn toàn mới lạ. Lượng kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa cũng có độ khó hơn.
- Về các thầy, cô giáo: Ở THCS, mỗi thầy cô giáo dạy một môn chứ không giống như tiểu học một cô giáo dạy nhiều môn.
- Về các nội dung khác: Bước vào trường THCS, các con cũng bắt đầu trưởng thành và sẽ có những thay đổi về ngoại hình và tâm sinh lí.
Hoạt động 2: Chia sẻ những băn khoăn của em về những ngày đầu học ở trường trung học cơ sở
Trả lời:
- Kiến thức của các môn học rất nhiều, em chưa biết làm thế nào để học tập tốt?
- Em cần làm gì để tự tin khi tiếp xúc với thầy cô giáo và bạn mới?
- Em không biết rằng đến với môi trường mới mình sẽ thay đổi như thế nào?
- Em sẽ làm quen với bạn bè mới như thế nào?
- Không biết thầy cô có còn như tiểu học không?
Khi gặp khó khăn, băn khoăn, học sinh nên cởi mở, chia sẻ với những người thân, thầy cô hay bạn bè để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Nhiệm vụ 2
Hoạt động 1: Mô tả sự thay đổi của bản thân ở thời điểm hiện tại so với một năm trước. Đề xuất những việc làm phù hợp để phát triển vóc dáng của bản thân.
Trả lời:
– Vóc dáng của bản thân em có sự thay đổi lớn. Em đã có dấu hiệu của tuổi dậy thì. Em đã trở nên béo hơn, cao lớn hơn và mặt em bắt đầu có mụn.
– Những việc làm em có thể làm để cải thiện vóc dáng là:
- Thường xuyên chạy bộ, tập thể dục.
- Có chế độ ăn uống hợp lí, hạn chế những đồ ăn nhanh, những món ăn chiên xào, cay nóng.
- Uống nhiều nước.
- Sinh hoạt điều độ, hợp lí.
Hoạt động 2: Chia sẻ những mong muốn của bản thân trong quan hệ với mọi người xung quanh.
Trả lời:
- Em mong mình có thể làm quen với nhiều bạn mới.
- Em mong mình có thể hoà đồng với bạn bè và cùng giúp đỡ nhau trong học tập.
- Em mong mình sẽ không bị ai bắt nạt.
- Em mong mình được yêu thương và giúp đỡ.
Hoạt động 3: Gọi tên một số nét tính cách của em (thân thiện, vui vẻ, hoà đồng, trách nhiệm,..). Nét tính cách nào tạo thuận lợi, khó khăn cho em trong sinh hoạt hằng ngày? Em sẽ làm gì để rèn luyện chính tính cách đó.
Trả lời:
– Nét tính cách của em là: dễ thương, hoà đồng, thân thiện, trách nhiệm, cáu gắt,…
– Nét tính cách tạo thuận lợi cho em:
- Hoà đồng, thân thiện giúp em có thể làm quen các bạn một cách nhanh chóng, thích nghi với môi trường mới tốt.
- Trách nhiệm giúp em hoàn thành tốt công việc được giao.
– Những khó khăn: cáu gắt khiến em tức giận không thể kiểm soát bản thân.
– Em cần rèn luyện và điều chỉnh những hạn chế của bản thân
- Học cách kiềm chế cảm xúc bằng cách tham gia các hoạt động ngoại khoá.
- Tìm ra nguyên nhân và giải quyết vấn đề.
Nhiệm vụ 3
Hoạt động 1: Đọc câu chuyện của A. và chỉ ra vấn đề A. gặp phải. Theo em, A. cần thực hiện điều chỉnh bản thân như thế nào để khắc phục những vấn đề đó?
Trả lời:
A. gặp vấn đề khó kiểm soát được cảm xúc của mình, rất dễ bực bội là nói năng gắt gỏng với người xung quanh. Theo em A. nên kiềm chế cảm xúc và cơn nóng giận của mình lại bằng cách hít thở đều khi nóng giận, chia sẻ tâm sự với mọi người những khó khăn của mình.
Hoạt động 2: Thực hành những biện pháp rèn luyện phù hợp để điều chỉnh thái độ, cảm xúc của bản thân với mọi người xung quanh tốt hơn theo gợi ý sau.
Trả lời:
Trong tiết học và sau tiết học, các em hãy thực hành để rèn luyện điều chỉnh thái độ, cảm xúc của bản thân với mọi người xung quanh tốt hơn.
- Luôn nghĩ đến điều tích cực của người khác.
- Không giữ suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong mình.
- Hít thật sâu và thở ra chậm để giảm tức giận.
- Không phản ứng, không nói khi đang bực tức.
- Mở lòng chia sẻ khi mình đã đủ bình tĩnh.
Nhiệm vụ 4
Hoạt động: Hãy thực hiện những việc làm phù hợp với em để tự tin bước vào tuổi mới lớn.
Trả lời:
Học sinh có thể thực hiện những việc làm phù hợp giúp mình tự tin hơn:
- Rèn luyện phát biểu to, rõ ràng.
- Tập thể dục, thể thao.
- Đọc sách, khám phá khoa học.
- Rèn luyện năng khiếu riêng của cá nhân.
Nhiệm vụ 5
Hoạt động 1: Thực hiện hướng dẫn sau để rèn luyện sự tập trung khi học trên lớp.
Trả lời:
Học sinh rèn luyện sự tập trung khi học trên lớp và ở nhà theo những hướng dẫn sau:
- Lắng nghe thầy cô giảng, không làm việc riêng hoặc nói chuyện trong giờ học.
- Nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Luôn kết hợp việc lắng nghe với quan sát những hành động, việc làm, hình ảnh được thầy cô giới thiệu trong bài học,… đồng thời ghi chép đầy đủ những điều cần thiết.
Hoạt động 2: Chia sẻ với bố mẹ, thầy cô và bạn bè những khó khăn của em khi rèn luyện sự tập trung trong học tập để được hỗ trợ.
Trả lời:
Học sinh chia sẻ những khó khăn khi thực hành rèn luyện sự tập trung trong học tập như:
- Con còn nói chuyện trong giờ học, chưa thực sự lắng nghe thầy cô khi giảng bài.
- Con chưa nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Con chưa kết hợp việc lắng nghe và quan sát, ghi chép.
Em chia sẻ với bố mẹ rằng mình còn nhiều chỗ không hiểu trong học tập, không dấu dốt, bố mẹ có thể giúp em ôn luyện ở nhà.
Nhiệm vụ 6
Hoạt động 1: Xử lí tình huống sau.
Học sinh suy nghĩ, thảo luận nhóm để đưa ra phương án giải quyết cho tình huống trên.
Trả lời:
Bắt đầu lên lớp 6, em có nhiều môn học, môn nào cũng có bài tập phải làm khiến em không còn thời gian đi đá bóng. Để có thể hoàn thành bài tập mà vẫn có thời gian cho sở thích đá bóng, em cần:
- Xây dựng thời gian biểu hợp lí để cân bằng thời gian.
- Tập trung, nghiêm túc thực hiện thời gian biểu, tránh mất thời gian.
Hoạt động 2: Lập và thực hiện thời gian biểu để cân bằng việc học tập và thực hiện sở thích của em.
Học sinh suy nghĩ, thực hiện việc xây dựng thời gian biểu để cân bằng việc học tập và thực hiện sở thích.
Trả lời:
Học sinh xây dựng thời gian biểu tuỳ theo thời gian cá nhân.
Thứ hai |
Thứ ba |
Thứ tư |
Thứ năm |
Thứ sáu |
Thứ bảy |
Chủ nhật |
|
Sáng |
HỌC TRÊN TRƯỜNG |
Nghỉ ngơi |
|||||
Trưa |
NGHỈ TRƯA |
||||||
Chiều |
Học đàn |
Đá bóng |
Học đàn |
Đá bóng |
Học đàn |
Đọc sách |
Nghỉ ngơi |
Chiều tối |
DỌN DẸP NHÀ CỬA, GIÚP MẸ NẤU CƠM |
||||||
Tối |
Học bài |
Học bài |
Học bài |
Học bài |
Học bài |
Nghỉ ngơi |
Học bài |
Hoạt động 3: Chia sẻ thuận lợi, khó khăn và phương hướng thực hiện thời gian biểu.
Trả lời:
Học sinh chia sẻ khó khăn, thuận lợi và phương hướng thực hiện thời gian biểu.
– Khó khăn:
- Em chưa biết cách sắp xếp thời gian hợp lí.
- Em còn lười biếng, chần chừ, chưa thực hiện đúng và hiệu quả thời gian biểu .
– Phương hướng khắc phục: Đặt chuông để ghi nhớ lịch cần thực hiện.
Nhiệm vụ 7
Hoạt động 1: Thực hiện hướng dẫn sau để thích ứng với sự thay đổi của bản thân và môi trường học tập.
Trả lời:
Học sinh rèn luyện những hướng dẫn sau để thích ứng với sự thay đổi của bản thân và môi trường học tập:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi hợp lí, tự tin với những thay đổi của bản thân.
- Chủ động tham gia vào các mối quan hệ; cởi mở với người thân, thầy cô, bạn bè; sẵn sàng chia sẻ và xin hỗ trợ khi gặp khó khăn.
- Đối xử hoà đồng, thân thiện với tất cả các bạn, không kì thị hay phân biệt đối xử.
- Tìm hiểu kĩ các môn học, cách học hiệu quả đối với từng môn học từ kinh nghiệm của thầy cô, anh chị và bạn bè.
- Thực hiện cam kết, tuân thủ quy định, nội quy trường lớp, tuân thủ pháp luật.
Hoạt động 2: Chia sẻ cách em thực hiện những hướng dẫn trên và chỉ ra những thuận lợi, khó khăn.
Trả lời:
Em đã thực hiện những hướng dẫn để thích ứng với sự thay đổi của bản thân và môi trường học tập là:
- Thương yêu, chăm sóc bản thân mình và tự tin với những thay đổi của bản thân.
- Chủ động tham gia vào các mối quan hệ và cởi mở với người thân, bạn bè và thầy cô,…
- Sẵn sàng chia sẻ và xin hỗ trợ khi gặp khó khăn.
- Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt.
- Tìm hiểu kĩ các môn học và cách học hiệu quả đối với từng môn học từ kinh nghiệm của thầy cô, anh chị và bạn bè.
- Thực hiện cam kết, tuân thủ quy định, nội quy trường lớp, tuân thủ pháp luật.
Trong khi thực hiện, em còn gặp nhiều khó khăn:
- Em còn e ngại giao tiếp với bạn bè, thầy cô.
- Em còn chưa thích ứng với những thay đổi của bản thân.
- Em còn gặp khó khăn khi tìm hiểu môn học và cách học tập hiệu quả.
Nhưng bên cạnh đó, em có nhiều thuận lợi: Em được bố mẹ, thầy cô và bạn bè chủ động giúp đỡ.
Nhiệm vụ 8
Hoạt động 1: Đọc tình huống sau và dự đoán nguyên nhân H. chưa hoà đồng với môi trường học tập mới.
Trả lời:
Nguyên nhân bạn H. chưa hoà đồng với môi trường học tập mới là:
- Do bạn H. khép mình, ngại giao tiếp với những người bạn mới.
- Do bạn H. chưa làm quen được với môi trường mới.
Hoạt động 2: Đề xuất biện pháp giúp H. hoà đồng với môi trường học tập mới.
Trả lời:
Các biện pháp giúp bạn H. hoà đồng với môi trường học tập mới là
- Các bạn có thể nhờ thầy cô giáo tăng cường hoạt động nhóm để bạn H. tăng tương tác với các bạn học sinh trong lớp.
- Các bạn có thể bắt chuyện với bạn H.
- Các cán bộ lớp có thể nhờ bạn H. tham gia những hoạt động chung của lớp.
Nhiệm vụ 9
Hoạt động 1: Đọc lời tâm sự của M. và chỉ ra những điều làm cho M. tự tin vào bản thân.
Trả lời:
Những điểm M. tự tin vào bản thân là:
- M. là người khá cởi mở, thích chơi với tất cả các bạn.
- M. học khá môn Văn, yêu thích hội hoạ.
- M. thường nấu cơm cho gia đình, mẹ thường khen bạn sạch sẽ.
- M. thấy thú vị với những sự thay đổi về cơ thể của mình.
Hoạt động 2: Chia sẻ những điều em đã thay đổi tích cực, những điều làm cho em cảm thấy tự tin vào bản thân.
Trả lời:
Những điều em đã thay đổi tích cực là:
- Em bắt đầu nhận ra khả năng của mình. (thích âm nhạc, thích hội hoạ,…)
- Em thích tham gia các hoạt động trường lớp.
- Em tích cực xây dựng lối sống khoa học.
- Em tích cực hoà đồng, giúp đỡ các bạn trong lớp.
Nhiệm vụ 10
Hoạt động: Thiết kế sản phẩm thể hiện hình ảnh đáng tự hào của bản thân theo hướng dẫn sau:
- Lựa chọn một sản phẩm: tranh vẽ, bài thơ, truyện tranh,…
- Lựa chọn những đặc điểm thể hiện hình ảnh bản thân: về vẻ bề ngoài, sở thích, đức tính, năng lực,…
- Thiết kế sản phẩm.
- Tự tin giới thiệu sản phẩm.
Trả lời:
Học sinh thiết kế sản phẩm thể hiện hình ảnh đáng tự hào của bản thân và trình bày theo các tiêu chí sau:
- Nội dung: sở thích, khả năng, tính cách đặc trưng nào đó,…
- Phong cách trình bày: tự tin, tương tác với các bạn,…
- Ngôn ngữ: lưu loát, rõ ràng và có biểu cảm,…
Chẳng hạn:
Em có thể làm một bức tranh vẽ về hình ảnh em đang tham quan cảnh đẹp của quê hương em. Qua bức tranh thể hiện em là con người thích khám phá, muốn giới thiệu cảnh đẹp của quê hương đất nước cho mọi người.
Nhiệm vụ 11
Hoạt động 1: Chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.
Trả lời:
– Thuận lợi:
- Các bạn và thầy cô cởi mở giúp em đỡ ngại ngùng và giao tiếp tốt hơn.
- Em đã biết được sở thích của mình và dự định sẽ theo đuổi nó.
- Em đã xây dựng được thời gian biểu hợp lí.
– Khó khăn:
- Em còn chưa kiểm soát được cảm xúc cá nhân tốt.
- Nhiều bạn trong lớp còn khép mình, chưa muốn chơi với em.
- Em còn chưa áp dụng được phương pháp học tập cho nhiều môn học.
Hoạt động 2: Với mỗi nội dung đánh giá dưới đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em.
Trả lời:
Học sinh tự đánh giá theo các tiêu chí.
TT |
Nội dung đánh giá |
Hoàn toàn đồng ý |
Đồng ý |
Không đồng ý |
1 |
Em thấy lo lắng về những thay đổi của cơ thể mình. |
x |
||
2 |
Em tự hào về những sở thích và khả năng của mình. |
x |
||
3 |
Em biết điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường giao tiếp. |
x |
||
4 |
Em đã biết cách hoà đồng cùng các bạn trong lớp. |
x |
||
5 |
Em mạnh dạn hỏi thầy cô khi không hiểu. |
x |
||
6 |
Em có nhiều bạn. |
x |
||
7 |
Em đã quen với cách học ở trung học cơ sở. |
x |
||
8 |
Em biết kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn. |
x |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoạt động trải nghiệm 6: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 trang 6 sách Chân trời sáng tạo của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.