Bạn đang xem bài viết Hóa ra thói quen dùng đèn ngủ không tốt như bạn nghĩ, đặc biệt là đối với trẻ em tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhiều người thường có thói quen để đèn sáng khi ngủ, điều này tưởng chừng bình thường nhưng lại gây nên nhiều ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe, trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về những ảnh hưởng của đèn ngủ đối với sức khỏe và chất lượng giấc ngủ nhé.
Làm giảm chất lượng giấc ngủ
Trong thực tế, ánh sáng nhân tạo đền từ các loại đèn ngủ là một loại áp lực vô hình gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ, vì vậy nếu thường xuyên ngủ trong khi bật đèn sẽ làm cho rối loạn cảm xúc và tâm lý và thời gian ngủ bị thiếu hụt dẫn đến giấc ngủ không sâu và làm giảm đi chất lượng của giấc ngủ.
Ảnh hưởng đến mắt của trẻ
Theo phát biểu của Tiến sĩ Richard Stevens, chuyên gia kiêm giảng viên ĐH Connecticut cho rằng nên “đánh giá cao” bóng tối, thậm chí nên sử dụng các loại bóng đèn công suất thấp vào buổi tối để giúp mắt có thể được nghỉ ngơi trong các chu trình ngủ.
Để đèn sáng khi ngủ sẽ làm tăng nguy cơ cận thị lên gấp đôi, do võng mạc của trẻ khá nhạy cảm nên việc để ánh sáng quá lớn sẽ khiến mắt bị ảnh hưởng.
Các loại ánh sáng xanh và ánh sáng trắng có thể dễ dàng xuyên qua thủy tinh thể gây và gây nên tổn thương võng mạc, làm ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.
Ảnh hưởng đến phát triển chiều cao
Việc bật đèn sáng khi ngủ sẽ còn làm ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone tăng trưởng của cơ thể. Lượng hormone tăng trưởng bị giảm đi do đó làm quá trình phát triển của trẻ bị giảm sút và bé có thể sẽ không được cao lớn như các bạn cùng trang lứa.
Béo phì
Theo một bài viết trên tạp chí Triết học B, được xuất bản bởi Hiệp hội Hoàng gia Anh, Tiến sĩ Stevens đã cảnh báo về những mối nguy hiểm lớn từ những bóng đèn trong khi ngủ có thể ảnh hưởng và gây nên những căn bệnh nguy hiểm như béo phì.
Bật đèn sáng khi ngủ sẽ khiến ánh sáng tác động lên cơ thể và từ đó làm cho mọi người cảm thấy đói và muốn ăn nhiều hơn, việc này cụ thể do ảnh hưởng đến việc sản xuất của hormone melatonin có thể chi phối tới khả năng chuyển hóa chất và làm tăng cảm giác thèm ăn của con người.
Làm tăng nguy cơ tiểu đường
Các loại ánh sáng xanh của bóng đèn khi chiếu vào cơ thể vào ban đên sẽ làm tăng lượng insulin trong cơ thể và làm việc vận chuyển glucose đến các bộ phận trong cơ thể gặp khó khăn, từ đó sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, việc tiết melatonin của bệnh nhân đái tháo đường là tương đối nhỏ, do đó sẽ tác động lớn và để lại hậu quả đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Tham khảo thêm: Bóng đè là hiện tượng gì? Cách ngủ không bao giờ bị bóng đè
Qua bài viết này, Pgdphurieng.edu.vn hy vọng bạn đã có thể có thêm nhiều thông tin bổ ích để có thể cải thiện giấc ngủ của bản thân.
Có thể bạn quan tâm
>> Ngủ lúc 1h khuya và thức lúc 9h sáng có được gọi là ngủ đủ 8 tiếng? Ngủ như vậy có tốt không?
>> Nên cho bé ngủ chung hay ngủ riêng với cha mẹ? Những lợi ích khi bé ngủ chung với cha mẹ
>> Nếu khó ngủ, hãy thử ngay phương pháp ‘ngủ trong 10 giây’ trong quân đội
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hóa ra thói quen dùng đèn ngủ không tốt như bạn nghĩ, đặc biệt là đối với trẻ em tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.