Hoá 9 Bài 32 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về tính chất hóa học của phi kim và clo, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa học 9 chương 3 trang 103.
Việc giải Hóa 9 bài 32 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Tóm tắt lý thuyết Luyện tập chương 3
1. Tính chất hóa học của phi kim
2. Tính chất hóa học của clo
3. Tính chất hóa học các hợp chất của cacbon
4. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
a) Cấu tạo của bảng tuần hoàn
- Ô nguyên tố
- Chu kỳ
- Nhóm
b) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Trong một chu kỳ, khi đi từ đầu đến cuối chu kỳ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 electron.
Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
- Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
Số lớp electron của nguyên tử tăng dần.
Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
Giải bài tập Hóa 9 Bài 32 trang 103
Câu 1
Căn cứ vào sơ đồ 1, hãy viết các phương trình hoá học với phi kim cụ thể là lưu huỳnh.
Gợi ý đáp án
S + H2 H2S
S + 2Na Na2S
S + O2 SO2
Câu 2
Hãy viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của clo theo sơ đồ 2.
Gợi ý đáp án
(1) H2 + Cl2 2HCl
(2) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
(3) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
(4) Cl2 (k) + H2O (l) → HCl (dd) + HClO (dd)
Câu 3
Hãy viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của cacbon và một số hợp chất của nó theo sơ đồ 3. Cho biết vai trò của cacbon trong các phản ứng đó.
Gợi ý đáp án
(1) C + O2 CO↑
(2) C + O2 CO2↑
(3) 2CO + O2 2CO2↑
(4) CO2 + C 2CO2↑
(5) CO2 + CaO → CaCO3
(6) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
(7) CaCO3 CaO + CO2↑
(8) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
Câu 4
Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Hãy cho biết:
- Cấu tạo nguyên tử của A.
- Tính chất hoá học đặc trưng của A.
- So sánh tính chất hoá học của A với các nguyên tố lân cận.
Gợi ý đáp án
- Số hiệu là 11
- Cấu tạo nguyên tử: Na
- Tính chất hóa học đặc trưng là kim loại hoạt động mạnh
- Tính chất hóa học của A mạnh hơn Mg, Al
Câu 5
a) Hãy xác định công thức của một loại oxit sắt, biết rằng khi cho 32 gam oxit sắt này tác dụng hoàn toàn với khí cacbon oxit thì thu được 22,4 gam chất rắn. Biết khối lượng mol phân tử của oxit sắt là 160 gam/mol.
b) Chất khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn bằng nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Gợi ý đáp án
a) Gọi CTHH của oxit sắt là: FexOy
Phương trình hóa học
FexOy + yCO → xFe + yCO2
Số mol Fe là
nFe = 22,4/56 = 0,4mol
Theo PTHH ta có:
Số mol FexOy là 0,4/x
Suy ra: (56x + 16y).(0,4/x) = 32
=> x : y = 2 : 3
Từ khối lượng mol là 160 ta suy ra công thức phân tử của oxit sắt Fe2O3
b. Phương trình hóa học
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Số mol CO2 = (0,4 x 3)/2 = 0,6mol
Suy ra số mol CaCO3 là: 0,6mol
Khối lượng của CaCO3 là: mCaCO3 = 0,6 x 100 = 60gam
Câu 6
Cho 69,6 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dần khí X vào 500 ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
Gợi ý đáp án
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
nMnO2 = nCl2 = 0,8 mol
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
nNaOH pư = 0,5.2 = 1,6 mol
nNaOH bđ = 0,5.4 = 2 mol
nNaOH dư = 2 – 1,6 = 0,4 mol
CMNaCl = 0,8/0,5 = 1,6M
CMNaClO = 0,8/0,5 = 1,6M
CMNaOH = 0,4/0,5 = 0,8 M
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa học 9 Bài 32: Luyện tập chương 3 Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Giải Hoá học lớp 9 trang 103 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.