Giải Hoá học 8 Bài 10: Hóa trị là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi trang 37, 38 chương 1Chất – Nguyên tử – Phân tử được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Hóa 8 bài 10 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải bài tập Hóa 8 Bài 10, mời các bạn cùng tải tại đây.
Lý thuyết Hóa 8 Bài 10
1. Cách xác định
– Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử)
– Quy ước : hóa trị của H là I ⇒ lấy làm đơn vị, hóa trị của các nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) được xác định bằng số nguyên tử H mà nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) có thể liên kết
2. Quy tắc hóa trị:
AxaByb với x, y: chỉ số
a, b: hóa trị của nguyên tố A, B
Theo quy tắc hóa trị: x ×a=y×b
VD: Từ CTHH của hợp chất FeIII(OH)3I, ta có: 1 x III = 3 x I
3. Vận dụng
a. Tính hóa trị của một nguyên tố:
VD: tính hóa trị của Cu trong Cu(OH)2, biết nhóm OH hóa trị I.
Gọi hóa trị của Cu là a, theo quy tắc hóa trị: a x 1 = I x 2, suy ra a = II
b. Lập công thức hóa học theo hóa trị
Giải bài tập Hóa 8 Bài 10 trang 37, 38
Bài 1
a) Hóa trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là gì?
b) Khi xác định hóa trị, lấy hóa trị của nguyên tố nào làm đơn vị, nguyên tố nào là hai đơn vị?
Gợi ý đáp án:
a) Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).
b) Khi xác định hóa trị lấy hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.
Bài 2
Hãy xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau đây :
a) KH, H2S, CH4.
b) FeO, Ag2O, SiO2.
Xem lại cách xác định hóa trị Tại đây
Gợi ý đáp án:
Dựa vào quy tắc hóa trị để xác định hóa trị của các nguyên tố.
a)
+ Gọi a là hóa trị của K
Theo quy tắc hóa trị ta có
Vậy hóa trị của K là I.
+ Gọi b là hóa trị của S
Theo quy tắc hóa trị ta có
Vậy hóa trị của S là II.
+ Gọi c là hóa trị của X
Theo quy tắc hóa trị ta có
Vậy hóa trị của X là IV.
b)
+ Gọi d là hóa trị của Fe
Theo quy tắc hóa trị ta có
Vậy hóa trị của Fe là II
+ Gọi e là hóa trị của Ag
Theo quy tắc hóa trị ta có
Vậy hóa trị của Ag là I
+ Gọi hóa trị của Si là g
Theo quy tắc hóa trị ta có
Vậy hóa trị của Si là IV
Bài 3
a) Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. Lấy công thức hóa học của hai hợp chất trong câu 2 làm thí dụ.
b) Biết công thức hóa học K2SO4 trong đó có K hóa trị I, nhóm (SO4) hóa trị II. Hãy chỉ ra là công thức hóa học trên phù hợp đúng theo quy tắc hóa trị.
Gợi ý đáp án:
a) Quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
VD theo bài 2 ta có :
FeO : Fe hóa trị II, oxi cũng hóa trị II ⇒ II.1 = 1.II
SiO2 : Si hóa trị IV, oxi hóa trị II ⇒ IV .1 = II. 2
b) Vì K hóa trị I, nhóm SO4 hóa trị II
Theo quy tắc hóa trị: 2 x I = 1 x II.
⇒ Công thức K2SO4 là công thức phù hợp với quy tắc hóa trị.
Bài 4
Theo quy tắc hóa trị ta có:
a)
+ Gọi a là hóa trị của Zn
Theo quy tắc hóa trị ta có: 1.a = 2.I => a = II.
Vậy Zn có hóa trị II
+ Gọi a là hóa trị của Cu
Theo quy tắc hóa trị ta có: 1.a = 1.I => a = I.
Vậy Cu có hóa trị I
+ Gọi a là hóa trị của Al
Theo quy tắc hóa trị ta có: 1.a = 3.I => a = III.
Vậy Al có hóa trị III
b) Trong công thức hóa học FeSO4: Gọi hóa trị của Fe là a, nhóm (SO4) có hóa trị II nên theo quy tắc hóa trị ta có:
1.a = 1.II => a = II
Vậy Fe có hóa trị II trong hợp chất FeSO4
Bài 5
a) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi hai nguyên tố sau:
P(III) và H; C(IV) và S(II); Fe(III) và O.
b) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:
Na(I) và (OH)(I) ; Cu(II) và (SO4)(II); Ca(II) và (NO3)(I).
Xem lại cách lập công thức tại đây
Gợi ý đáp án:
a)
+ P(III) và H: Giả sử công thức là PxHy
Theo quy tắc hóa trị:
Vậy công thức hóa học là: PH3
+ C (IV) và S(II) : Giả sử công thức là CxSy
Theo quy tắc hóa trị:
Vậy công thức hóa học là: CS2
+ Fe(III) và O: Giả sử công thức dạng chung là FexOy
Theo quy tắc hóa trị ta có:có công thức Fe2O3
b)
+ Giả sử công thức là
Theo quy tắc hóa trị:
Vậy công thức hóa học cần tìm là: NaOH
+ Cu(II) và SO4(II): có công thức dạng chung là Cux(SO4)y
Theo quy tắc hóa trị ta có: có công thức CuSO4
+ Ca(II) và NO3(I): có công thức dạng chung là Cax(NO3)y
Theo quy tắc hóa trị ta có: có công thức Ca(NO3)2
Bài 6
Một số công thức hoá học viết như sau:
MgCl, KO, CaCl2, NaCO3.
Cho biết: Cl, K, Na có hóa trị I; Mg, Ca nhóm (CO3) có hóa trị II. Hãy chỉ ra những công thức hóa học viết sai và sửa lại cho đúng.
Gợi ý đáp án
Xét các công thức hóa học (dựa vào hóa trị đã cho)
+ MgCl
Theo quy tắc hóa trị ta có: II.1 1.
I Công thức MgCl sai
Gọi công thức dạng chung là MgxCly
Theo quy tắc hóa trị ta có: II.x = I.y
Công thức đúng là MgCl2
+ KO
Theo quy tắc hóa trị ta có: I.1 II.1
Công thức KO sai
Gọi công thức dạng chung là KxOy
Theo quy tắc hóa trị ta có: I.x = II.y
Công thức đúng là K2O
+ CaCl2
Theo quy tắc hóa trị ta có: II.1 = I.2
Công thức CaCl2 đúng
+ NaCO3
Theo quy tắc hóa trị ta có: I.1 II.1
Công thức NaCO3 sai
Gọi công thức dạng chung là Nax(CO3)y
Theo quy tắc hóa trị ta có: I.x = II.y
Công thức đúng là Na2CO3
Bài 7
Hãy chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị IV của nitơ trong số các công thức cho sau đây :
NO, N2O3, N2O, NO2.
Gợi ý đáp án
Gọi công thức hóa học là: NxOy
Theo quy tắc hóa trị: x.IV = y.II =>
Vậy công thức hóa học phù hợp là NO2
Bài 8
Tìm hóa trị của Ba và nhóm (PO4) trong bảng 1 và bảng 2 (trang 42, 43)
b) Hãy chọn công thức hóa học đúng trong các công thức sau đây:
A. BaPO4
B.Ba2PO4.
C.Ba3PO4.
D.Ba3(PO4)2.
Gợi ý đáp án
a) Hóa trị của Ba là II và nhóm (PO4) bằng III
b)Gọi công thức hóa học là: Bax(PO4)y
Theo quy tắc hóa trị: x.II = y.III
Vậy công thức hóa học đúng là Ba3(PO4)2
Đáp án D
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoá học 8 Bài 10: Hóa trị Giải Hoá học lớp 8 trang 37, 38 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.