Giải Hóa 11 Bài 19 giúp các em học sinh lớp 11 biết cách giải được các bài tập Hóa 11 bài Luyện tập Tính chất hóa học của cacbon, silic và các hợp chất của chúng trang 86.
Giải bài tập Hóa 11 bài 19 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Giải bài tập SGK Hóa 11 bài 19 trang 86
Bài 1
Nêu các điểm giống và khác nhau về tính chất giữa cacbon đioxit và silic đioxit
Trả lời:
- Giống: Đều là oxit axit, và đều có tính oxi hóa
- Khác:
CO2 |
SiO2 |
– Ở thể khí trong điều kiện thường – Tan trong nước – Không tác dụng với HF |
– Ở thể rắn trong điều kiện thường – Không tan trong nước – Tác dụng được với HF |
Bài 2
Phản ứng hóa học không xảy ra ở những cặp chất nào sau đây?
a) C và CO
b) CO2 và NaOH
c) K2CO3 và SiOg2
d) H2CO3 và Na2SiO3
e) CO và CaO
g) CO2 và Mg
h) SiO2 và HCl
i) Si và NaOH
Trả lời: Không có phản ứng hóa học xảy ra ở các trường hợp sau: a, c, h.
Bài 3
Có các chất sau: CO2, Na2CO3, C, NaOH, Na2SiO3, H2SiO3. Hãy lập thành một dãy chuyển hóa giữa các chất và viết phương trình hóa học.
Trả lời: Dãy chuyển hóa giữa các chất:
C → CO2 → Na2CO3 → NaOH → Na2SiO3 → H2SiO3
Các phương trình phản ứng:
C → CO2; C + O2 →t0 CO2
CO2 → Na2CO3; CO2 + 2NaOH → Na2CO3↓ + H2O
Na2CO3 → NaOH; Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO2 + 2NaOH
NaOH → Na2SiO3; SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O
Na2SiO3 → H2SiO3; Na2SiO3 + 2HCl → H2SiO3 + 2NaCl
Bài 4
Cho 5,94 g hỗn hợp K2CO3 và Na2CO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được 7,74 g hỗn hợp các muối khan K2SO4 và Na2SO4. Thành phần hỗn hợp đầu là:
A: 3,18 g Na2CO3 và 2,76 g K2CO3
B: 3,81 g Na2CO3 và 2,67 g K2CO3
C: 3,02 g Na2CO3 và 2,25 g K2CO3
D: 4,27 g Na2CO3 và 3,82 g K2CO3
Trả lời: Chọn A
Bài 5. Để đốt cháy 6,80g hỗn hợp X gồm hidro và cacbon monooxit cần 8,96 lít oxi (đo ở đktc). Xác định thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của hỗn hợp X.
Trả lời:
Pthh: 2CO + O2 →t0 2CO2 (1)
x mol x/2 mol x mol
2H2 + O2 →t0 2H2O (2)
y mol y/2 mol y mol
Số mol oxi: = 0,4 (mol)
Theo đầu bài ta có: x + y = 0,8 và 28x + 2,0y = 6,8
Tính ra: x = 0,2; y = 0,6
Phần trăm thể tích bằng phần trăm số mol: 75,0% H2 và 25,0% CO
Phần trăm khối lượng khí hidro: x 100% = 17,6%
Phần trăm khối lượng khí CO là 82,4%
Bài 6. Một loại thủy tinh có thành phần hóa học được biểu diễn bằng công thức K2O.PbO.6SiO2. Tính khối lượng K2CO3, PbCO3 và SiO2 cần dùng để có thể sản xuất được 6,77 tấn thủy tinh trên. Coi hiệu suất qua trình là 100%.
Trả lời: Khối lượng 1 mol phân tử thủy tinh K2O.PbO.6SiO2 là 677g
mK2CO3 = x 138 = 1,38 (tấn)
mPbCO3 = x 267 = 2,67 (tấn)
mSiO2 = x 6 x 60,0 = 3,6 (tấn)
Để nấu được 6,77 tấn thủy tinh trên cần dùng 13,8 tấn K2CO3, 2,67 tấn PbCO3 và 3,6 tấn SiO2
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa 11 Bài 19: Luyện tập Tính chất hóa học của cacbon, silic và các hợp chất của chúng Soạn Hóa học 11 trang 86 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.