Bạn đang xem bài viết Hiểu đúng về sốc phản vệ sau khi tiêm Vaccine ngừa COVID-19 tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Để đẩy lui Covid-19 thì tiêm vaccine tạo miễn dịch cộng đồng là yếu tố then chốt. Có không ít các trường hợp gặp các phản ứng bất thường sau tiêm khiến nhiều người lo sợ về vấn đề sốc phản vệ. Để hiểu đúng về sốc phản vệ sau khi tiêm Vaccine ngừa COVID-19 hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Sốc phản vệ là gì?
Các phản ứng sau tiêm nhưng không phải do vaccine COVID-19
Thực tế, có nhiều trường hợp nhập viện bị nhầm tưởng là sốc phản vệ sau tiêm vaccine COVID-19. Có nhiều người sau tiêm gặp các triệu chứng như bị sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, sưng chỗ tiêm,… thì tự mua thuốc về uống. Sau khi uống thì xuất hiện mẩn đỏ toàn thân, phù mắt, thở rít, tím tái… đây là những biểu hiện dị ứng sau khi dùng thuốc.
Tình trạng này không được chẩn đoán đúng sẽ rất dễ nhầm tưởng với sốc phản vệ do vaccine. Một số phản ứng sau tiêm có thể xảy ra nhưng không liên quan đến vaccine Covid-19 như:
- Mất kiểm soát huyết áp: Nhiều trường hợp có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp kết hợp với tâm lý quá lo lắng mà huyết áp tăng cao cả trước, trong và sau khi được tiêm ngừa.
- Rối loạn nhịp tim: Có một số trường hợp nhịp tim tăng cao, có thể trên 100 chu kỳ/phút cả trước, trong và sau tiêm chủng. Nguyên nhân thường là do bệnh sẵn có nhưng không được phát hiện hoặc điều trị. Trường hợp nếu nhịp tim tăng do tâm lý thì sẽ dần dần tự ổn định.
- Rối loạn glucose máu/đái tháo đường: Đây là trường hợp thường gặp khi tự ý sử dụng các thuốc như: thuốc giảm đau chống viêm (NSAID) hoặc các loại thuốc có thành phần corticoid mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Rối loạn ý thức, co giật do hội chứng cai rượu: Thường gặp ở người nghiện rượu hoặc có thói quen sử dụng rượu bia. Mọi người đều được căn dặn phải ngưng hoàn toàn việc uống rượu 3 ngày trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19. Khi ngưng uống rượu thì tay chân bệnh nhân bắt đầu run rẩy do hội chứng cai rượu với các biểu hiện như nằm co quắp trên giường, gọi hỏi không thưa, thậm chí sùi bọt mép co giật từng cơn.
- Đột quỵ: Là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm và cũng rất phổ biến, thường có liên quan đến tình trạng tăng huyết áp. Ngày nay, tỷ lệ người bị đột quỵ ngày càng tăng cao, mùa đông cũng là mùa đột quỵ. Do đó, nguyên nhân dẫn đến đột quỵ thường không phải là do tiêm vaccine COVID-19. Chú ý theo dõi huyết áp thường xuyên để phát hiện bệnh tăng huyết áp và không nên đợi đến lúc khám trước tiêm mới phát hiện ra bệnh thì đã muộn.
Quá lo lắng có thể khiến huyết áp tăng cao
Các giai đoạn sốc phản vệ
- Giai đoạn mẫn cảm: Khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên (tác nhân gây dị ứng bên ngoài môi trường như: phấn hoa, lông chó mèo, bụi, hải sản,…) lần đầu thông qua tiêm truyền, hít thở, ăn uống,.. kích hoạt phản ứng ở tế bào lympho TH2 (tế bào trình diện kháng nguyên). Kích thích cơ thể sản sinh tế bào IgE (một loại kháng thể) và chất này gắn vào các thụ thể trên bạch cầu ái kiềm và tế bào mast (một loại tế bào miễn dịch) để bảo vệ cơ thể.
- Giai đoạn hóa sinh bệnh: Khi cơ thể có tiếp xúc với dị nguyên từ lần thứ 2 trở đi, dị nguyên liên kết với các IgE trên tế bào mast và kết hợp với bạch cầu ái toan, giải phóng các chất hóa học trung gian: histamin, serotonin, bradykinin, prostaglandin D2, leukotriene,…
- Giai đoạn sinh lý bệnh: Các chất hóa học trung gian trên gây giãn động mạch lớn dẫn đến tụt huyết áp, co thắt phế quản gây khó thở – co thắt dạ dày, tá tràng, co động mạch não gây đau đầu, choáng váng, hôn mê.
Giai đoạn sinh lý bệnh có thể xuất hiện triệu chứng khó thở
Biểu hiện sốc phản vệ
- Mức độ nhẹ ( độ I): chỉ có những biểu hiện ở da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mề đay, mẩn đỏ có kèm cảm giác ngứa, phù mạch,…
- Mức độ nặng ( độ II): Sốc phản vệ nghiêm trọng hơn khi có trên 2 biểu hiện bất kỳ bao gồm: thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi, đau bụng, nôn, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, hoặc loạn nhịp.
- Mức độ nguy kịch ( độ III): Biểu hiện có mức độ nặng hơn ở nhiều cơ quan bao gồm: phù thanh quản, tiếng rít thanh quản, thở nhanh, khò khè, tím tái. Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn. Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.
- Mức độ ngừng tuần hoàn (độ IV): Mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm nhất đối với bệnh nhân, có biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.
Phản vệ mức độ nhẹ có thể gây ngứa, mề đay
Tác nhân gây sốc phản vệ
Thuốc
Một số loại thuốc có bản chất là polypeptide như insulin, kháng thể trị liệu có thể trực tiếp kích hoạt các kháng thể. Đa số thuốc đều là các bán kháng nguyên (hapten), không có khả năng kích thích sinh kháng thể nhưng có thể hình thành các liên kết đặc hiệu với các protein trong mô hoặc huyết thanh để gây nên phản ứng phản vệ.
Thời điểm triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19, có ghi nhận trường hợp sốc phản vệ sau khi tiêm chủng vaccine AstraZeneca. Tuy nhiên, nguyên nhân giám định được thì sốc phản vệ này xảy ra trên nền cơ địa dị ứng Non-steroid. Do đó, đây là tai biến y khoa hiếm gặp và còn phụ thuộc vào cơ địa dị ứng.
Thuốc là tác nhân gây sốc phản vệ
Thức ăn
Các phản ứng miễn dịch quá mức có thể xảy ra đối với thức ăn, thường là các protein. Khi bị dị ứng với một loại protein cụ thể trong thức ăn như trứng, các loại đậu hoặc hải sản,… hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt thông qua các phản ứng dị ứng.
Dị ứng thức ăn gây sốc phản vệ, có thể xuất hiện các triệu chứng như ngứa, phát ban, buồn nôn, khó thở,… Thậm chí là đe dọa tính mạng. Nếu nghi ngờ bị dị ứng thức ăn và có các dấu hiệu trên, nên ngưng ngay việc ăn loại thực phẩm đó và đến trung tâm y tế gần nhất.
Các loại hải sản có thể gây sốc phản vệ
Phấn hoa, lông chó mèo
Phấn hoa, lông chó mèo có thể gây ra các phản ứng miễn dịch quá mức qua trung gian tế bào mast, khi tiếp xúc hoặc hít phải. Các tế bào mast vỡ ra giải phóng các chất hóa học trung gian, trong đó có histamin và bradykinin gây ra các phản ứng dị ứng như mề đay, mẩn ngứa, khó thở,… nặng hơn là sốc phản vệ.
Ngoài ra, người bị dị ứng phấn hoa còn có thể có các triệu chứng bao gồm: hắt hơi nhiều, kéo dài, nghẹt mũi, có thể đỏ ửng mũi, ngứa quanh vùng mắt hay chảy nước mắt liên tục, da sưng tấy, lên cơn hen suyễn,…
Lông chó mèo có thể kích hoạt các phản ứng phản vệ
Ai là người dễ bị sốc phản vệ?
Nghe qua các rủi ro về sốc phản vệ, mọi người đều có tâm lý chung là e ngại việc tiêm vaccine vì có thể sẽ gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trường hợp sốc phản vệ được ghi nhận sau tiêm vaccine Covid-19 được xác định xảy ra trên nền dị ứng thuốc Non-steroid. Do đó, vaccine không phải là tác nhân chính dẫn đến tai biến.
Không có nhiều yếu tố nguy cơ gây sốc phản vệ. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây dễ bị sốc phản vệ:
- Có tiền sử gia đình mắc các bệnh dị ứng, sốc phản vệ, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm, mề đay.
- Đang mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng.
- Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Người có tiền sử dị ứng có nguy cơ cao gặp phản ứng phản vệ
Mức độ an toàn của các loại Vaccine
Có nhiều người vẫn còn lo lắng về sự an toàn của vaccine Covid-19, họ cho rằng vaccine mới được cấp phép khẩn cấp, chưa qua thời gian dài kiểm chứng nên không đảm bảo an toàn ở mọi người. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, để có thể đưa vào sử dụng thì vaccine Covid-19 đã được Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ cấp phép và đạt tiêu chuẩn về độ an toàn và hiệu quả.
Bên cạnh đó, vẫn có nhiều người băn khoăn về tác dụng thực sự của vaccine do thời gian bảo vệ quá ngắn, tiêm đủ liều vaccine mà vẫn nhiễm bệnh, vẫn có ca tử vong sau khi tiêm đủ 2 mũi.
Thực tế, cơ chế hoạt động chung của vaccine Covid-19 là ngăn ngừa virus xâm nhập tế bào, nhân lên và gây bệnh, chứ không phải là tấm khiên thần ngăn chặn hoàn toàn nên dù virus vẫn tồn tại ở mũi họng nhưng chúng không thể xâm nhập vào tế bào và gây hại.
Cho đến thời điểm hiện tại, vaccine Covid-19 vẫn cho thấy khả năng bảo vệ và hiệu quả trong việc tạo miễn dịch cộng đồng giúp đẩy lui đại dịch. WHO vẫn đang giám sát độ hiệu quả và tính an toàn của loại vaccine này, thông điệp từ WHO là hãy tiêm vaccine theo lịch tiêm chủng giúp làm giảm nguy cơ biến thể Covid-19 lan truyền trong cộng đồng và gây ra các biến thể mới.
Các loại vaccine Covid-19 đều được kiểm định chặt chẽ trước khi đưa vào sử dụng
Phản ứng phản vệ có thường xảy ra sau khi tiêm vaccine không?
Những người có cơ địa dị ứng có nguy cơ gặp phản ứng phản vệ cao hơn bình thường, nhưng không có nghĩa sẽ phản ứng với mọi loại dị nguyên. Thông thường, người có cơ địa dị ứng chỉ phản ứng với một số loại dị nguyên nhất định.
Trong đó phản ứng phản vệ phổ biến nhất là do các thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thực phẩm, nọc các loại côn trùng, kháng thể đơn dòng, các loại protein lạ,… và không có vaccine.
Các loại vaccine trước khi được sản xuất đều được nghiên cứu với mục đích phục vụ cho cộng đồng, với số đông người nhằm mục đích phòng bệnh. Do đó, quá trình kiểm định, từ nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất, phụ gia bảo quản, thành phần hoạt chất đều được nghiên cứu và kiểm soát chặt chẽ.
Tỷ lệ xảy ra phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ của các loại vaccine nói chung đều rất thấp, thường được tính bằng một đến vài trường hợp/100.000 người hoặc một vài trường hợp/1.000.000 người.
Vaccine được tạo ra để phục vụ cộng đồng nên có tính an toàn cao
Xử trí sốc phản vệ ngay khi được phát hiện
Sốc phản vệ là phản ứng nguy hiểm, các tai biến xảy ra rất nhanh nên cần được cấp cứu ngay lập tức, càng sớm càng tốt. Khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ sốc phản vệ, phải ngay lập tức đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất trong khoảng thời gian tối đa 10 – 15 phút. Càng chậm trễ, nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng nghiêm trọng càng cao, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Để đảm bảo an toàn khi tiêm vaccine ngừa Covid-19, mọi người cần lưu ý:
- Tuân thủ việc ở lại điểm tiêm chủng đến mức lâu nhất có thể (ít nhất là 30 phút sau tiêm).
- Trong 72 giờ sau tiêm, luôn phải có ít nhất một người ở bên cạnh để theo dõi giám sát.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ sốc phản vệ cần đưa người bệnh đến trung tâm y tế ngay
Những mốc thời gian cần theo dõi sau khi tiêm
Bộ y tế khuyến cáo cần theo dõi các mốc thời gian sau khi tiêm như sau:
- 30 phút sau tiêm: ở lại điểm tiêm chủng, thực hiện giữ khoảng cách an toàn theo nguyên tắc 2K. Giữ tinh thần thoải mái, báo ngay cho nhân viên y tế nếu có bất kỳ bất thường nào.
- Trong 24 giờ sau: luôn được theo dõi giám sát tình trạng, đặc biệt ở người bị tăng huyết áp cần đo huyết áp mỗi 4 đến 6 giờ.
- 4 ngày sau đó: Theo dõi sức khỏe, nếu vẫn còn đau nơi tiêm hoặc cảm giác nặng, đau, nhức cần đi khám hoặc gọi điện thoại tư vấn. Đường dây nóng Bộ Y tế: 19009095.
Cần thiết ở lại điểm tiêm 30 phút sau tiêm để theo dõi sức khỏe
Tiêm vaccine, khi nào đạt được miễn dịch cộng đồng?
Tiêm vaccine giúp đạt được miễn dịch cộng đồng, góp phần đẩy lùi đại dịch Covid-19. Để đảm bảo an toàn và khả năng bảo vệ cho mọi người, yêu cầu tỷ lệ tiêm vaccine cần đạt khoảng 70% đến 80%.
Đối với những người bị dị ứng nặng, người có bệnh nền (suy giảm miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối), đang mắc bệnh nằm liệt giường, những người quá già yếu,… là những đối tượng không thể tiêm chủng hoặc không có khả năng tạo kháng thể. Mặc dù, những người này không được bảo vệ bởi vaccine, nhưng họ sẽ được bảo vệ thông qua miễn dịch cộng đồng.
Tăng cường phủ vaccine giúp tạo miễn dịch cộng đồng
Xem thêm:
- 13 triệu chứng hậu covid và cách khắc phục hiệu quả bạn cần biết
- Phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh như thế nào?
- Những việc cần làm khi có triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở
Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn các thông tin về sốc phản vệ sau tiêm Vaccine ngừa Covid-19. Nếu thấy hay và hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: Bộ Y tế, MSD Manuals
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hiểu đúng về sốc phản vệ sau khi tiêm Vaccine ngừa COVID-19 tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.