Hiện nay, những thuật ngữ về âm thanh ngày càng đa dạng và được sử dụng phổ biến hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều hiểu hết và phân biệt được sự khác nhau giữa Hi-Fi và Hi-End. Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu để rõ hơn về hệ thống âm thanh Hi-Fi ngay dưới đây nhé!
Hệ thống âm thanh Hi-Fi là gì?
Hi-Fi là từ viết tắt của “High Fidelity”, hiểu là độ chân thực cao. Khi nghe nhắc đến “âm thanh Hi-Fi” nghĩa là âm thanh chân thực, tự nhiên và sống động, không bị méo âm hay lẫn tạp âm và gần như là âm thanh gốc.
Khi phát ra từ nguồn, âm thanh có thể được truyền qua các thiết bị như micro, amply, loa,… và đều sẽ bị biến đổi ít hay nhiều đồng thời bị lẫn tạp âm, bị biến dạng, chất lượng không còn giống với âm thanh gốc. Vì vậy, người ta dùng Hi-Fi để đánh giá mức độ chân thực của âm thanh, chỉ số Hi-Fi càng cao thì âm thanh càng hay, giống với âm thanh ban đầu.
Sự khác biệt giữa Hi-Fi và Hi-End
Nhiều người thường đánh đồng Hi-Fi và Hi-End vì hai thuật ngữ này đều liên quan đến âm thanh. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn có ý nghĩa khác nhau.
- Hi-Fi dùng để nói về độ chân thực, chất lượng của âm thanh.
- Hi-End dùng để nói về loại, mức giá của thiết bị âm thanh, liên quan đến tính thương hiệu, mức độ cao cấp của thiết bị âm thanh.
Cách để xây dựng hệ thống âm thanh Hi-Fi chuẩn
Khi đi mua thiết bị âm thanh Hi-Fi tại cửa hàng, bạn nên xác định trước số tiền mà bạn cần chi để từ đó có thể dễ dàng chọn được thương hiệu âm thanh mà không mất quá nhiều thời gian.
Bạn nên xác định thể loại nhạc mà mình hay nghe, như vậy sẽ dễ dàng lựa chọn công suất loa và amply, làm cho không gian nghe nhạc của bạn thêm hoàn hảo.
Việc thiết kế và diện tích không gian cũng rất quan trọng góp phần cho việc lựa chọn số lượng loa, nhằm đảm bảo chất lượng âm thanh.
Các nguồn nhạc cho một hệ thống Hi-Fi chiếm khoảng 1/3 ngân sách đầu tư, thường bao gồm: đầu ghi, đầu CD, radio,…
Amply chiếm khoảng 1/3 ngân sách đầu tư trong hệ thống âm thanh Hi-Fi. Nếu bạn có ý định nghe âm nhạc mức volume cao và bằng các loa lớn thì cần phải mua một amply với công suất đủ lớn cùng công suất dự trù cũng đủ lớn để kéo nối các cặp loa với mức volume theo nhu cầu mở rộng sau này.
Hệ thống loa cho âm thanh Hi-Fi chiếm 1/3 tổng vốn ngân sách còn lại. Có rất nhiều lựa chọn hệ thống loa cho âm thanh Hi-Fi với nhiều kích cỡ, kiểu dáng.
Các loa cho âm thanh Hi-Fi chỉ phân phối âm thanh tốt khi được đặt trên chân đế. Dó đó, việc lựa chọn chân đế tùy thuộc vào sở thích nghe nhạc của bạn và với hệ thống mà bạn đã mua trước đó.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống âm thanh Hi-Fi
Mật độ âm thanh
Có thể hiểu mật độ âm thanh là độ dày của âm thanh. Nếu thiết bị âm thanh được cung cấp nguồn điện đủ lớn, tạo được dải âm rộng, thể hiện được độ dày của âm thanh sẽ giúp tạo ra âm thanh chân thực và sinh động hơn.
Âm sắc
Đây là “màu sắc” của âm thanh như sự trong trẻo, mượt mà hoặc sâu lắng, ấm áp,… Mỗi một nguồn như con người hay nhạc cụ tạo ra âm thanh khác nhau sẽ có những màu sắc âm thanh khác nhau. Một thiết bị âm thanh phản ánh được càng giống âm thanh và màu sắc âm thanh gốc cho người nghe nhận biết được chính xác âm thanh phát ra từ nguồn nào thì có độ chân thực cao cùng chất lượng tốt hơn.
Tầng âm, trường âm
Tầng âm là độ sâu tầng lớp âm thanh trong không gian, từ đó giúp ta biết cách bố trí các nhạc cụ, nhạc công để thể hiện âm thanh phát ra hay nhất. Trường âm là độ rộng của không gian âm thanh, từ đó giúp ta nhận biết về độ vang, độ rộng hay hẹp và kết cấu kiến trúc của phòng hát.
Đây hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng âm thanh. Vì vậy, bạn nên lưu ý điều chỉnh và sắp xếp sao cho hợp lý, để âm thanh phát ra được hay và giống với âm thanh thực nhất.
Sự ổn định không gian của âm thanh
Sự ổn định về không gian đến chất lượng âm thanh rất quan trọng để âm thanh phát ra thực sự chất lượng và có Hi-Fi cao. Thay đổi vị trí ngồi của nhạc công, hay cách bố trí các nhạc cụ, vị trí của người nghe… đều sẽ làm thay đổi tầng âm. Việc lựa chọn phòng nghe nhạc, bố trí các thiết bị trong dàn âm thanh, đặc biệt là loa, vị trí đặt loa và hướng loa, mức độ xử lý tiêu âm trong phòng,… đều quyết định đến độ chân thực và ổn định của âm thanh.
Mức độ phối hợp giữa các nguồn âm
Nếu chơi nhiều nhạc cụ khác nhau mà không biết cách kết hợp về giai điệu, âm lượng và tận dụng tính chất, màu sắc âm thanh từ mỗi nhạc cụ sẽ rất dễ tạo sự hòa trộn lộn xộn của nhiều nguồn âm khác nhau. Từ đó, âm thanh thiếu đi âm sắc trong trẻo và không thể hiện được sự chân thực, sống động vốn có.
Độ tương thích giữa các thiết bị
Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh. Khi các thiết bị âm thanh không thể kết hợp hài hòa, cho dù có cao cấp đến đâu cũng sẽ không phát huy được hiệu quả và tính năng của mỗi bộ phận, âm thanh phát ra vẫn bị lẫn nhiều tạp âm cùng những tiếng hú khó chịu. Như vậy, người nghe sẽ không cảm nhận được những âm thanh chân thực và chất lượng.
Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức về hệ thống âm thanh Hi-Fi cùng sự khác biệt giữa Hi-Fi và Hi-End. Nếu có ý kiến đóng góp, bạn hãy bình luận bên dưới để mọi người cùng thảo luận nhé!