Bạn đang xem bài viết Hạt dẻ ngựa (Horse Chestnut) là gì? Lợi ích của hạt dẻ ngựa đối với sức khỏe tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hạt dẻ ngựa được biết đến với công dụng giúp bảo vệ tĩnh mạch, điều trị giãn tĩnh mạch và thúc đẩy lưu lượng máu,… Hãy cùng tìm hiểu về đặc tính của hạt dẻ ngựa, những lợi ích của chúng đối với sức khỏe và lưu ý khi sử dụng ở bài viết dưới đây nhé.
Hạt dẻ ngựa là một loại cây mang quả có vỏ gai có thể có một số lợi ích cho sức khỏe. Người ta có thể chiết xuất các hợp chất hoạt tính của hạt dẻ ngựa từ hạt và lá của nó. Ngoài những lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà nó mang lại thì cũng có một số tác dụng phụ tiềm ẩn. Vì vậy, cần có thêm nhiều nghiên cứu về hạt dẻ ngựa để có thể khẳng định được những yếu tố này.
Hạt dẻ ngựa là gì?
Hạt dẻ ngựa có tên khoa học là Aesculus hippocastanum, là một loại cây bản địa của các nước châu Âu, được trồng rộng rãi ở các nước Bulgaria, Hy Lạp,…Cây dẻ ngựa thay lá hàng năm với chiều cao từ 25m đến 30m. Hoa cây có màu trắng hồng, hạt dẻ ngựa có màu xanh và có gai. Nếu không biết rõ hình ảnh cây dẻ ngựa thì khá dễ nhầm với cây hạt dẻ bởi hình dáng bên ngoài của hạt dẻ ngựa và hạt dẻ khá giống nhau.
Quả của hạt dẻ ngựa giống như hạt dẻ ngọt nhưng có vị đắng và không an toàn khi ăn. Tuy nhiên, chiết xuất hạt dẻ ngựa được sử dụng như một loại thuốc thảo dược để điều trị một số tình trạng sức khỏe. Thành phần hoạt chất chính trong hạt dẻ ngựa là escin. Ngoài ra, hạt dẻ ngựa chứa các hợp chất hóa học sau: kaempferol, quercetin, proanthocyanidins, sterol.
Những lợi ích của hạt dẻ ngựa đối với sức khỏe
Thành phần escin có đặc tính chống viêm và bảo vệ các tế bào lót bên trong tĩnh mạch. Điều này làm cho hạt dẻ ngựa trở thành là một phương pháp điều trị tiềm năng cho các tình trạng liên quan đến viêm hoặc sưng trong tĩnh mạch. Mang lại những lợi ích như sau:
Giảm các triệu chứng của suy tĩnh mạch mãn tính
Suy tĩnh mạch mãn tính (CVI) xảy ra khi các van trong tĩnh mạch của một người không thể hoạt động chính xác. Điều này dẫn đến việc các tĩnh mạch ít có khả năng vận chuyển máu trở lại tim. Điều này có thể dẫn đến một người phát triển chứng giãn tĩnh mạch.
Vì hạt dẻ ngựa có thể có các đặc tính bảo vệ mạch máu, nó có khả năng cải thiện tình trạng của các tĩnh mạch và giúp chúng bơm máu trở lại tim. Một bài báo đánh giá năm 2015 về hiệu quả của hạt dẻ ngựa trong điều trị suy tĩnh mạch mãn tính đã chỉ ra rằng: chiết xuất hạt dẻ ngựa có thể cung cấp một lựa chọn điều trị an toàn và có thể chấp nhận được đối với suy tĩnh mạch mãn tính. Tương tự, cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) nhấn mạnh rằng chiết xuất hạt dẻ ngựa có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu và nặng nề của chân liên quan đến suy tĩnh mạch mãn tính. [1][2]
Bệnh trĩ
Do tác dụng có lợi của hạt dẻ ngựa đối với các tĩnh mạch, nên nhiều người cho rằng hạt dẻ ngựa có thể hữu ích đối với bệnh trĩ như làm se búi trĩ, giúp giảm các cơn đau do bệnh trĩ mang lại. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu lâm sàng hỗ trợ điều này. Do đó, cần nghiên cứu thêm để xác định xem chiết xuất hạt dẻ ngựa có thể có lợi cho việc điều trị bệnh trĩ hay không.
Có thể giúp chữa vô sinh nam
Một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới là do giãn tĩnh mạch thừng tinh, hoặc sưng các tĩnh mạch gần tinh hoàn.
Các đặc tính chống viêm và chống sưng tấy của escin – một hợp chất trong hạt dẻ ngựa – có thể trở thành một phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng vô sinh liên quan đến giãn tĩnh mạch thừng tinh. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm vì không có đủ bằng chứng để đưa ra kết luận chắc chắn.
Tác dụng chống viêm và hạ đường huyết
Một nghiên cứu trên động vật được thực hiện vào năm 2021 chỉ ra rằng escin có trong một loại hạt dẻ ngựa có nguồn gốc từ Uzbekistan có thể có tác dụng chống viêm và hạ đường huyết. Các nhà nghiên cứu cho rằng các thành phần hoạt tính trong hạt dẻ ngựa có thể có những công dụng tiềm năng như một loại dược phẩm để điều trị bệnh tiểu đường và viêm nhiễm. Hơn nữa, họ cũng cho rằng những hợp chất này có thể điều trị huyết khối tắc mạch, vi rút và thậm chí ung thư. [3]
Ngoài ra, một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm năm 2022 chỉ ra rằng chiết xuất hạt dẻ ngựa có thể giúp chữa lành vết thương hoặc giúp điều trị các khối u trong bệnh ung thư da. Tuy nhiên, vì đây là những nghiên cứu trên động vật hoặc trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học cần tiến hành thêm nghiên cứu trên người để xác nhận những kết quả này. [4]
Liều dùng và lưu ý khi sử dụng hạt dẻ ngựa
Hạt dẻ ngựa có thể được tìm thấy trong các cửa hàng dưới dạng viên nang, viên nén, giọt lỏng, tinh dầu và kem.
Chiết xuất hạt dẻ ngựa thường chứa 16–20% escin. Trong hầu hết các nghiên cứu, liều lượng sử dụng là 100–150 mg escin mỗi ngày. Tác dụng độc hại tiềm ẩn của liều cao hơn vẫn chưa được biết. Do đó, tốt nhất bạn nên làm theo hướng dẫn dùng thuốc được đề xuất.
Mặc dù việc sử dụng chiết xuất hạt dẻ ngựa thường được coi là an toàn, nhưng bạn nên biết một số lo ngại về an toàn và tác dụng phụ.
Hạt dẻ ngựa chưa qua chế biến có chứa một hợp chất gọi là aesculin, được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) coi là không an toàn khi ăn vào. Các dấu hiệu ngộ độc bao gồm trầm cảm, co giật cơ, tê liệt, hôn mê và tử vong. Vì lý do này, hãy tránh ăn hạt dẻ ngựa chưa qua chế biến.
Các tác dụng phụ được báo cáo của chiết xuất hạt dẻ ngựa là nhẹ và bao gồm các vấn đề về tiêu hóa, đau bụng, chóng mặt, nhức đầu và ngứa. Ngoài ra, đã có báo cáo về các phản ứng dị ứng khi chiết xuất hạt dẻ ngựa được thoa lên da.
Hơn nữa, chiết xuất hạt dẻ ngựa có thể tương tác với các loại thuốc sau:
– Chất làm loãng máu: Hạt dẻ ngựa có thể làm chậm quá trình đông máu và tăng tác dụng của thuốc làm loãng máu như Coumadin.
– Insulin hoặc thuốc uống tiểu đường: Hạt dẻ ngựa có thể làm giảm lượng đường trong máu và khiến mức độ trở nên quá thấp nếu dùng chung với thuốc điều trị bệnh tiểu đường.
– Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Hạt dẻ ngựa có thể làm giảm sự hấp thụ NSAID, là loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm.
– Liti: Hạt dẻ ngựa có thể có tác dụng lợi tiểu, có thể làm chậm tốc độ cơ thể xử lý lithium, một loại thuốc được sử dụng để điều trị các rối loạn tâm thần.
Ngoài ra, những người bị bệnh thận hoặc gan không nên dùng hạt dẻ ngựa vì nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.
Vì những lý do này, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng chiết xuất hạt dẻ ngựa – đặc biệt nếu bạn đang có bệnh hoặc đang dùng thuốc.
Hơn nữa, sự an toàn của việc sử dụng chiết xuất hạt dẻ ngựa trong thời kỳ mang thai và cho con bú vẫn chưa được biết rõ, và do đó, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên tránh sử dụng chất bổ sung hạt dẻ ngựa.
Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về hạt dẻ ngựa. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung nào và nên chọn mua ở những cửa hàng uy tín nhé.
Nguồn: Healthline, MedicalNewsToday
Có thể bạn quan tâm:
>>>> Giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì và kiêng ăn gì?
>>>> Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị giãn tĩnh mạch chân
Nguồn tham khảo
-
Horse chestnut – efficacy and safety in chronic venous insufficiency
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0102695X15001003
-
European Union herbal monograph on Aesculus hippocastanum L., semen
https://www.ema.europa.eu/en/documents/herbal-monograph/draft-european-union-herbal-monograph-aesculus-hippocastanum-l-semen-revision-1_en.pdf
-
Hypoglycemic and Anti-Inflammatory Effects of Triterpene Glycoside Fractions from Aeculus hippocastanum Seeds
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8270310/
-
Aesculus hippocastanum L. extract differently modulates normal human dermal fibroblasts and cancer-associated fibroblasts from basal/squamous cell carcinoma
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34962824/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hạt dẻ ngựa (Horse Chestnut) là gì? Lợi ích của hạt dẻ ngựa đối với sức khỏe tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.