Bạn đang xem bài viết Hàm PRICE, PRICEDISC, PRICEMAT – Tính giá trị của chứng khoán trong Excel tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bài viết dưới đây hướng dẫn chi tiết ý nghĩa và cách sử dụng các hàm PRICE, PRICEDISC, PRICEMAT – Tính giá trị của chứng khoán trong excel.
1. Hàm PRICE
Mô tả: Trả về giá trị trên mỗi 100 $ của một chứng khoán thanh toán lợi tức theo chu kỳ.
Cú pháp: = PRICE(settlement, maturity, rate, yld, redemption, frequency, basis).
Trong đó:
– settlement: Ngày kết toán chứng khoán là ngày sau ngày phát hành chứng khoán được bán cho người mua, là tham số bắt buộc.
– maturity: Ngày đáo hạn hay hết hạn của chứng khoán, là tham số bắt buộc.
– rate: Lãi suất hàng năm của chứng khoán.
– yld: Lợi nhuận hàng năm của chứng khoán.
– redemption: Giá trị hoàn lại của chứng khoán tính theo đơn vị 100$.
– frequency: Số lần trả lãi trên năm, frequency=1 -> trả mỗi năm 1 lần, frequency =2 -> trả lãi mỗi năm 2 lần, frequency =4 -> trả lãi mỗi năm 4 lần.
– basis: Cơ sở dùng để đếm ngày, có các giá trị sau:
+ basis =0 hoặc bỏ qua: Một tháng có 30 ngày, một năm có 360 ngày dựa trên chuẩn US.
+ basis =1: Số ngày trên tháng = số ngày thực tế trên tháng, số ngày trên năm bằng số ngày thực tế trên năm.
+ basis =2: Số ngày trên tháng = số ngày thực tế trên tháng, số ngày trên năm là 360 ngày.
+ basis =3: Số ngày trên tháng = số ngày thực tế mỗi tháng, số ngày trên năm = 365 ngày.
+ basis =4: Số ngày trên tháng =30 ngày, số ngày trên năm 360 ngày theo chuẩn châu Âu.
Chú ý:
– Nếu settlement, maturity, frequency là số thập phân hàm lấy giá trị nguyên của các tham số đó.
– Trường hợp nhập dữ liệu ngày không hợp lệ hàm trả về lỗi #NUM!
– Nếu yld hàm trả về giá trị lỗi #NUM!
– Nếu giá trị của frequency không nằm trong tập {1, 2, 4} hoặc giá trị basis không nằm trong tập {0, 1, 2, 3, 4} hàm trả về giá trị lỗi.
– Trường hợp settlement > maturity hàm trả về giá trị lỗi #NUM!
Ví dụ:
Tính giá trị của chứng khoán (dựa trên $100) biết ngày kết toán chứng khoán là 3/12/2016, ngày hết hạn chứng khoán là 2/19/2020, lãi suất hàng năm là 12.6%, lợi nhuận hàng năm là 5.9%, một năm trả lãi 2 lần, cơ sở để tính ngày là số ngày thực tế trên mỗi tháng và số ngày thực tế trên năm.
Tại ô cần tính nhập công thức: =PRICE(B8, C8, D8, E8, 100,F8,1).
Nhấn Enter -> giá trị chứng khoán theo mệnh giá 100$ là:
2. Hàm PRICEDISC
Mô tả: Hàm thực hiện tính giá trị mệnh giá 100$ của một chứng khoán đã chiết khấu.
Cú pháp: = PRICEDISC(settlement, maturity, discount, redemption, basis).
Trong đó:
– settlement: Ngày kết toán chứng khoán là ngày sau ngày phát hành chứng khoán được bán cho người mua, là tham số bắt buộc.
– maturity: Ngày đáo hạn hay hết hạn của chứng khoán, là tham số bắt buộc.
– discount: Tỷ lệ chiết khấu của chứng khoán.
– redemption: Giá trị hoàn lại của chứng khoán, tính theo đơn vị 100$.
– basis: Cơ sở dùng để đếm ngày, có các giá trị sau:
+ basis =0 hoặc bỏ qua: Một tháng có 30 ngày, một năm có 360 ngày dựa trên chuẩn US.
+ basis =1: Số ngày trên tháng = số ngày thực tế trên tháng, số ngày trên năm bằng số ngày thực tế trên năm.
+ basis =2: Số ngày trên tháng = số ngày thực tế trên tháng, số ngày trên năm là 360 ngày.
+ basis =3: Số ngày trên tháng = số ngày thực tế mỗi tháng, số ngày trên năm = 365 ngày.
+ basis =4: Số ngày trên tháng =30 ngày, số ngày trên năm 360 ngày theo chuẩn châu Âu.
Chú ý:
– Hàm được tính bằng công thức:
– Nếu settlement, maturity, frequency là số thập phân hàm lấy giá trị nguyên của các tham số đó.
– Trường hợp nhập dữ liệu ngày không hợp lệ hàm trả về lỗi #NUM!
– Nếu yld hoặc rate hoặc frequency -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM!
– Nếu giá trị của frequency không nằm trong tập {1, 2, 4} hoặc giá trị basis không nằm trong tập {0, 1, 2, 3, 4} hàm trả về giá trị lỗi.
– Trường hợp settlement > maturity hàm trả về giá trị lỗi #NUM!
Ví dụ:
Tính giá trị của chứng khoán (dựa trên $100) biết ngày kết toán chứng khoán là 3/12/2016, ngày hết hạn chứng khoán là 2/19/2020, tỷ lệ chiết khấu là 4.66% cơ sở để tính ngày là số ngày thực tế trên mỗi tháng và số ngày thực tế trên năm.
Tại ô cần tính nhập công thức:
Nhấn Enter kết quả trả về:
3. Hàm PRICEMAT
Mô tả: Hàm thực hiện tính giá trị dựa trên mệnh giá 100$ của một chứng khoán thanh toán lãi vào ngày đáo hạn hay hết hạn của chứng khoán.
Cú pháp: = PRICEMAT(settlement, maturity, issue, rate, yld, basis).
Trong đó:
– settlement: Ngày kết toán chứng khoán là ngày sau ngày phát hành chứng khoán được bán cho người mua, là tham số bắt buộc.
– maturity: Ngày đáo hạn hay hết hạn của chứng khoán, là tham số bắt buộc.
– issue: Ngày phát hành chứng khoán, là tham số bắt buộc.
– rate: Lãi suất hàng năm của chứng khoán.
– yld: Lợi nhuận hàng năm của chứng khoán.
– basis: Cơ sở dùng để đếm ngày, có các giá trị sau:
+ basis =0 hoặc bỏ qua: Một tháng có 30 ngày, một năm có 360 ngày dựa trên chuẩn US.
+ basis =1: Số ngày trên tháng = số ngày thực tế trên tháng, số ngày trên năm bằng số ngày thực tế trên năm.
+ basis =2: Số ngày trên tháng = số ngày thực tế trên tháng, số ngày trên năm là 360 ngày.
+ basis =3: Số ngày trên tháng = số ngày thực tế mỗi tháng, số ngày trên năm = 365 ngày.
+ basis =4: Số ngày trên tháng =30 ngày, số ngày trên năm 360 ngày theo chuẩn châu Âu.
Chú ý:
– Công thức tính của hàm:
– Nếu settlement, maturity, frequency là số thập phân hàm lấy giá trị nguyên của các tham số đó.
– Trường hợp nhập dữ liệu ngày không hợp lệ hàm trả về lỗi #NUM!
– Nếu yld hoặc rate hoặc frequency -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM!
– Nếu giá trị của frequency không nằm trong tập {1, 2, 4} hoặc giá trị basis không nằm trong tập {0, 1, 2, 3, 4} hàm trả về giá trị lỗi.
– Trường hợp settlement > maturity hàm trả về giá trị lỗi #NUM!
Ví dụ:
Tính giá trị của chứng khoán biết ngày kết toán chứng khoán là 3/12/2016, ngày hết hạn chứng khoán là 2/19/2020, ngày phát hành là 2/19/2014, lãi suất hàng năm là 12.8%, lợi nhuận hàng năm thu được là 6.9% cơ sở để tính ngày là số ngày thực tế trên mỗi tháng và số ngày thực tế trên năm.
Tại ô cần tính nhập công thức: =PRICEMAT(B8,C8,D8,E8,F8,G8).
Nhấn Enter kết quả trả về:
Trên đây là hướng dẫn chi tiết ý nghĩa và cách sử dụng các hàm tính giá trị chứng khoán.
Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hàm PRICE, PRICEDISC, PRICEMAT – Tính giá trị của chứng khoán trong Excel tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/ham-price-pricedisc-pricemat-tinh-gia-tri-cua-chung-khoan-trong-excel/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: