Bạn đang xem bài viết Hàm duy trì là gì? Công dụng của hàm duy trì khi niềng răng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi đã kết thúc niềng răng, bệnh nhân thường phải tiếp tục đeo hàm duy trì nhằm giúp khớp răng vẫn giữ được vị trí chuẩn. Vậy hàm duy trì là gì? Hàm duy trì có công dụng gì? Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu bài viết này!
Hàm duy trì là gì?
Hàm duy trì là một khí cụ thường được bác sĩ nha khoa yêu cầu bệnh nhân đeo sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha (nghĩa là đã tháo mắc cài và dây cung). Vì thế, tác dụng chính của hàm định hình đó là giúp răng được ổn định nhanh hơn, hạn chế tình trạng răng bị xô lệch trở lại và đồng thời đảm bảo rằng hiệu quả niềng răng là tối ưu nhất.
Các loại hàm duy trì
Hiện nay, có 2 loại hàm duy trì khá phổ biến và thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định, cụ thể như sau:
Hàm duy trì cố định
Hàm duy trì cố định là một loại hàm được làm bằng vật liệu composite, tùy thuộc vào khớp cắn của mỗi bệnh nhân mà sẽ được cố định liên tục vào răng, từ đó giúp răng duy trì ở vị trí chuẩn.
Tuy nhiên, bệnh nhân nếu được chỉ định phải sử dụng hàm cố định thì phải chú ý việc vệ sinh đúng cách nhằm tránh các tình trạng về răng miệng, ngoài ra cũng không được cắn vào vùng mang hàm duy trì để không làm bong dây.
Hàm duy trì tháo lắp
Hàm duy trì tháo lắp thường có 2 dạng như sau:
- Hàm duy trì tháo lắp dạng khay nhựa trong suốt: Tùy vào mỗi khớp răng mà hàm sẽ được thiết kế riêng, vì thế ưu điểm của loại hàm này là có tính thẩm mỹ rất cao, ít bị phát hiện, dễ tháo lắp để vệ sinh, tuy nhiên bạn cần lưu ý việc dùng đều đặn, tránh quên không đeo hay đeo không đúng để không làm vỡ, gãy hàm.
- Hàm duy trì tháo lắp kim loại: Mặc dù có thể làm lộ dây cung kim loại ra ngoài và không đảm bảo tính thẩm mỹ cao, thế nhưng ưu điểm của loại hàm này là sẽ cứng cáp, chắc chắn hơn, có thể được tháo lắp và vệ sinh dễ dàng, đồng thời bạn cũng cần lưu ý về việc phải sử dụng hàm duy trì đều đặn như trên.
Tại sao phải đeo hàm duy trì?
Do răng con người được đặt trong khu vực xương hàm và bao quanh là các dây chằng nha chu – những loại dây có ‘một miền ký ức riêng’, răng có thể sẽ trở về vị trí cũ theo trí nhớ của dây chằng sau quá trình niềng răng. Vì thế, bệnh nhân cần phải đeo hàm duy trì nhằm giữ răng ở vị trí, tư thế chuẩn.
Ngoài ra, vì đã phải chịu một lực xiết quá lâu, cả xương hàm lẫn răng đều sẽ yếu, nhạy cảm hơn bình thường, đồng thời răng cũng chưa thể ổn định mà các khớp cắn lại phải hoạt động nhiều khi ăn uống. Do đó, việc đeo hàm duy trì sẽ hạn chế tình trạng răng bị xô lệch cũng như sẽ giúp xương, răng, nướu dần ổn định với sự thay đổi của hàm răng.
Bên cạnh đó, hàm duy trì cũng giúp kích thích tạo xương mới để răng có thể ổn định với hàm, đồng thời quá trình giữ răng cố định này sẽ thường kéo dài từ 9 – 12 tháng. Vì thế, các bác sĩ nha khoa thường chỉ định cho bệnh nhân phải đeo hàm duy trì liên tục trong 12 tháng đầu sau khi tháo mắc cài để quá trình niềng trước đó đảm bảo hiệu quả.
Cần phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?
Tuỳ thuộc vào độ lệch răng và các vấn đề về khớp cắn mà thời gian đeo hàm duy trì ở từng bệnh nhân sẽ khác nhau. Cụ thể, ở tháng đầu tiên sau khi tháo mắc cài, bệnh nhân thường phải đeo hàm duy trì cả ngày lẫn đêm, sau đó chỉ cần đeo vào buổi tối, vài năm sau có thể đeo 2 – 3 buổi và cứ như vậy đến khi về già.
Một số lưu ý khi đeo hàm duy trì
Nhằm đảm bảo quá trình niềng răng đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên lưu ý một số điều sau đây khi đeo hàm duy trì:
- Bạn cần đeo hàm duy trì liên tục theo chỉ định của bác sĩ, tránh việc tháo ra và quên đeo lại.
- Để đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ, bạn nên rửa sạch hàm duy trì bằng nước lạnh, sau dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng để vệ sinh hàm khỏi cặn bẩn, vụn thức ăn, vi khuẩn. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng nước nóng để rửa hàm duy trì nhằm tránh làm hàm nhựa bị biến dạng.
- Trong quá trình ăn uống, nhai nuốt hay tham gia các hoạt động dưới nước, bệnh nhân nên tháo hàm duy trì, cất trong hộp chuyên dụng nhằm tránh gây vỡ, gãy hay rơi mất hàm.
- Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tái khám theo lịch của bác sĩ nha khoa để được kiểm tra, xử trí kịp thời nếu có bất thường gì xảy ra.
Trên đây là thông tin chi tiết về đặc điểm và công dụng của hàm duy trì. Hy vọng với bài viết này của Pgdphurieng.edu.vn, bạn sẽ bỏ túi thêm được nhiều thông tin bổ ích và từ đó cũng giúp quá trình niềng răng thêm hiệu quả hơn nhé!
Nguồn: vinmec.com, medlated.vn
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hàm duy trì là gì? Công dụng của hàm duy trì khi niềng răng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.