Bạn đang xem bài viết “Há miệng to ra” – Câu nói tưởng chừng vô hại nhưng lại ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bình thường, ở mỗi giờ ăn với bé, các bà mẹ hay có tâm lý muốn con có thể ăn nhiều và nhanh nhất có thể để đi làm những công việc khác. Và thường bạn sẽ chọn cách kêu con há miệng càng to càng tốt để có thể đưa được nhiều thức ăn nhất có thể. Tuy nhiên, nó lại để lại nhiều hậu quả xấu đối với trẻ mà ta không thể lường trước được mà bài viết dưới đây sẽ liệt kê ra cho bạn.
Nhai không đủ lâu, gây khó tiêu và hại cho hệ tiêu hoá của bé
Cơ thể của chúng ta sẽ trải qua 3 giai đoạn để có thể tiêu hoá được thức ăn. Thứ nhất là hoạt động nhai ở khoang miệng sẽ giúp bạn nghiền nhỏ thức ăn ra, đồng thời sẽ tiết enzyme ra để xúc tác thuỷ phân tinh bột thành đường để cơ thể hấp thụ được. Thứ hai là thức ăn sẽ được đẩy xuống dạ dày để được tiêu hoá, và cuối cùng là ở đường ruột.
Theo bác sĩ nội trú Lê Thanh Tuấn – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang, quá trình nhai sẽ rất quan trọng bởi nó sẽ giúp bạn nghiền nhỏ thức ăn ra và khi chúng đi xuống các bộ phận tiếp theo, cơ thể bạn sẽ dễ dàng hấp thu nó hơn. Do vậy, việc bạn liên tục yêu cầu bé “há miệng to ra” sẽ tạo cho bé phản xạ nhai không kỹ.
Đồng thời, với những trẻ ở dưới 10 tuổi thì hệ tiêu hoá vẫn chưa phát triển toàn diện, thế nên việc tiêu thụ thức quá nhanh và nhai không kỹ sẽ tạo một áp lực lớn lên hệ tiêu hoá của bé. Thói quen này lâu ngày sẽ gây ra các tình trạng như đau bụng, viêm ruột, loét dạ dày,…
Làm căng cứng cơ mặt
Việc phải liên tục mở miệng há to khi ăn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ hàm của trẻ, nhất là những trẻ dưới 3 tuổi thì cơ hàm vẫn còn yếu. Tình trạng này diễn ra liên tục sẽ khiến cơ hàm của bé phải hoạt động quá mức và có thể dẫn đến tình trạng cứng cơ mặt. Việc để bé ăn một cách từ tốn sẽ giúp cho cơ hàm của bé có khoảng nghỉ và đồng thời cũng giảm áp lực cho hệ tiêu hoá của bé.
Nguy hiểm đến tính mạng
Tình trạng bé bị nghẹn hay sặc là một chuyện không hề hiếm khi các bậc phụ huynh luôn mong muốn con mình ăn nhanh hơn. Tuy nhiên, trẻ sẽ không có khả năng nhai tốt như người lớn, cộng với việc được đưa quá nhiều thức ăn sẽ khiến trẻ dễ bị sặc hay nghẹn. Nếu chẳng may xảy ra trường hợp này, bạn chỉ có khoảng 1-2 phút để xử lý vấn đề này. Nếu không có kinh nghiệm có thể dẫn đến các sự cố không mong muốn.
Trong trường hợp bé yêu nhà bạn gặp trường hợp này, bạn hãy nhanh chóng dùng miệng của mình để ngậm vào mũi hoặc miệng của trẻ và hút mạnh ra. Mục đích của việc này có thể đưa thức ăn ra ngoài càng nhanh càng tốt để thông đường thở. Nếu đã thử nhưng không có hiệu quả và trẻ bị bất tỉnh, bạn hãy nhanh chóng liên lạc với bên cơ sở y tế và đồng thời tiếp tục thực hiện kỹ thuật hà hơi thổi ngạt cho bé bằng miệng-miệng hoặc là miệng-mũi.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn
Bạn nên kiên nhẫn với bé, nghĩa là bạn nên cho lượng thức ăn vừa phải cũng như là chờ bé nhai thật kỹ rồi hãy tiếp tục đút thức ăn tiếp cho bé.
Đối với trẻ em, một lần đưa thức ăn thì bé nên nhai trên 25 lần bởi nếu nhai không kỹ thì có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến dạ dày của bé. Đồng thời, bạn cũng không nên yêu cầu bé “há miệng to ra”.
Hạn chế cho bé chơi đồ chơi trong lúc chơi bởi việc đó sẽ khiến cho bé thiếu tập trung khi ăn, và có thể làm bé nhai không hiệu quả.
Việc yêu cầu bé há miệng quá to sẽ hình thành một thói quen xấu cho trẻ sau này, và nó có thể ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hoá của trẻ sau này. Việc tiết kiệm thời gian ở việc cho bé ăn là việc không cần thiết bởi hậu quả sau này bạn sẽ không lường được. Vì vậy hãy kiên nhẫn với bé yêu nhà bạn nhé!
Xem ngay Video:
Bạn sẽ quan tâm:
- Nguyên nhân bé bị nấc cụt và cách trị nấc cụt cho bé các mẹ không nên bỏ qua
- Có nên cho trẻ uống sữa tươi buổi tối? Đây là câu trả lời của chuyên gia
- Hại nhiều hơn lợi khi lúc nào cũng đeo bao tay, bao chân cho trẻ sơ sinh
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết “Há miệng to ra” – Câu nói tưởng chừng vô hại nhưng lại ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.