Bạn đang xem bài viết Hạ kali máu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kali trong cơ thể đóng vai trò là chất điện giải giúp tế bào cơ và dây thần kinh hoạt động tốt. Nếu nồng độ kali trong máu quá thấp có thể gây nên nhiều rối loạn sinh lý trong cơ thể. Vậy hạ kali máu là gì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Kali cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm hoạt động thần kinh và cơ. Bất thường nghiêm trọng về nồng độ kali có thể huỷ hoại chức năng tim một cách trầm trọng, thậm chí dẫn đến ngưng tim và tử vong. Nếu bạn đang quan tâm đến tình trạng hạ kali huyết thì không nên bỏ qua những thông tin sau đây nhé.
Hạ kali máu là gì?
Hạ kali máu là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nồng độ kali trong máu thấp hơn so với bình thường. Kali là một chất điện giải quan trọng đối với hoạt động của tế bào thần kinh và cơ, đặc biệt là đối với các tế bào cơ tim. Thận kiểm soát lượng kali trong cơ thể, cho phép lượng kali dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu hoặc mồ hôi.
Nồng độ kali trong máu người bình thường là từ 3,5 đến 5,0 mmol/l.
Nguyên nhân gây hạ kali máu
Một số nguyên nhân thường dẫn đến hạ kali huyết:
– Phổ biến nhất là hạ kali do mất nước quá nhiều, mất nước nặng làm mất kali ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp điển hình, đây là hậu quả của nôn và tiêu chảy, nhưng cũng có thể xảy ra ở vận động viên bị đổ mồ hôi quá mức. Mất kali còn có thể do thụt tháo hoặc quai hồi tràng.
– Một số thuốc làm tăng đào thải kali, điển hình là thuốc lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide), thuốc lợi tiểu quai (furosemide), cũng như các loại thuốc nhuận tràng. Cùng với tiêu chảy, điều trị lợi tiểu và lạm dụng thuốc nhuận tràng là các nguyên nhân thường gặp nhất gây hạ kali máu ở người lớn tuổi. Các thuốc khác có liên hệ với hạ kali máu như thuốc chống nấm amphotericin B, thuốc đồng vận beta-adrenergic, thuốc steroid, theophylline, aminoglycoside.
– Một trường hợp đặc biệt gây mất kali là khi nhiễm ketoacid đái tháo đường. Ngoài việc mất theo nước tiểu do đa niệu và giảm thể tích, kali còn bị mất cưỡng bức ở ống thận như là thành phần mang điện tích dương gắn với ketone, β-hydroxybutyrate mang điện tích âm.
– Các khiếm khuyết di truyền hiếm gặp ở các chất vận chuyển muối, như hội chứng Bartter hay hội chứng Gitelman cũng có thể gây hạ kali máu, theo cách tương tự như thuốc lợi tiểu.
– Hạ magie máu cũng có thể gây hạ kali máu, vì magie cần cho sự vận chuyển kali. Nguyên nhân này có thể được phát hiện khi hạ kali tiếp diễn dù đã bổ sung kali. Các bất thường điện giải khác cũng có thể hiện diện.
– Các tình trạng bệnh lý dẫn đến aldosterone cao bất thường gây tăng huyết áp và mất kali qua nước tiểu, bao gồm hẹp động mạch thận, hội chứng Cushing, hay các u (thường không ác tính) của tuyến thượng thận. Tăng huyết áp và hạ kali máu cũng có thể gặp khi thiếu men 11β-hydroxylase. Sự thiếu hụt này có thể bẩm sinh hoặc do ăn vào acid glycyrrhizic có trong chiết xuất của cam thảo, đôi khi được tìm thấy trong các phụ gia thảo mộc và kẹo.
Triệu chứng hạ kali máu
Hạ kali máu nhẹ thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Trên thực tế, các triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi mức kali quá thấp. Bạn có thể cân nhắc đến hạ kali huyết khi cảm thấy các triệu chứng sau: suy nhược mệt mỏi, táo bón, chuột rút, đánh trống ngực
Mức độ dưới 3,5 được coi là thấp và bất kỳ mức nào dưới 2,5 mmol/l là mức thấp đe dọa tính mạng. Ở mức hạ kali thấp các triệu chứng có thể xảy ra như là: tê liệt, suy hô hấp, chết cơ, tắc ruột.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể xảy ra rối loạn nhịp tim: rung tâm thất hoặc tâm nhĩ, nhịp tim không đều.
Các triệu chứng khác bao gồm chán ăn, buồn nôn và nôn.
Điều trị hạ kali máu
Bệnh nhân nhập viện khi bị hạ kali máu với các triệu chứng rõ ràng sẽ được theo dõi để đảm bảo nhịp tim được duy trì ổn định.
Các bước điều trị hạ kali huyết trong bệnh viện:
– Loại bỏ nguyên nhân: Sau khi xác định được nguyên nhân cơ bản, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Ví dụ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm tiêu chảy hoặc nôn mửa hoặc thay đổi thuốc
– Khôi phục mức kali: Bạn có thể bổ sung kali để khôi phục mức kali thấp. Nhưng việc cố định nồng độ kali quá nhanh có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như nhịp tim bất thường. Trong trường hợp lượng kali thấp đến mức nguy hiểm, bạn có thể cần tiêm tĩnh mạch để kiểm soát lượng kali nạp vào cơ thể.
– Theo dõi nồng độ trong thời gian nằm viện: Tại bệnh viện, bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm tra nồng độ của bạn để đảm bảo nồng độ kali không bị đảo ngược và gây ra tăng kali máu. Nồng độ kali cao cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Sau khi bạn xuất viện, bác sĩ có thể đề nghị một chế độ ăn giàu kali. Nếu bạn cần uống bổ sung kali, hãy uống chúng với nhiều nước, uống trong hoặc sau bữa ăn. Bạn cũng có thể cần dùng bổ sung magie vì mất magie có thể xảy ra cùng với mất kali.
Phòng ngừa hạ kali máu
Liên hệ với nhân viên y tế nếu bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 24 tiếng. Phòng ngừa mất nước để tránh xảy ra tình trạng hạ kali huyết.
Thực hiện một chế độ ăn uống giàu kali có thể giúp ngăn ngừa và điều trị kali trong máu thấp. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có một chế độ ăn hợp lý. Các thực phẩm giàu kali như: quả bơ, khoai lang, khoai tây, nước dừa, dưa hấu, các loại đậu trắng,…
Chú ý bổ sung lượng kali hợp lý vì dung nạp quá nhiều kali cũng gây ra tăng kali máu, đây cũng là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin sức khỏe bổ ích. Hãy quan tâm chú ý đến sức khỏe, cũng như có chế độ ăn uống luyện tập nghỉ ngơi hợp lý để phòng ngừa hạ kali huyết nhé.
Nguồn: healthline, wikipedia
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Kali là gì? Vai trò của kali với sức khoẻ
>>>>> Thực phẩm chứa nhiều Kali
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hạ kali máu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.