Bạn đang xem bài viết Hạ canxi máu: Nguyên nhân, triệu chứng, các biến chứng, phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng trong cơ thể, nó tồn tại trong xương và răng. Khi cơ thể không nhận đủ canxi, sẽ dẫn đến một số nguy cơ có hại trong đó có bệnh hạ canxi máu. Vậy hạ canxi máu ảnh hưởng như thế nào và sẽ có những biến chứng gì đến cơ thể, cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.
Hạ canxi máu (hypocalcemia) được định nghĩa là tổng nồng độ calci huyết thanh
Nguyên nhân hạ canxi máu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ canxi máu, từ việc hấp thụ canxi kém đến sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến canxi hoặc do một số yếu tố di truyền. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ canxi máu:
– Cung cấp không đủ canxi cho cơ thể: ở những đối tượng có nhu cầu canxi cao như trẻ em phát triển, phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ, nếu lượng canxi hàng ngày cung cấp không đủ sẽ dẫn đến tình trạng hạ canxi trong máu.
– Hạ albumin: hạ canxi máu xảy ra ở những bệnh nhân bị hạ albumin máu do các nguyên nhân gồm xơ gan, thận hư, suy dinh dưỡng, bỏng, bệnh mãn tính và nhiễm trùng huyết. Ở bệnh nhân bị hạ canxi máu, việc đo albumin huyết thanh là cần thiết để phân biệt tình trạng hạ canxi máu thực sự, bao gồm giảm canxi huyết thanh ion hóa, với giảm canxi máu giả, nghĩa là giảm canxi toàn phần do giảm lượng canxi liên kết với albumin, nhưng lượng canxi ion hóa không đổi.
– Suy tuyến cận giáp:hormon tuyến cận giáp hoạt động với vai trò là kết hợp với các hormon khác để điều chỉnh nồng độ canxi, phospho và vitamin D trong máu và xương mục đích là giữ được canxi cân bằng. Suy tuyến cận giáp được định nghĩa là tình trạng thiếu hụt hormone tuyến cận giáp (PTH). Thiếu hụt PTH có thể gây ra giảm nồng độ canxi và tăng nồng độ phspho trong cơ thể.
– Thiếu vitamin D: vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kích thích bài tiết hormone chuyển hóa xương. Vitamin D cùng với canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành, xây dựng, phát triển và bảo vệ xương từ đó giúp bạn phát triển chiều cao. Một chế độ ăn thiếu vitamin D hoặc tình trạng ruột kém hấp thu là nguyên nhân chính dẫn đến hạ canxi máu. Ngoài ra còn một số nguyên nhân như sự thay đổi trong việc chuyển hóa vitamin D khi dùng một số loại thuốc (ví dụ như phenytoin, phenobarbital, rifampin) hoặc do giảm hình thành vitamin D do da thiếu tiếp xúc ánh sáng mặt trời
– Thiếu magie huyết: hạ canxi máu là một biểu hiện phổ biến của tình trạng thiếu magie. Bệnh nhân bị hạ canxi máu kết hợp thiếu magie máu cũng cho thấy nồng độ hormone tuyến cận giáp (PTH) thấp, và các nghiên cứu chỉ ra rằng sự thiếu hụt magie sẽ ức chế sự giải phóng hormone tuyến cận giáp (PTH) ở những bệnh nhân bị hạ canxi máu. Sự phục hồi magiê cấp tính nhanh chóng điều chỉnh mức PTH, cho thấy tình trạng hạ magie huyết ảnh hưởng đến việc giải phóng PTH, hơn là sự tổng hợp của nó.
– Bệnh thận: bệnh ống thận, bao gồm toan hóa ống lượn gần mắc phải do các chất độc thận (ví dụ như kim loại nặng, đặc biệt cadmium) và toan hóa ống lượn xa, có thể gây hạ canxi máu nặng do mất canxi qua thận và làm giảm chuyển hóa của vitamin D sang dạng hoạt động 1,25 (OH)2D.
– Viêm tụy cấp: nguyên nhân chủ yếu là do kết tủa canxi dạng xà phòng hóa trong khoang bụng, ngoài ra việc giải phóng calcitonin do glucagon kích thích và giảm bài tiết PTH. Khi tuyến tụy bị tổn thương, các axit béo tự do được tạo ra do hoạt động của lipase tuyến tụy. Các muối canxi không hòa tan có trong tuyến tụy, và các axit béo tự do rất thích chelat hóa các muối, dẫn đến lắng đọng canxi ở sau phúc mạc. Từ đó dẫn đến việc hạ canxi máu.
– Hội chứng đói xương: phẫu thuật điều chỉnh cường cận giáp nguyên phát hoặc thứ phát có thể liên quan đến hạ canxi máu nghiêm trọng do sự gia tăng nhanh chóng của quá trình tái tạo xương. Hạ canxi máu xảy ra nếu tốc độ khoáng hóa xương vượt quá tốc độ hủy xương qua trung gian hủy cốt bào.
– Ngoài ra còn một số nguyên khác gồm: Giảm protein máu, sốc nhiễm khuẩn, tăng phosphat máu, do thuốc chống co giật (ví dụ, phenytoin, phenobarbital) và rifampin,…
Triệu chứng hạ canxi máu
Thiếu canxi giai đoạn đầu có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ phát triển khi tình trạng bệnh tiến triển. Các triệu chứng nghiêm trọng của hạ canxi máu bao gồm: nhầm lẫn hoặc mất trí nhớ, co thắt cơ bắp, tê và ngứa ran ở bàn tay, bàn chân và mặt, phiền muộn, ảo giác, chuột rút cơ bắp, móng tay yếu và dễ gãy, dễ gãy xương…
Có hai dấu hiệu để nhận biết tình trạng hạ canxi là: Dấu hiệu Chvostek và Trousseau
– Dấu Chvostek: là co giật không chủ ýcủa các cơ mặt được bộc lộ bởigõ nhẹ lên dây thần kinh mặt, phía trước của ống tai ngoài. Thực hiện kiểm tra bằng cách gõ vào ở vị trí trước gờ tai ngoài khoảng 2cm và dưới xương gò má, nếu thấycác cơ mặt bên cùng co lại thì bị hạ canxi. Nó xuất hiện ≤ 10% người khoẻ mạnh và ở hầu hết những người bị hạ canxi máu cấp nhưng thường không có ở hạ canxi máu mạn tính.
– Dấu Trousseau: là co cổ tay đột ngột thực hiệnbằng băng ép hoặc quấn băng huyết áp bơm cao hơn 20 mm Hg ở HA tâm thu được áp dụng cho cánh tay trong 3 phút. Nếu có sự co rút cơ sẽ xảy ra sau đó bao gồm gấp cổ tay và khớp bàn ngón, duỗi các ngón tay, gập ngón cái vào lòng bàn tay thì đó là dấu hiệu Trousseau.
Đối với trường hợp hạ canxi máu cấp là khi canxi huyết thanh 7mg/dl ( 1,75 mmol/l) sẽ xuất hiệncác triệu chứng Tetany, các dấu hiệu đặc trưng của Tetany gồm: rối loạn cảm giác của môi, lưỡi, ngón tay và bàn chân, co thắt cơ có thể kéo dài và gây đau, đau nhức cơ và sự co của cơ mặt
Các biến chứng do hạ canxi máu gây ra
Các biến chứng do bệnh thiếu canxi bao gồm tổn thương mắt, nhịp tim bất thường và loãng xương. Các biến chứng do loãng xương bao gồm: khuyết tật, gãy xương sống hoặc gãy xương khác, đi lại khó khăn
Nếu không được điều trị, bệnh thiếu canxi cuối cùng có thể gây tử vong.
Cách phòng ngừa hạ canxi máu
Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng hạ canxi máu bằng cách bổ sung canxi vào chế độ ăn hằng ngày. Một số loại thực phẩm giàu canxi như: các sản phẩm từ sữa (chẳng hạn như sữa, pho mát và sữa chua), đậu, quả sung, bông cải xanh, đậu hũ, sữa đậu nành, rau bina, ngũ cốc, các loại hạt và hạt, bao gồm cả hạt hạnh nhân và hạt vừng…
Mặc dù việc đáp ứng nhu cầu canxi là rất quan trọng, nhưng bạn cũng cần đảm bảo rằng mình không nạp quá nhiều. Theo bài viết về lượng canxi bổ sung cho mỗi người trên trang MayoClinic cho ta biết, giới hạn trên của lượng canxi hấp thụ tính bằng miligam (mg) đối với người lớn là:
– 2.000 mg mỗi ngày cho nam và nữ từ 51 tuổi trở lên
– 2.500 mg mỗi ngày cho nam giới và phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi
Ngoài ra, để tăng lượng canxi bạn có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn uống của mình, vitamin D rất quan trọng vì nó làm tăng tốc độ canxi được hấp thụ vào máu của bạn. Ánh nắng mặt trời kích hoạt cơ thể bạn tạo ra vitamin D, vì vậy việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời cũng có thể giúp tăng mức vitamin D.
Cuối cùng, để duy trì mức canxi và vitamin D, bạn nên thay đổi lối sống để tăng cường sức khỏe của xương như: duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên và hạn chế sử dụng thuốc lá và uống rượu.
Trước khi bổ sung canxi, hãy nói chuyện với bác sĩ. Hấp thụ quá nhiều canxi, có thể gây tăng canxi huyết, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, sỏi thận và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Bài viết trên đã cung cấp cho mọi người có thêm thông tin về tình trạng hạ canxi máu. Mong rằng mọi người hãy theo dõi sức khỏe của bản thân và có một chế độ ăn đầy đủ chất để hạn chế việc thiếu hụt canxi.
Nguồn:Healthline , Medscape, Medicalnewstoday
>>>>>> Bổ sung canxi đúng cách, an toàn, hiệu quả
>>>>>> Các dạng canxi, vai trò của chúng đối với sức khỏe
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hạ canxi máu: Nguyên nhân, triệu chứng, các biến chứng, phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.