H2S + NaOH → NaHS + H2O được biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng phương trình phản ứng H2S ra NaHS. Cũng như đưa ra các nội dung cơ bản thông tin liên quan đến phương trình phản ứng. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
1. Phương trình phản ứng H2S tác dụng với NaOH
H2S + NaOH → NaHS + H2O
2. Điều kiện phản ứng xảy ra giữa H2S và NaOH
Nhiệt độ thường
3. Dạng bài tập H2S tác dụng với dung dịch NaOH
NaOH + H2S → NaHS + H2O (1)
2NaOH + H2S → Na2S + 2H2O (2)
Lập tỉ lệ: T= nNaOH/nH2S
+) Nếu T< 1: hỗn hợp sau phản ứng gồm NaHS và NaOH dư, phương trình phản ứng (1).
+) Nếu T = 1: chỉ xảy ra phản ứng (1), NaOH và H2S phản ứng với tỉ lệ 1:1 vừa đủ.
+) Nếu 1 < T < 2: xảy ra cả phản ứng (1) và (2), cả NaOH và H2S đều hết phản ứng hết
+) Nếu T = 2: chỉ xảy ra phản ứng (2), NaOH và H2S phản ứng với tỉ lệ 2: 1 vừa đủ
+) Nếu T > 2: xảy ra phản ứng (2), hỗn hợp sau phản ứng gồm Na2S và NaOH dư
5. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Dẫn từ từ đến dư H2S vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Muối tan có trong dung dịch X là
A. Na2S.
B. Na2S và NaHS.
C. NaHS.
D. Na2S và NaOH.
NaOH + H2S → NaHS + H2O
Muối tan có trong dung dịch X là NaHS.
Câu 2. Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường
(a) Sục khí H2S vào dung dịch NaOH.
(b) Cho kim loại Na và nước.
(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(d) Trộn dung dịch NH4Cl với dung dịch NaOH.
(e) Cho bột Zn vào dung dịch HNO3.
(f) Trộn dung dịch FeCl2 với dung dịch AgNO3 dư.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là :
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2
(e) Cho bột Zn vào dung dịch HNO3.
(f) Trộn dung dịch FeCl2 với dung dịch AgNO3 dư
Câu 3. Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ:
A. Có phản ứng oxi hoá – khử xảy ra.
B. Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.
C. Axit sunfuhiđric mạnh hơn axit sunfuric.
D. Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhiđric.
H2S + CuSO4 → CuS↓ (kết tủa đen) + H2SO4
=> Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.
Câu 4. Trong các câu sau đây, câu nào sai?
A. Khi sục H2S vào dung dịch NaOH, Nếu 1 < nNaOH/nH2S < 2: xảy ra cả 2 phản ứng cả NaOH và H2S đều hết phản ứng hết
B. H2S vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
C. SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D. H2S làm mất màu dung dịch brom.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây sai?
A. H2S tan trong nước tạo thành dung dịch axit mạnh, có tính khử mạnh
B. SO2 là chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước
D. Trong công nghiệp, SO2 đực sản xuất bằng cách đốt S hoặc FeS