H2O2→ O2+ H2O được Pgdphurieng.edu.vn biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết phương trình phản ứng phân hủy H2O2 tỏa nhiều nhiệt và xảy ra nhanh khi có mặt xúc tác MnO2. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi liên quan đến tính chất của Hiđro peoxit. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
1. Phương trình điều chế oxi từ H2O2
2H2O2 O2 + 2H2O
2. Điều kiện phản ứng xảy ra
Hiđro peoxit Là hợp chất kém bền, dễ bị phân hủy. Phản ứng phân hủy H2O2 tỏa nhiều nhiệt và xảy ra nhanh khi có mặt xúc tác MnO2
3. Hiđro peoxit – Tính chất của Hiđro peoxit
Là chất lỏng không màu, nặng hơn nước tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào.
Công thức phân tử H2O2 và có cấu tạo dạng H – O – O – H.
Trong H2O2, O có số oxi hóa -1 là mức trung gian giữa -2 và 0 nên H2O2 có cả tính khử và tính oxi hóa.
Là hợp chất kém bền, dễ bị phân hủy. Phản ứng phân hủy H2O2 tỏa nhiều nhiệt và xảy ra nhanh khi có mặt xúc tác MnO2:
2H2O2 → 2H2O + O2
3.1. H2O2 là chất oxi hóa
H2O2 + KNO2 → KNO3 + H2O
H2O2+ 2KI → I2 + 2KOH
3.2. H2O2 là chất khử
Ag2O + H2O2 → 2Ag + H2O + O2
5H2O2+ 2KMnO4 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 5SO2+ K2SO4 + 8H2O
4. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử?
A . O3
B. H2SO4 đặc
C. SO3
D. H2O2
O3, H2SO4 đặc, SO3 chỉ có tính oxi hóa
Câu 2. Trong phản ứng nào sau đây H2O2 đóng vai trò chất khử?
A. H2O2+ KI → I2+ KOH
B. H2O2 + KCrO2 + KOH → K2CrO4 + H2O
C. H2O2 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O
D. H2O2 + Cl2 → O2 + HCl