Bạn đang xem bài viết Gợi ý mâm ngũ quả cúng làm nhà đầy đủ, chi tiết nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi chuẩn bị cất nhà thì lễ cúng động thổ làm nhà là một nghi thức tâm linh không thể thiếu của người dân Việt Nam. Chính vì lẽ đó, việc chuẩn bị mâm ngũ quả cúng làm nhà đầy đủ, chính xác cũng là điều mà nhiều người quan tâm. Hôm nay, hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu mâm ngũ quả cúng làm nhà đầy đủ, chi tiết nhất qua bài viết sau!
Ý nghĩa mâm ngũ quả cúng làm nhà
Trong phong thủy, số 5 được xem là con số may mắn nên thường thấy trong nhiều nghi lễ truyền thống. Theo đó, mâm ngũ quả cúng làm nhà nói riêng và trong các nghi lễ khác nói chung, bao gồm 5 loại trái cây đại diện cho mong muốn cầu xin thần linh 5 điều hay còn gọi là ngũ phúc lâm môn: Phúc, Quý, Thọ, Khang, Ninh.
Riêng đối với nghi lễ cúng làm nhà, mâm ngũ quả thể hiện cho những sản vật kết tinh từ thành quả lao động của con người, được dâng lên cúng để tỏ lòng thành kính.
Mâm ngũ quả cúng làm nhà gồm những gì?
Quả chuối – hành Mộc (Đông Phương)
Quả chuối (Đông Phương) là loại quả tượng trưng cho hành Mộc trong phong thủy. Quả chuối trong mâm ngũ quả thể hiện lòng thành kính mong muốn một mái nhà vững chắc, ổn định trong tương lai.
Quả hồng đỏ – hành Hỏa (Nam Phương)
Quả hồng đỏ (Nam Phương) là loại quả đại diện cho hành Hỏa với màu đỏ rực rỡ, loại quả này mang đến nhiều điều tốt lành, may mắn trong sự nghiệp kinh doanh làm ăn cho gia chủ. Đồng thời, cầu mong nhiều tài lộc, phát đạt.
Quả bưởi – hành Kim (Trung Phương)
Trong khi đó, quả bưởi trên mâm ngũ quả cúng nhà là tượng trưng cho hành Kim, liên quan đến vàng bạc, của cải. Do đó, hành Kim có mặt trong ngũ quả sẽ mang đến nhiều tài lộc cho gia chủ.
Trái cây có màu sậm – hành Thổ (Bắc Phương)
Những loại trái cây có màu sậm cùng với quả mận tím, hồng xiêm là những loại quả đại diện cho hành Thổ trong phong thủy, điều này là cầu mong một tương lai phát triển hơn.
Quả lê trắng – hành Thủy (Tây Phương)
Quả lê trắng (Tây Phương) là tượng trưng cho hành Thủy còn lại, với mong muốn đem lại nhiều điều tốt lành, thuận lợi, hanh thông trong mọi việc của các thành viên trong gia đình.
Trên đây là 5 loại quả phổ biến thường có trong mâm ngũ quả cúng làm nhà. Tuy nhiên, mâm ngũ quả cũng có thể thay đổi các loại trái cây khác nhau tùy thuộc vào văn hóa của mỗi vùng miền, ví dụ miền Nam sẽ có các loại quả như mãng cầu, dừa, sung, đu đủ, xoài,…còn miền Bắc sẽ là dưa hấu, lựu, thanh long, táo, đào,…
Trái cây kiêng không bày mâm ngũ quả cúng làm nhà
Khi cúng làm nhà hay bất kì lễ cúng nào, bạn nên lựa trái cây tươi, không bị dập úng, mua về thì rửa sạch, lau khô rồi bày ra đĩa để trưng cúng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số trái cây kiêng không bày mâm ngũ quả cúng làm nhà gồm:
- Trái cây giả: Trái cây giả không có mùi thơm tự nhiên, chỉ thích hợp dùng để trang trí, không thích hợp để làm lễ cúng vì không tỏ lòng thành tâm.
- Trái cây có vị chua, cay, đắng, chát: Những trái như ớt, chanh, khế,…không nên bày ra mâm cúng vì mang đến những điều không tốt, gặp nhiều điều xấu, cay đắng trong nhà mới.
- Trái cây có gai nhọn, xù xì: Mít, sầu riêng có hình dáng không đẹp mắt, làm mất đi tính thẩm mỹ và sự sang trọng cho mâm ngũ quả.
- Trái cây có mùi nồng: Sầu riêng và mít có mùi nồng sẽ át đi mùi thơm của các loại quả khác. Trong khi đó, bạn nên cân bằng mùi thơm của các loại quả để giữ được sự đầy đặn, trọn vẹn.
Vừa rồi Pgdphurieng.edu.vn đã giới thiệu đến bạn các loại quả trong mâm ngũ quả cúng làm nhà cũng như các loại quả kiêng kỵ. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn nhé!
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Gợi ý mâm ngũ quả cúng làm nhà đầy đủ, chi tiết nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.