Đáp án Mô đun 4 môn Toán Tiểu học giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tương tác, câu hỏi trắc nghiệm môn Tiếng Việt để đạt kết quả cao trong bài tập cuối khóa Mô đun 4 của mình.
Bên cạnh đó, còn có cả Kế hoạch bài dạy Mô đun 4 môn Toán, giúp thầy cô nắm được các phương pháp học tập và hoàn thành bài tập trong tập huấn Mô đun 4 một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đáp án môn Tự nhiên và xã hội, Công nghệ để đạt kết quả như mong muốn. Mời thầy cô cùng tải miễn phí trong bài viết dưới đây:
Câu hỏi tương tác môn Toán Module 4
Câu 1. Trả lời câu hỏi
Theo Thầy/ Cô, việc việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Toán có ý nghĩa gì với giáo viên và đối với bản thân Thầy/ Cô?
Việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Toán có ý nghĩa gì với giáo viên và đối với bản thân là: GV có cơ sở để có thể phát triển các kế hoạch bài học hoặc chủ đề cụ thể để tiến hành giảng dạy hiệu quả. Những vấn đề được xác định trong KHDH&GD môn học, đặc biệt là xác định mạch nội dung, cách thức tổ chức dạy học, tài nguyên và phương án đánh giá giúp cân đối giữa các nội dung, từ đó việc triển khai dạy học thuận lợi và tiết kiệm thời gian.
Câu 2. Theo thầy/cô, cần đặt ra những câu hỏi nào để mô tả rõ ràng, chính xác hành động của HS trong mỗi hoạt động học? Hãy gửi câu trả lời để GV
Mô tả rõ ràng,chính xác những hành động mà HS/nhóm HS đã thực hiện trong hoạt động học được đưa ra phân tích. Cụ thể là:
- HS đã tiếp nhận nhiệm vụ học tập thế nào?
- Từng cá nhân HS đã làm gì (nghe, nói, đọc, viết) để thực hiện nhiệm vụ học tập được giao?
Chẳng hạn, HS đã nghe/đọc được gì, thể hiện qua việc HS đã ghi được những gì vào vở học tập cá nhân?
- HS đã trao đổi/thảo luận với bạn/nhóm bạn những gì, thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ thế nào?
- Sản phẩm học tập của HS/nhóm HS là gì?
- HS đã chia sẻ/thảo luận về sản phẩm học tập thế nào? HS/nhóm HS nào báo cáo? Báo cáo bằng cách nào/như thế nào? Các HS/nhóm HS khác trong lớp đã lắng nghe/thảo luận/ghi nhận báo cáo của bạn/nhóm bạn thế nào?
- GV đã quan sát/giúp đỡ HS/nhóm HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập được giao thế nào?
- GV đã tổ chức/điều khiển HS/nhóm HS chia sẻ/trao đổi/thảo luận về sản phẩm học tập bằng cách nào/như thế nào?
Câu 3. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Thầy cô hãy kéo thả các thông tin để hoàn thiện mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng ở hoạt động 1: Khởi động
1- Mức 1: Tình huống khởi động nhằm huy động kiến thức/kĩ năng đã có của HS nhưng chưa tạo được hứng thú, chưa tạo được mâu thuẫn nhận thức để đặt ra vấn đề/câu hỏi chính của bài học
2- Mức 2: Tình huống khởi động tạo được hứng thú cho HS nhưng chưa huy động được kiến thức/kĩ năng đã có của HS hoặc chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả nhưng chưa lí giải được đầy đủ bằng kiến thức/kĩ năng đã có của HS; tạo được mâu thuẫn nhận thức.
3- Mức 3: Tình huống mở đầu gần gũi với kinh nghiệm sống của HS tạo hứng thú cho HS và chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả nhưng chưa lí giải được đầy đủ bằng kiến thức/kĩ năng cũ; đặt ra được vấn đề/câu hỏi chính của bài học.
Câu 4. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Thầy cô hãy kéo thả các thông tin để hoàn thiện mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng ở hoạt động 2 – Hoạt động phân tích, khám phá, rút ra bài học
1- Mức 1: Các hoạt động giúp HS biết huy động kiến thức nhưng chưa biết chia sẻ và hợp tác trong học tập để thu nhận kiến thức mới. -Kiến thức mới được trình bày rõ ràng, tường minh bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng; – Có câu hỏi/lệnh cụ thể cho HS hoạt động để tiếp thu kiến thức mới.
2- Mức 2: Các hoạt động giúp HS biết huy động kiến thức, chia sẻ và hợp tác trong học tập để thu nhận kiến thức mới. – Kiến thức mới được thể hiện trong kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng; – Có câu hỏi/lệnh cụ thể cho HS hoạt động để tiếp thu kiến thức mới và giải quyết được đầy đủ tình huống/câu hỏi/ nhiệm vụ mở đầu.
3- Mức 3: Các hoạt động giúp HS biết huy động kiến thức, chia sẻ và hợp tác trong học tập để thu nhận kiến thức mới. Sau khi HS đã phát hiện ra kiến thức mới, GV là người chuẩn hóa lại kiến thức cho HS để rút ra bài học. – Kiến thức mới được thể hiện bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng gắn với vấn đề cần giải quyết; tiếp nối với vấn đề/câu hỏi chính của bài học để HS tiếp thu và giải quyết được vấn đề/câu hỏi chính của bài học
Câu 5. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Thầy cô hãy kéo thả các thông tin để hoàn thiện mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng ở hoạt động 3 – Hoạt động thực hành, luyện tập
1- Mức 1: Có câu hỏi/bài tập vận dụng trực tiếp những kiến thức mới học nhưng chưa nêu rõ lí do, mục đích của mỗi câu hỏi/bài tập
2- Mức 2: Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống; mỗi câu hỏi/bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức/kĩ năng cụ thể.
3- Mức 3: Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống, gắn với tình huống thực tiễn; mỗi câu hỏi/bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức/kĩ năng cụ thể.
Câu 6. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Thầy cô hãy kéo thả các thông tin để hoàn thiện Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập
1- Mức 1: Mục tiêu của mỗi hoạt động học và sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành trong mỗi hoạt động đó được mô tả rõ ràng – Nhưng chưa nêu rõ phương thức hoạt động của HS/nhóm HS nhằm hoàn thành sản phẩm học tập đó.
2- Mức 2: Mục tiêu và sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học được mô tả rõ ràng; – Phương thức hoạt động học được tổ chức cho HS được trình bày rõ ràng, cụ thể, thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập cần hoàn thành.
3- Mức 3: Mục tiêu, phương thức hoạt động và sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành trong mỗi hoạt động được mô tả rõ ràng; – Phương thức hoạt động học được tổ chức cho HS thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập và đối tượng HS.
Câu 7. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Thầy cô hãy kéo thả các thông tin để hoàn thiện mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS
1- Mức 1: Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành nhưng chưa mô tả rõ cách thức mà HS hành động với thiết bị dạy học và học liệu đó.
2- Mức 2: Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành; mô tả cụ thể, rõ ràng cách thức mà HS hành động (đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành) với thiết bị dạy học và học liệu đó.
3- Mức 3: Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành; cách thức mà HS hành động (đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành) với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả cụ thể, rõ ràng, phù hợp với kĩ thuật học tích cực được sử dụng.
Câu 8. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Thầy cô hãy kéo thả các thông tin để hoàn thiện
1- Mức 1: Phương thức đánh giá sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học được mô tả nhưng chưa có phương án kiểm tra trong quá trình hoạt động học của HS.
2- Mức 2: Phương án kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động học và sản phẩm học tập của HS được mô tả rõ, trong đó thể hiện rõ các tiêu chí cần đạt của các sản phẩm học tập trong các hoạt động học
3- Mức 3: Phương án kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động học và sản phẩm học tập của HS được mô tả rõ, trong đó thể hiện rõ các tiêu chí cần đạt của các sản phẩm học tập trung gian và sản phẩm học tập cuối cùng của các hoạt động học.
Câu 9. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Thầy/cô hãy kéo thả các hộp thông tin để hoàn thiện Quy trình xây dựng khung kế hoạch dạy học.
5- Bước 3. Xây dựng khung kế hoạch dạy học của chủ đề
1- Giai đoạn 1. Xác định các nội dung chính trong KHDH môn học
2- Giai đoạn 2. Xây dựng khung KHDH cho một chủ đề
4- Bước 2. Xây dựng mạch phát triển nội dung và xác định các tiểu chủ đề
3- Bước 1. Xác định nội dung dạy học từ YCCĐ
6- Giai đoạn 3. Xây dựng khung KHDH cho các chủ đề, chuyên đề
Câu 10. Thầy/ Cô hãy thiết kế một sơ đồ phân tích kế hoạch bài dạy dựa trên gợi ý trong giai đoạn 1 trên màn hình.
Khi dạy học chủ đề “Hình khối” ở lớp 2. GV phân tích và nắm được ở lớp 1 HS đã được làm quen với khối hộp chữ nhật, khối lập phương nhận dạng thông qua đồ dùng học tập và vật thật. Lớp 2 HS được làm quen với khối trụ, khối cầu qua vật thật và đồ dùng học tập. Đến lớp 3 HS cũng học khối hộp chữ nhật, khối lập phương nhưng được làm quen với một số yếu tố cơ bản như đỉnh, mặt, cạnh của của khối lập phương khối hộp chữ nhật.
Đáp án 20 câu trắc nghiệm Module 4 môn Toán
Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất
Trong tài liệu này, quy trình xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn Toán theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh được thực hiện qua mấy bước
5 bước
4 bước
3 bước
6 bước
Câu 2.Nội dung nào sau đây không phải là một bước trong quy trình xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn Toán theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Xây dựng kế hoạch giáo dục môn Toán tổng thể
Phân tích đặc điểm, điều kiện của địa phương
Phân tích đặc điểm, điều kiện của nhà trường và đối tượng học sinh
Xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề/bài học
Câu 3. Chọn đáp án đúng nhất
Trong tài liệu, tiến trình tổ chức hoạt động học tập cho học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực là:
Kiến thức mới – Thực hành, luyện tập – Vận dụng
Trải nghiệm – Thực hành, luyện tập – Vận dụng
Trải nghiệm – Kiến thức mới – Thực hành, luyện tập – Vận dụng
Trải nghiệm – Kiến thức mới – Thực hành
Câu 4. Trong tài liệu cấu trúc kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực được khuyến khích sử dụng gồm
5 bước
4 bước
3 bước
6 bước
Câu 5. Chọn đáp án đúng nhất
Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học cần đảm bảo các nguyên tác tối thiểu sau:
Nguyên tác tính đẳng; Nguyên tắc khách quan; Nguyên tắc khoa học
Nguyên tắc khách quan; Nguyên tắc khoa học
Nguyên tác tính đảng; Nguyên tác khách quan
Nguyên tác khách quan; Nguyên tắc khoa học; Nguyên tắc tinh giản
Câu 6. Tiêu chí nào sau đây không phải là tiêu chí đánh giá kế hoạch và tài liệu dạy học?
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập
Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng
Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tỏ chức hoạt động học của học sinh
Câu 7. Quy trình phân tích hoạt động của học sinh khi phân tích, đánh giá kế hoạch bài dạy được thực hiện qua mấy bước?
5 bước
6 bước
4 bước
3 bước
Câu 8. Cấu trúc kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực được khuyến khích sử dụng gồm các bước nào?
Phân tích, khám phá rút ra kiến thức thức, thực hành luyện tập, vận dụng kiến thức kỹ năng vào thực tiễn
Trải nghiệm, phân tích khám phá rút ra kiến thức, thực hành luyện tập
Trải nghiệm, phân tích khám phá rút ta kiến thức
Trải nghiệm khám phá rút ra kiến thức, thực hành luyện tập, vận dụng kiến thức kỹ năng vào thực tiễn
Câu 9. Bước nào sau đây không trong quy trình phân tích hoạt động của học sinh khi phân tích, đánh giá kế hoạch bài dạy?
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học
Đánh giá kết quả/ hiệu quả của hoạt động học
Mô tả hành động của học sinh trong mỗi hoạt động học
Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
Câu 10. Tiêu chí nào sau đây là một trong những tiêu chí đánh giá kế hoạch và tài liệu dạy học?
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập
Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh
Câu 11. Hình thức nào dưới đây không sử dụng để hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục, dạy học hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Tổ chức đánh giá học sinh
Tổ chức bồi dưỡng qua mạng
Tổ chức khóa bồi dưỡng tập trung
Tổ chức sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn
Câu 12. Tiêu chí nào sau đây là một trong những tiêu chí đánh giá nội dung tổ chức hoạt động cho học sinh?
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh
Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh
Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh
Câu 13. Chọn đáp án đúng nhất
Bản kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học gồm các phần chính nào sau đây?
Phần thông tin chung: Phần kế hoạch dạy học cá nhân và giáo dục cá nhân; Phần kế hoạch tự học và bồi dưỡng thường xuyên
Phần kế hoạch dạy học cá nhân và giáo dục cá nhân; Phần kế hoạch dạy học và giáo dục hàng tháng
Phần thông tin chung: Phần kế hoạch dạy học cá nhân và giáo dục cá nhân;
Phần thông tin chung: Phần kế hoạch dạy học cá nhân và giáo dục cá nhân; Phần kế hoạch tự học và bồi dưỡng thường xuyên; Phần kế hoạch dạy học và giáo dục hàng tháng
Câu 14. Tìm cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn thông tin”… cho phép các nhà quản lý tập trung sự chú ý của mình vào các mục tiêu dạy học phát triển năng lực phẩm chất người học, làm rõ hơn phương hướng hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường trong kỳ học, năm học”.
Kế hoạch dạy học và giáo dục
Kế hoạch dạy học
Kế hoạch cá nhân
Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm
Câu 15. Tiêu chí nào sau đây là một trong những tiêu chí đánh giá hoạt động của học sinh
Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh
Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trìn bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp ác, giúp đỡ nhay khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Khả năng theo dõi quan sát, phát hện kịp thời những khó khăn của học sinh
Câu 16. Tìm cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau:…. là bản thiết kế các công việc và GV sẽ thực hiện để phát triển cá nhân, được sử dụng trong việc thiết lập và hướng tới các mục tiêu cho sự phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của GV”.
Kế hoạch tự học
Kế hoạch bài học
Kế hoạch dạy học
Kế hoạch giáo dục
Câu 17. Mục tiêu của việc phân tích đặ điểm, điều kiện của nhà trường và đối tượng học sinh khi xây dựng kế hoạch dạy học môn Toán theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh là gì?
Xây dựng được bản kế hoạch giáo dục môn Toán tổng thể theo từng năm học
Xác định những thuận lợi, khó khăn liên quan đến các đặc điểm, điều kiện của nhà trường và đối tượng học sinh để đảm bảo xây dựng kế hoạch giáo dục môn học phù hợp.
Xác định được các yêu cầu cốt lõi của chương trình tổng thể chương trình môn Toán cấp tiểu học trong chương trình GDPT về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, tổ chức, đánh giá
Xây dựng được bản kế hoạch giáo dục môn Toán theo chủ đề/ bài học
Câu 18. Nguyên tắc nào sau đây không phải nguyên tắc xây dựng kế hoạch dạy học môn Toán?
Đảm bảo yêu cầu phân hòa, đáp ứng nhu cầu học tập của các đối tượng học sinh khác nhau
Đảm bảo sự tương thích dạy học, đánh giá
Đảm bảo tính liên tục, kết nối, phát triển giữa các lớp
Đảm bảo quy mô của các hoạt động và chất lượng giáo dục
Câu 19. Tìm cụm từ nào sau đây thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau?
…… là sự cụ thể hóa CT GDPT môn Toán phù hợp với điều kiện cụ thể về thời gian, đặc điểm của người học, nhận lực, vật lực,… của nhà trường là:
Kế hoạch dạy học môn Toán
Kế hoạch năm học
Kế hoạch dạy học
Kế hoạch giáo dục
Câu 20. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của bài học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học?
Tăng cường hoạt động học tập và thực hành, ứng dụng
Tăng cường tích hợp, liên môn
Sử dụng hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học
Tăng cường sử dụng phương pháp hỏi đáp
Kế hoạch bài dạy Module 4 môn Toán Tiểu học
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN
GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh:
1. Kiến thức:
- Biết thực hiện giảm một số đi một số lần.
- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần qua các ví dụ cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức vào giải các bài toán về giảm đi 1 số lần.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
4. Phát triển các năng lực toán học:
– Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm
– Năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: vận dụng kiến thức vào giải các bài toán về giảm đi 1 số lần.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học : phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần qua các ví dụ cụ thể.
- Năng lực giao tiếp toán học: Nói cho bạn biết về các ví dụ các bài toán về giảm đi 1 số lần.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bông hoa, phiếu HT, bảng phụ
- HS: Bảng con, bộ đồ dùng toán 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC | PHƯƠNG PHÁP,CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ |
1. Hoạt động khởi động: – GV kết hợp BHT tổ chức trò chơi “Truyền điện” (về các bảng chia đã học) – GV nhận xét – Kết nối bài học |
– HS tham gia chơi – HS lắng nghe |
-Trực quan – Nêu và giải quyết vấn đề |
– PP: Trò chơi. – CC: Câu hỏi. |
2. Hoạt động khám phá: 2.1 Hướng dẫn học sinh cách giảm một số đi nhiều lần. – GV giới thiệu 2 hàng các bông hoa, hướng dẫn HS sắp xếp các bông hoa như hình vẽ rồi hỏi: + Số bông hoa ở hàng trên? + Số bông hoa ở hàng dưới so với hàng trên ? – GV ghi bảng: + Hàng trên: 6 bông hoa + Hàng dưới: 6: 3= 2 (bông hoa) *GVKL: Số bông hoa ở hàng trên giảm 3 lần thì được số bông hoa ở hàng dưới. 2.2 Thực hành trên đoạn thẳng: + Độ dài đoạn thẳng AB? + Đoạn thẳng CD so với đoạn thẳng AB? – GV ghi bảng như SGK: + Độ dài đoạn thẳng AB: 8cm + Độ dài đoạn thẳng CD: 8: 4 = 2 (cm) + Muốn giảm 8 cm đi 4 lần ta làm thế nào? + Muốn giảm một số đi 4 lần ta làm thế nào? + Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào? *GVKL: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần |
– HS sắp xếp các và bông hoa trả lời: – 6 bông hoa – Số bông hoa ở hàng trên giảm 3 lần thì có số bông hoa ở hàng dưới – HS lắng nghe – HS nhắc lại – 8 cm – Đoạn thẳng AB giảm 4 lần thì được đoạn thẳng CD. +Ta chia 8 cm cho 4 +Ta chia lấy số đó chia cho 4 + Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần – HS nhắc lại |
– Hợp tác -Nêu và giải quyết vấn đề |
PP: Quan sát CC: Bảng kiểm |
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: Bài 1 – Gọi HS đọc yêu cầu. – Cho HS nêu cách làm – HS thảo luận nhóm 4 và chia sẻ kết quả trước lớp. – GV nhận xét. Bài 2: – Gọi HS đọc yêu cầu. + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? – Yêu cầu HS làm bài vào vở. – GV nhận xét Bài 3: – Gọi HS đọc yêu cầu. – Cho HS làm bài vào vở nháp, chia sẻ kết quả trước lớp. – Hỏi cách làm ý a) + Trước khi vẽ đoạn thẳng CD, em đã làm gì? + Để tính độ dài đoạn thẳng CD, em làm thế nào? – Hỏi tương tự với ý b) + Vì sao lại lấy 8 – 4? *GVlưu ýHS phân biệt giữa giảm đi số lần và giảm đi 1 số đơn vị: Giảm đi 1 số lần là lấy số đó chia cho số lần, còn giảm đi 1 số đơn vị là lấy số đó trừ đi 1 số đơn vị đó. |
– HS nêu yêu cầu bài tập – HS nêu cách làm – HS thảo luận nhóm 4 để thống nhất kết quả, sau đó chia kết kết quả trước lớp – HS nhận xét – HS nêu yêu cầu bài tập – HS phân tích bài toán. – HS làm bài vào vở, đổi kiểm tra chéo. – Chia sẻ kết quả trước lớp. Bài giải Thời gian làm công việc đó bằng máy là: 30: 5 = 6 (giờ) Đáp số: 6 giờ. – HS nhận xét – HS nêu yêu cầu bài tập – HS thực hành làm bài – Chia sẻ kết quả trước lớp (giải thích cách làm) + Tính độ dài của đoạn thẳng CD + Lấy 8: 4 = 2 (cm) + Lấy 8 – 4 = 4 (cm) + Vì giảm đi 4 cm chứ không phải 4 lần. – Lắng nghe |
– Thực hành -Hợp tác nhóm – Nêu và giải quyết vấn đề |
PP: Vấn đáp, gợi mở CC: câu hỏi, sản phẩm học tập |
4. Hoạt động vận dụng, kiến thức, kỹ năng và thực tiễn: – Yêu cầu HS đếm số bàn trong lớp và giảm đi 3 bàn, 7 bàn. – Nhận xét giờ học. |
– HS thực hiện vào bảng con. |
– Nêu và giải quyết vấn đề |
PP: Quan sát CC:Rubrics |
IV. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ:
1. Bảng kiểm
Hoạt động rút ra bài học
PC/NL | Chỉ báo / Biểu hiện | Có | Không |
Chăm chỉ | Thao tác trên bảng con đúng theo phép tính từ SGK | ||
Trách nhiệm | Biết tự làm bài của mình, nhắc nhở các bạn kĩ năng tính toán. | ||
Tư duy, lập luận toán học | phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần qua các ví dụ cụ thể. | ||
GQVĐ toán học | vận dụng kiến thức vào giải các bài toán về giảm đi 1 số lần. | ||
NL giao tiếp toán học | Nói cho bạn biết về các ví dụ các bài toán thực tiễn có vận dụng về giảm đi 1 số lần |
2. Thang đo:
(Hoạt động thực hành, luyện tập)
Tiêu chí | Thang đo |
Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào ? Gợi ý muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần |
M1 |
Nêu được tình huống bài toán thực tiễn đơn giản : Mẹ có 40 quả bưởi, sau khi đem bán thì số bưởi giảm đi 5 lần. hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả bưởi? Giải quyết bài toán: 40: 5 = 8 (quả bưởi) |
M2 |
Chuyển thành câu chuyện kể. Ví dụ: Nhà Nga vừa thu hoạch bưởi. Sau khi thu hoạch xong được 40 quả bưởi. Mẹ Nga đem bàn thì số quả bưởi giảm đi 5 lần. Hỏi mẹ Nga còn lại bao nhiêu quả bưởi? Giải quyết bài toán: 40: 5 = 8 (quả bưởi) |
M3 |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Gợi ý đáp án Mô đun 4 môn Toán Tiểu học Đáp án Module 4 môn Toán của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.