Bạn đang xem bài viết Giun sán tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh giun sán là gì?
Tên gọi khác: giun ký sinh, sán ký sinh, sán lãi
Giun sán là thuật ngữ chỉ về những sinh vật đa bào lớn, mà khi trưởng thành thường có thể được nhìn thấy bằng mắt thường, sống ký sinh trong cơ thể con người và động vật (gia súc, gia cầm, vật nuôi).
Giun sán có thể ký sinh ở nhiều cơ quan nhưng chủ yếu là ruột. Các loại giun sán khác nhau có sự nhạy cảm với thuốc khác nhau. Vì vậy cần xét nghiệm xem cơ thể nhiễm giun sán nào để lựa chọn thuốc điều trị phù hợp.
Nguyên nhân mắc bệnh giun sán
– Thường do thói quan ăn uống: ăn nhiều rau sống, hải sản, thịt tái, ăn thức ăn không sạch hay nấu chưa chín, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau quả chưa được rửa sạch
– Môi trường ô nhiễm, nguồn nước không vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất, nguồn không khí bị ô nhiễm, tay bẩn.
– Nuôi thú cưng (chó, mèo) dẫn đến bị nhiễm ấu trùng giun sán từ vật nuôi, đặc biệt là ấu trùng giun đũa chó (sán chó).
– Không giữ vệ sinh cho trẻ: hay đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn, không rửa tay sau khi đi vệ sinh
Tùy theo vùng miền dễ gặp các loại giun sán khác nhau, ở miền Bắc, do thói quen ăn tiết canh nên thường bị sán gạo lợn.
Triệu chứng nhiễm giun sán
Triệu chứng mắc bệnh ở người lớn
– Thường gặp nhất là ngứa da do cơ thể người sinh kháng thể chống lại các kháng nguyên được tiết ra từ cơ thể ký sinh trùng, làm cho người bị nhiễm giun sán trong máu cảm thấy ngứa ngáy, gãi mãi mà không hết ngứa (đặc biệt là bệnh sán chó)
– Mưng mủ, viêm da
– Đôi khi giun sán di chuyển, phá hủy não, cơ tim, mắt.
Triệu chứng mắc bệnh ở trẻ em
Bệnh nhiễm giun sán đường ruột có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho trẻ em như biếng ăn, chậm lớn, gây sa sút tinh thần và trí tuệ, hoặc giun chui vào các bộ phận của cơ thể gây tắc ruột, viêm túi mật, viêm vùng kín… nhưng biểu hiện của bệnh ở trẻ thường không biểu hiện rõ nét:
– Ăn uống kém, không tăng cân, cảm thấy đau bụng vùng quanh rốn hoặc thành cơn ở hố chậu phải, có thể nôn, lợm giọng, buồn nôn lúc sáng, đặc biệt khi có quá nhiều giun trẻ có thể nôn hoặc đi tiêu ra giun…
– Da xanh xao, nhợt nhạt, biểu hiện thiếu máu
– Khó ngủ, hay trằn trọc, hay nằm sấp, kém tập trung chú ý.
– Ngứa hậu môn, viêm đỏ hậu môn, bé gái có thể bị viêm âm đạo khi bị nhiễm giun kim
– Khi có ấu trùng di chuyển ở phổi có thể sốt, ho, mệt mỏi, kém ăn.
– Thấy trứng giun trong phân khi xét nghiệm
Điều trị bệnh giun sán
Thuốc điều trị giun gồm có:
– Thuốc trị giun trong lòng ruột: piperazin (piperazin citrat, piperal, antepar, piperol), mebendazole (fugacar, vermox, soltric), albendazole (zenben, zentel, alzental), pyrantel (antiminth, combantrin, panatel), thiabendazole (mitezol)
– Thuốc trị giun ngoài ruột: diethylcarbamazin (banocid, DEC, notezin), suramin, thiabendazole
Thuốc điều trị sán gồm có:
– Thuốc trị sán ngoài ruột: niclosamid (niclocide, yomesal, tamox), quinacrin
– Thuốc trị sán trong ruột: praziquantel (bilcitrid, pratez, cesol), chloroquin, quinacrin
Phòng bệnh giun sán
– Tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng ở trẻ em và người lớn. Sử dụng các loại thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Giữ vệ sinh cá nhân như cắt móng tay, móng chân ngắn, sạch sẽ. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh môi trường xung quanh, không phóng uế bừa bãi
– Nên ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa thật kỹ và sạch trước khi ăn.
– Khi tiếp xúc với đất ẩm cần đi giày, dép, găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp
Xem thêm Phòng chống giun sán hiệu quả tại cộng đồng
(Hình ảnh tổng hợp từ benhgiunsan.com, vinadoctor.vn, TTXVN, google,…)
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh Duy
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giun sán tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.