Giới thiệu về một di tích lịch sử ở địa phương em là một trong những câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Lịch sử 10 Chân trời sáng tại bài 1.
Giới thiệu về di tích lịch sử ở địa phương mang đến câu trả lời hay, chính xác nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 10 nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi Vận dụng trang 8 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo. Đồng thời biết cách thuyết trình giới thiệu với các bạn cùng lớp về di tích lịch sử ở địa phương mình.
Giới thiệu về di tích lịch sử ở địa phương em
Di tích căn cứ Khu ủy Sài Gòn – Gia Định
Cách đây 50 năm, vào tháng 7-1969, Khu ủy Sài Gòn – Gia Định (SG-GĐ) do đồng chí Võ Văn Kiệt làm Bí thư, hai đồng chí Trần Bạch Đằng và Mai Chí Thọ làm Phó bí thư đã lãnh đạo, chia thành nhiều bộ phận nhỏ, bằng nhiều hình thức bí mật di chuyển đến căn cứ xã Tân Phú Tây. Tuy thời gian đóng tại đây không dài nhưng Căn cứ Khu ủy SG-GĐ đã để lại những dấu mốc lịch sử đáng nhớ, đó là nơi làm việc của các đồng chí lãnh đạo Đảng.
Căn cứ Khu ủy SG-GĐ còn có mật danh là T4, Y4, là cơ quan đầu não chỉ huy cuộc kháng chiến chống Mỹ ở khu vực đô thị SG-GĐ, được chuyển về đóng tại xã Tân Phú Tây và Thành An vào thời điểm như đã nêu. Đây là vùng mới giải phóng, nhân dân kiên cường, có trình độ giác ngộ chính trị cao, địa hình lại rất hiểm trở, nhiều kênh rạch chia cắt, có nhiều vườn dừa liên tiếp che chắn, địch không thể đổ quân bằng xe cơ giới, thiết giáp, kể cả việc dùng trực thăng đổ quân cũng bị nhiều hạn chế.
Chỉ bằng những vật liệu thô sơ, chủ yếu là sử dụng những thứ có sẵn tại chỗ, các du kích địa phương đã xây dựng 16 hầm nổi và 14 hầm bí mật (phân bố ở hai xã liên hoàn: Tân Phú Tây và Thành An), tất cả được bố trí chặt chẽ để có thể chi viện cho nhau lúc cần thiết. Các hầm nổi là nơi ở, làm việc, hội họp của các đồng chí lãnh đạo Khu ủy, ban y tế, bộ phận điện đài cơ yếu; ngoài ra, còn có một hầm được đặt tên là “nhà hạnh phúc”, là nơi ở đêm tuyên hôn của các chiến sĩ Y4.
Những di tích của căn cứ Khu ủy Sài Gòn – Gia Định coi như bị bom đạn địch xóa sạch trong chiến tranh. Để lưu giữ lại dấu tích của một thời chiến đấu gian khổ, hào hùng, tỉnh Bến Tre đã phục chế lại hai hầm trú ẩn bằng bê tông giả thân cây dừa và dựng bia lưu niệm tại xã Tân Phú Tây. Hiện nay, khu di tích này đang được phục hồi, sau khi hoàn thiện sẽ rộng khoảng 2ha, với các hạng mục chính như: hầm ở và làm việc của ông Võ Văn Kiệt; nơi ở và làm việc của bộ phận cơ yếu, hầm cứu thương; hầm bí mật của các ông Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Trần Bạch Đằng…; nhà trưng bày các hiện vật lịch sử và các công trình liên quan khác. Dự kiến năm 2011 công trình hoàn thành. Xét về giá trị vật chất của công trình thì không lớn, nhưng sẽ có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước rất lớn đối với thanh thiếu niên. Công trình này sau khi hoàn thành sẽ trở thành một trong những điểm đến của các hoạt động dã ngoại, về nguồn của các bạn trẻ và cũng là điểm đến của du lịch.
=> Sử liệu đã sưu tập được có giá trị, độ tin cậy cao.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giới thiệu về một di tích lịch sử ở địa phương em Bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.