Theo ghi chép, vào khoảng thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 6, người Ấn Độ đã phát minh ra một loại cờ cổ, gọi là “Saturanga”. Và đến khảng thế kỷ thứ 7, “Saturanga” bắt đầu được du nhập vào phương Tây, trở thành “Cờ Vua”, và khi nó xuất hiện ở phương Đông thì trở thành “Cờ tướng”.
Tải game Cờ Tướng – Chinese Chess miễn phí tại đây
Đây có lẽ là trò chơi đặc biệt nhất, bởi có cà một nghiên cứu khoa học về sự sinh ra, quá trình hình thành và phát triển của nó. Nguồn gốc của “Cờ tướng” thì ta đã biết ở trên, còn xuất sứ cái tên thì có khá nhiều lý giải. Nhưng lý do dễ được chấp nhận nhất, đó là, sau khi cải tiến “Satunraga” thành “Cờ tướng”, trò chơi này đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu ở Trung Quốc, và cũng chính từ quốc gia này mà thế giới biết tới “Cờ tướng”, cái tên “Chinese Chess – Cờ Trung Hoa” cũng từ đó mà ra đời.
Hướng dẫn cơ bản về Cờ tướng cho người mới bắt đầu
Từ sau khi được phổ biến ra toàn thế giới, “Cờ tướng” đã nhanh chóng hòa nhập và trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều Quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhằm tạo điều kiện cho những người đam mê, muốn học chơi, được chơi thường xuyên, “chơi cờ online” ra đời như một phần tất yếu. Cùng với đó, những “game chơi cờ Tướng online” xuất hiện ngày một nhiều hơn.
Một số thông tin về trò chơi này có thể sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về “Cờ tướng”. Đầu tiên:
- Bàn cờ: là một hình chữ nhật với 90 điểm cắt, (do 9 đường dọc, 10 đường ngang hợp thành), ngăn giữa 2 bên người chơi là một khoảng trống, gọi là “Sông”. Mỗi bên người chơi có 1 vùng quan trọng nhất, gọi là “Cửu Cung”. “Cửu Cung” là hình vuông lớn (do 4 ô vuông nhỏ hợp thành), bên trong có 2 đường kẻ chéo.
- Quân cờ: Một bộ “Cờ tướng” đầy đủ gồm có 32 quân và 7 loại quân. Khi chơi, 32 quân này được chia đều cho 2 người chơi, mỗi bên sẽ có những quân như sau: Tướng (1 quân) – Sỹ (2 quân) – Tượng (2 quân) – Xe (2 quân) – Pháo (2 quân) – Mã (2 quân) – Tốt (5 quân).
- Cách chơi và di chuyển của các quân khác nhau thì khác nhau. Có quân di chuyển rộng khắp mặt bàn cờ, nhưng cũng có quân chỉ di chuyển được trong phạm vi hạn hẹp, hoặc, có những quân lại không thể “sang sông”, thậm chí là không thể ra ngoài “Cửu Cung”. Có quân thì có “giết” (ăn) được đối phương bằng cách trực diện, có quân lại phải qua “trung gian”… Nhưng chính sự khác biệt, chính những đặc điểm riêng ấy của từng loại quân lại làm nên trò chơi “thiên biến vạn hóa”, vô cùng sâu sắc nhưng cũng rất dân dã này.
- Ván cờ chỉ kết thúc khi quân “Tướng” của một trong hai bên bị “bắt” (chiếu hết) hoặc khi đối phương bị dồn ép, không còn nước để đi, không còn quân để đánh.
- Trong “Cờ tướng” không có “hòa” như trong “Cờ Vua” mà chỉ có “thua” hoặc “thắng”, đồng nghĩa với “sống” hoặc “chết” trên chiến trường.
Cách di chuyển của từng loại quân trong Cờ tướng:
1. Quân Tướng: Quan trọng nhất trong bàn cờ,và là yếu tố quyết định thắng bại của cả 1 trận chiến, của 1 ván cờ. “Tướng” không thể di chuyển ra ngoài “Cung”, xung quanh là 4 lính bảo vệ (Sỹ và Tượng) luôn ở bên cạnh. Tính theo luật“Cờ tướng” ( bàn cờ được chia thành các ô vuông, mỗi ô gọi là “một nước”) thì “Tướng” chỉ được phép di chuyển một nước một lần đi. Tuy bị coi là quân cờ yếu nhất trên bàn cờ trong khi thế trận chưa ngã ngũ, nhưng khi “tàn cuộc”, đôi khi “Tướng” lại mạnh như “Xe” với đòn “lộ mặt Tướng” cực kỳ hiểm hóc.
2. Quân Sỹ: Là hộ vệ thân cận nhất của “Tướng”. Hai “Sỹ” luôn đứng bảo vệ 2 bên, sẵn sàng “Cứu giá” bất kỳ lúc nào. Nhưng “Sỹ” cũng như “Tướng”, chỉ di chuyển được mỗi lần một nước, và đặc biệt, không thể ra ngoài “Cung” được. Tuy thế, nhưng trong “Cờ tướng”, rất nhiều người dùng “đòn hy sinh”, bỏ một quân mạnh như “Pháo” hay “Mã”, chỉ để “đánh què Sỹ”, sau đó dùng “song Xe” uy hiếp “Tướng”, tìm cách “chiếu hết”. Hoặc khi “cờ tàn”, “Sỹ” lại được trọng dụng, và biến thành “ngòi” cho “Pháo” tấn công đối phương từ “Cửu cung” của mình.
3. Quân Tượng: Một cặp “vệ sỹ” khác của “Tướng”. Nếu “Sỹ” luôn ở sát bên cạnh “Tướng”, thì “Tượng” lại lãnh trách nhiệm bảo vệ từ xa. Khác với “Sỹ”, “Tượng” không bị giam trong “Cung”, và phạm vi di chuyển cũng xa hơn (2 ô chéo một nước đi) nên “Tượng” có thể tấn công kẻ thù từ xa, trước khi xảy ra nguy hiểm. “Sỹ – Tượng” tạo thành lá chắn hoàn hảo, sẵn bảo vệ “Tướng” dù có phải hy sinh. Nên đối phương sẽ khó “chiếu Tướng” khi người chơi còn đủ bộ này. Tuy nhiên, cũng chính vì khả năng di chuyển xa mà “Tượng” có điểm yếu chết người mà trong “Cờ tướng” gọi là “nước cản”. Nếu có 1 quân bất kỳ đứng giữa 2 đường chéo di chuyển của “Tượng”, quân cờ này sẽ chỉ còn cách chờ chết. Mất “Tượng” sẽ đặc biệt nguy hiểm khi đối phương dùng “Pháo” tấn công.
4. Quân Xe: Đây là quân cờ mạnh nhất, cơ động nhất, nguy hiểm nhất và dũng mãnh nhất trong “Cờ tướng”. Có thể ví “Xe” với một “mãnh tướng tiên phong” ngoài trận mạc cũng không ngoa. Với khả năng di chuyển theo chiều dọc, ngang, mỗi lần đi có thể hết toàn bộ phạm vi bàn cờ, “Xe” có thể uy hiếp đối phương từ xa, nhưng vẫn kịp thời quay về phòng ngự. Nói chung, đây là quân cờ “công thủ toàn diện” nhất “Cờ tướng”. Cũng chính vì vậy, mà “Xe” được coi là nhân tố quyết định thành bại của một ván cờ, mất một “Xe” sẽ làm giảm đáng kể sức mạnh người chơi.
5. Quân Pháo: Trong “Saturanga” không có “Pháo”. Đây là quân cờ “đặc biệt” nhất “Cờ tướng”, bởi, nó là quân cờ được người Trung Quốc bổ sung vào thời nhà Đường (khoảng năm 618). “Pháo” cũng đặc biệt ở khả năng di chuyển rộng khắp bàn cờ với mỗi lần di chuyển, tuy nhiên lại hoàn toàn vô hại nếu không có “ngòi”. “Ngòi pháo” là quân cờ bất kỳ đứng trước mặt “Pháo” và quân cờ của đối phương. “Xe” tuy mạnh và cơ động, nhưng nếu trước mặt có “quân cản” thì cũng vô dụng, nhưng với “Pháo” thì không. Có thể bắn phá “Cửu cung” đối thủ, uy hiếp “Tướng” ngay từ góc bàn cờ, cũng có thể “nhập Cung”, dùng “Sỹ”, “Tượng” làm ngòi tấn công. Đặc điểm của “Pháo”, rất mạnh khi mới khai cuộc, bởi khi đó bàn cờ còn nhiều quân, bất kỳ quân nào cũng có thể làm “ngòi”, nghĩa là “Pháo” có thể tấn công bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Nhưng sức mạnh này cũng suy giảm theo thời gian, theo số lượng quân cờ còn lại trên bàn cờ. Có thể nói, chính nhờ sự ra đời của “Pháo” mà “Cờ tướng” được nâng lên một tầm cao mới, hấp dẫn hơn, phong phú và biến hóa hơn với vô vàn sự kết hợp tạo nên những thế cờ độc đáo, mới lạ. Theo một cách nào đó, “Pháo” xứng đáng là quân cờ mạnh nhất nhì trong “Cờ tướng”.
6. Quân Mã: Cùng với sự thay đổi, cải tiến mới về “bàn cờ”, “Mã” đã có thêm “đất dụng võ”, tăng thêm sức mạnh tấn công. Cách di chuyển “dị” của Mã cũng làm cho lối chơi “Cờ tướng” trở nên phong phú và hay hơn. Với lối di chuyển chéo (2 ô sát nhau), “Mã” có khả năng tạo đột biến lớn. Nhưng khác hoàn toàn với “Pháo”, khi khai cuộc, khi bàn cờ còn đủ 32 quân, “Mã” sẽ không có đất tung hoành, khả năng tham chiến không cao, nhưng khi “cờ tàn, Pháo hoàn”, thì lại là lúc “Mã” có được lợi thế vì bàn cờ ít quân hơn. “Song Mã” cực kỳ nguy hiểm, vừa có thể tấn công đối thủ, lại vừa có thể tạo thế “Mã giao”, bảo vệ lẫn nhau. Tuy nhiên, không quân cờ nào không có điểm yếu, “Mã” cũng vậy. “Tử huyệt” của nó chính là “nước cản”. Nếu bị đối phương sử dụng đòn này, “Mã” không chỉ không thể tấn công hay lui về phòng thủ, mà thậm chí còn không thể di chuyển nếu đang ở trong góc bàn cờ.
7. Quân Tốt: Hàng quân “5 người” đứng đầu chiến tuyến này di chuyển mỗi lần một ô, theo chiều dọc, và khi vượt qua được biên giới, sang bên kia “Sông” thì sẽ được phép đi ngang. Tuy chỉ di chuyển được trong phạm vi hạn chế như vậy, nhưng “Tốt nhập Cung, Tướng khốn cùng” là câu nói mà không “kỳ thủ” nào không biết, và nhắc nhau chớ có coi thường quân cờ này. Thường bị gọi là “quân Tốt thí” nhưng đôi khi, những quân cờ này lại có thể làm ngòi cho “Pháo”, cản chân “Mã”,”Tượng” gây ra không ít khó khăn cũng như khó chịu cho đối thủ. Nhược điểm lớn nhất của “Tốt”, đây là quân cờ duy nhất không thể đi lùi, chính vì vậy, khi “Tốt” qua “Sông”, người chơi cần tính toán rất kỹ để tận dụng triệt để quân cờ này trước khi “Tốt lụt” (Tốt di chuyển tới cuối bên kia bàn cờ).
Đó là Cờ tướng – trò chơi trí tuệ mà trong đó người chơi vừa là người ra trận, vừa là nhà hoạch định chiến lược đã, đang là trò chơi phổ biến khắp thế giới, từ người già, trẻ em, nam, nữ, ai ai cũng có thể chơi và rèn luyện khả năng tư duy. Còn bạn thì sao? Hãy tải ngay trò chơi Cờ tướng về và tự mình cảm nhận nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giới thiệu về cờ tướng cho người mới nhập môn của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.