Giáo án Sinh học 11 sách Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn Sinh lớp 11 theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH.
Giáo án Sinh 11 Cánh diều gồm bài 1, bài 2, bài 3 được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 11. Hi vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Vậy sau đây là giáo án môn Sinh 11 Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giáo án Sinh học 11 Cánh diều năm 2023 – 2024
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
– Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng.
– Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Lấy được ví dụ minh họa.
– Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.
– Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng (tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng).
– Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể.
– Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
– Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật.
1.2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động đọc sách, tự trả lời câu hỏi, tích cực tìm kiếm tài liệu để tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm. Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề khi tìm hiểu về các giai đoạn chuyển hóa năng lượng; mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp độ tế bào và cấp cơ thể, các dấu hiệu đặc trưng và vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
2. Phẩm chất
– Chăm chỉ: Tìm hiểu bài trước ở nhà; tích cực tìm hiểu bài, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
– Trách nhiệm: Chủ động, có ý thức cao trong nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án, powerpoint.
– Các hình ảnh trong SGK; sưu tầm các hình ảnh liên quan đến bài học.
Phiếu học tập số 1
2. Học sinh
– SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước…), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
– Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
– Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
b) Nội dung:
– GV đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho tình huống:
+ Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu và được hấp thụ, chuyển hóa như thế nào?
c) Sản phẩm:
– Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu và được hấp thụ, chuyển hóa như thế nào? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập – Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. – GV quan sát, định hướng. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. – GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. |
– Các câu trả lời của HS: * Gợi ý: Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ năng lượng ánh sáng mặt trời. Năng lượng ánh sáng được các sinh vật quang tự dưỡng hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong sinh giới
a) Mục tiêu:
– Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng.
– Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Lấy được ví dụ minh họa.
– Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.
– Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng (tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng).
b) Nội dung:
– GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau:
1. Sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng là gì? Cho ví dụ.
2. Cho biết vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.
– GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu thông tin, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần thiết bị dạy học và học liệu).
c) Sản phẩm:
– Câu trả lời của HS.
1. Sinh vật tự dưỡng là là các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Ví dụ: thực vật, tảo, vi khuẩn lam,..
– Sinh vật dị dưỡng là các sinh vật chỉ có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ những chất hữu cơ có sắn. Ví dụ: Trâu, bò, hổ, mèo, thỏ,…
2. Vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới: Các sinh vật tự dưỡng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ (đặc trưng là C6H12O6) từ các chất vô cơ. Các hợp chất hữu cơ được chính các sinh vật tự dưỡng sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật khác.
→ Sinh vật tự dưỡng đóng vai trò là sinh vật sản xuất, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật trong sinh giới.
– Đáp án phiếu học tập số 1.
………..
Tải file tài liệu để xem thêm giáo án Sinh 11 Cánh diều
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Sinh học 11 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy Sinh học 11 năm 2023 – 2024 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.