Giáo án Sinh hoạt dưới cờ lớp 7 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm được biên soạn theo 35 tuần học. Qua giáo án Sinh hoạt dưới cờ lớp 7 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo, tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy của mình.
Sinh hoạt dưới cờ là 1 trong 4 loại hình hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường học. Nội dung giờ chào cờ được đổi mới linh hoạt với sự tham gia của học sinh. Từ đó, giúp các em được bộc lộ nhiều năng khiếu tiềm ẩn, rèn luyện các kỹ năng thiết yếu như tổ chức hoạt động, làm việc nhóm. Vậy dưới đây là trọn bộ Giáo án Sinh hoạt dưới cờ lớp 7 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng tải tại đây.
Giáo án Sinh hoạt dưới cờ lớp 7 Chân trời sáng tạo
CHỦ ĐIỂM 1: XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
TUẦN 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
(Khai giảng năm học mới.)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
– Giới thiệu được những nét nổi bật của nhà trường.
– Biết được các hoạt động đặc trưng và phòng chức năng của nhà trường.
2. Năng lực:
– Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
– Năng lực riêng:
+ Thể hiện được sự hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ mọi người để cùng thực hiện nhiệm vụ.
+ Chỉ ra được những đóng góp của bản thân và người khác vào kết quả hoạt động. + Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với TPT, BGH và GV
– Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
– Tổ chức trò chơi.
– Phần thưởng.
2. Đối với HS:
– Tìm hiểu về ý nghĩa của tên trường; về gương các thầy giáo, cô giáo, gương các HS có thành tích học tập và rèn luyện tốt của trường; các phòng chức năng.
– Mỗi khối lớp tìm hiểu về truyền thống nhà trường.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với giờ chào cờ.
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị chào cờ.
c. Sản phẩm: Thái độ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
– GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghi lễ
a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
– Tổng kết hoạt động giáo dục và phổ biến kế hoạch tuần mới.
b. Nội dung: HS hát quốc ca, Tiết mục kể chuyện về Bác lớp….., GV trực tuần nên nhận xét ưu và nhược, liện đội đọc kết quả thi đua trong tuần, TPT hoặc BGH nhận xét.
c. Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS và TPT.
d. Tổ chức thực hiện:
– HS điều khiển lễ chào cờ.
– Chi đội …….kể chuyện về Bác Hồ
– GV trực tuần nhận xét thi đua.
– Liên đội đọc kết quả thi đua trong tuần
– TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề
a. Mục tiêu: Biết được các hoạt động đặc trưng của trường THCS và các phòng chức năng của nhà trường.
b. Nội dung: tổ chức trò chơi
c. Sản phẩm: HS tham gia hoạt động
d. Tổ chức thực hiện:
– TPT mời ba HS lên sân khấu chơi trò chơi “Ai biết nhiều hơn?”.
– TPT viết lên ở chính giữa ba tấm bảng đen cụm từ “Ngôi trường mới của em” và khoanh tròn lại. Sau đó ba em HS ghi các từ, cụm từ nói về nhà trường THCS, các phòng chức năng xung quanh cụm từ “Ngôi trường mới của em” trong vòng 2 phút.
– Em nào viết được nhiều từ và đúng hơn sẽ được nhận phần thưởng.
– Cả trường chú ý theo dõi, cổ vũ, động viên.
TUẦN 2 : SINH HOẠT DƯỚI CỜ
(Tìm hiểu truyền thống nhà trường)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
– Chủ động, tự giác, tham gia xây dựng truyền thống nhà trường.
2. Năng lực:
– Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
– Năng lực riêng:Thể hiện được sự hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ mọi người để cùng thực hiện nhiệm vụ.
+ Chỉ ra được những đóng góp của bản thân và người khác vào kết quả hoạt động.
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với TPT, BGH và GV
– Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động; – Tổ chức trò chơi
– Phần thưởng
– Bộ câu hỏi.
2. Đối với HS:
– Tìm hiểu về ý nghĩa của tên trường; về gương các thầy giáo, cô giáo, gương các HS có thành tích học tập và rèn luyện tốt của trường; về truyền thống, thành tích nổi bật của nhà trường….
– Mỗi khối lớp thành lập một đội thi tìm hiểu về truyền thống nhà trường.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với giờ chào cờ.
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị chào cờ.
c. Sản phẩm: Thái độ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
– GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghi lễ
a. Mục tiêu:
– HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
– Tổng kết hoạt động giáo dục và phổ biến kế hoạch tuần mới.
b. Nội dung: HS hát quốc ca, Tiết mục kể chuyện về Bác lớp….., GV trực tuần nên nhận xét ưu và nhược, liện đội đọc kết quả thi đua trong tuần, TPT hoặc BGH nhận xét.
c. Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS và TPT.
d. Tổ chức thực hiện:
– HS điều khiển lễ chào cờ. Chi đội …….kể chuyện về Bác Hồ
– GV trực tuần nhận xét thi đua. Liên đội đọc kết quả thi đua trong tuần
– TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề
a. Mục tiêu: biết được truyền thống hiếu học và các nội quy nề nếp của nhà trường.
b. Nội dung: tổ chức hội thi.
c. Sản phẩm: HS tham gia hoạt động
d. Tổ chức thực hiện:
– Người điều khiển giới thiệu BGK cuộc thi.
– Các đội thi vào vị trí để chuẩn bị thi. BGK nêu thể lệ thi, cách chấm điểm, quy định thời gian chuẩn bị để trả lời, thang điểm cho từng loại câu hỏi để các đội thi cùng biết.
– Người dẫn chương trình lần lượt nêu yêu cầu và từng câu hỏi thi. Các đội thi cùng nhau suy nghĩ, thảo luận trong 1 phút để đưa ra câu trả lời cho mỗi câu hỏi. Đội nào có tín hiệu trước (bằng cách cắm cờ) thì sẽ được quyền trả lời. Nếu trả lời chưa đúng thì đội khác có quyển thay thế. Nếu không có đội nào trả lời đúng thì mời khán giả trả lời. Nếu không có kết quả đúng thì BGK nêu đáp án.
* Bộ câu hỏi:
– Trường mình được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa tên của trường? – Hãy nêu tên 5 truyền thống của trường.
– Hãy kể những danh hiệu chính mà trường đã đạt được kể từ khi thành lập.
– Hãy kể tên các thầy, cô giáo là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của trường hiện nay. – Trong những truyền thống của trường mình, theo bạn truyền thống nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?
– Theo bạn, làm thế nào để phát huy truyền thống nhà trường?
– Lớp bạn đã làm được những gì để góp phần phát huy truyền thống nhà trường? – Kể tên các phòng chức năng của nhà trường?
– Bài hát nào có từ nói về mái trường?
Đáp án: Bài “Trường em xinh, làng em đẹp” (sáng tác: Phan Trần Bảng)…
– Bài hát nào có từ “cô giáo em”?
Đáp án: Bài “Đi học” (nhạc: Bùi Đình Thảo – lời thơ: Hoàng Minh Chính)…
– Bài hát nào có từ “lớp”?
Đáp án: Bài “Lớp chúng ta đoàn kết” (sáng tác: Mộng Lân)….
………….
Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Sinh hoạt dưới cờ lớp 7 Chân trời sáng tạo
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Sinh hoạt dưới cờ lớp 7 sách Chân trời sáng tạo Sinh hoạt dưới cờ lớp 7 (Cả năm) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.