Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học bài 1: Câu chuyện của lịch sử theo chương trình sách giáo khoa. Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình.
Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024
BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ
GIỚI THIỆU TRI THỨC NGỮ VĂN VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC
I.MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
– Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
– Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
– Nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương; hiểu được phạm vi, tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
b. Năng lực đặc thù
– Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yêu tố này trong văn bản.
– Biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách.
3. Về phẩm chất
Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.
II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của GV và HS |
Dự kiến sản phẩm cần đạt |
– GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm truyện lịch sử – HS trả lời. – GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm chủ đề của tác phẩm văn học – HS trả lời – GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm biệt ngữ xã hội. – HS trả lời. |
1. Truyện lịch sử – Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc; khung cảnh sinh hoạt của con người;… là các yếu tố cơ bản tạo nên bối cảnh lịch sử của câu chuyện. Nhờ khả năng tưởng tượng, hư cấu và cách miêu tả của nhà văn, bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra. – Cốt truyện của truyện lịch sử thường được xây dựng trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra; nhà văn tái tạo, hư cấu, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình nhằm thể hiện một chủ đề, tư tưởng nào đó. – Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử cũng phong phú như trong cuộc đời thực. Việc chọn kiểu nhân vật nào để miêu tả trong truyện là dụng ý nghệ thuật riêng của nhà văn. Thông thường, truyện lịch sử tập trung khắc họa những nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng, danh nhân,… – những con người có vai trò quan trọng đối với đời sống của cộng đồng, dân tộc. Tuy nhiên, các nhân vật đó hiện ra dưới cái nhìn riêng, thể hiện cách lí giải độc đáo của nhà văn về lịch sử. Bên trong đó, mối quan hệ phức tạp giữa nhân vật với nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội cũng được nhà văn quan tâm thể hiện. – Dù viết bằng văn xuôi hay văn vần, truyện ngắn hay tiểu thuyết, ngôn ngữ trong truyện lịch sử, nhất là ngôn ngữ nhân vật, phải phù hợp với thời đại được miêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cách riêng của từng đối tượng. 2. Chủ đề của tác phẩm văn học Chủ đề của tác phẩm văn học là vấn đề trung tâm, ý nghĩa cốt lõi hay thông điệp chính của tác phẩm. Thông thường, chủ đề không được thể hiện trực tiếp mà người đọc phải tự rút ra từ nội dung tác phẩm. 3. Biệt ngữ xã hội Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ có đặc điểm riêng (có thể về ngữ âm, có thể về ngữ nghĩa), hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, do vật chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp. |
VĂN BẢN 1: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG
(Trích, Nguyễn Huy Tưởng)
I.MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
– Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
– Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Nguyễn Huy Tưởng.
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
– Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của truyện lịch sử.
3. Về phẩm chất
Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung trước khi đọc:
1. Chia sẻ cảm nghĩ của em về người anh hừng nhỏ tuổi Trần Quốc Toãn (qua các tài liệu lịch sử, sách báo, phim ảnh,… mà em đã đọc, đã xem).
2. Ngoài Trần Quốc Toãn, em còn biết thêm những nhân vật thiếu nhi lỗi lạc nào trong lịch sử?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS hoạt động cá nhân, kết nối với thực tế, nhớ lại những cảm xúc chân thật nhất về trải nghiệm của bản thân. Ghi chép ngắn gọn các nội dung theo yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
Yêu cầu khoảng 4 HS chia sẻ trải nghiệm của bản thân một cách ngắn gọn, súc tích.
Bước 4: Kết luận, nhận định
– GV cũng có thể chia sẻ cùng HS về trải nghiệm của chính mình, kết nối với bài đọc.
– GV khơi gợi những vấn đề để nêu nhiệm vụ cho bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
I. TRAI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN |
|
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Nguyễn Huy Tưởng và tác phẩm. c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS |
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Bước 1: Giao nhiệm vụ: – Yêu cầu HS trình bày ngắn gọn thông tin về tác giả Nguyễn Huy Tưởng (HS đã chuẩn bị ở nhà). – Hướng dẫn HS bước đầu định hướng cách đọc văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng: Em đã biết thế nào là truyện lịch sử? Dựa vào những hiểu biết này, em định hướng sẽ thực hiện những hoạt động nào để đọc hiểu văn bản? (HS vận dụng phần tri thức ngữ Văn để trả lời câu hỏi). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu. – GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo thảo luận: GV gọi 2 HS phát biểu Bước 4: Phân tích kết luận: GV nhận xét và đưa ra kết luận. |
1. Tìm hiểu chung a. Tác giả – Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. – Ông là người sáng lập đồng thời là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng. – Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội, khi ông mới 48 tuổi. Tên của ông được đặt cho một phố của thủ đô Hà Nội. – Giải thưởng: Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996. b. Tác phẩm Hoàn cảnh sáng tác: Lá cờ thêu sáu chữ vàng – một tác phẩm dành cho các độc giả thiếu nhi, được Nguyễn Huy Tưởng viết sau một quá trình cầm bút hai mươi năm, ông tiếp cận đối tượng người đọc này khi đã là một tác gia hàng đầu về đề tài lịch sử, một cây bút tiêu biểu về Thăng Long – Hà Nội. |
…………
Tải file tài liệu để xem thêm giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 (Bài 1) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.