Giáo án Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa họcBài 1 Thông điệp từ thiên nhiên theo chương trình sách giáo khoa. Giáo án Văn 11 Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình.
Giáo án Văn 11 Chân trời sáng tạo giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết.
Giáo án Văn 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024
BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN
(Tùy bút, tản văn)
GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ yêu cầu cần đạt
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và tùy bút, tản văn nói riêng như: yếu tố trữ tình, yếu tố tự sự, ngôn ngữ văn học…
– Phân tích và đánh giá được yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình của văn bản; phân tích được cái tôi của tác giả và ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
– Viết được một văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
– Viết được bài văn giới thiệu được một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân.
– Yêu thiên nhiên và bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên: sông nước, núi rừng…
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: thông qua hoạt động chuẩn bị bài trước ở nhà, hoạt động luyện tập vận dụng.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua hoạt động thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết phân tích và đánh giá được một số tác phẩm truyện.
2.2. Năng lực đặc thù
– Năng lực văn học:
+ Năng lực đọc – hiểu văn bản: Thông qua việc tìm hiểu về đặc điểm của văn bản, HS biết cách phân tích những đặc trưng của thể loại văn bản.
+ Năng lực tạo lập văn bản: Biết cách vận dụng kiến thức để viết một bài văn.
– Năng lực ngôn ngữ:
+ Biết lựa chọn ngôn ngữ khi viết một bài văn.
+ Trình bày kết quả học tập một cách tự tin, có sức thuyết phục.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ học tập.
– Có trách nhiệm với bản thân, với tập thể, đóng góp công sức của bản thân để hoàn thành mục tiêu học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em đã được ngắm nhìn những cảnh đẹp nào của thiên nhiên và thế giới xung quanh? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về cảnh đẹp mà em yêu thích nhất.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV giới thiệu: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với chủ đề Thông điệp từ thiên nhiên, bài học tập trung vào một số vấn đề thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: yêu thương con người, yêu thiên nhiên… – HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng |
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu:
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và tùy bút, tản văn nói riêng như: yếu tố trữ tình, yếu tố tự sự, ngôn ngữ văn học…
– Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
– Năng lực đặc thù: Đọc, viết.
– Có ý thức vận dụng kiến thức vào các văn bản đọc ở các tiết học sau.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
– Nhận biết và phân tích được yếu tố trữ tình, yếu tố tự sự, ngôn ngữ văn học… trong văn bản.
– Nhận biết và phân tích được cái tôi của tác giả và ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
– Xác định và phân tích được đặc trưng của thể loại bút kí và đặc sắc nghệ thuật của bài kí.
– Phân tích, bình luận về cá tính sắc nét trong sự thể hiện vẻ đẹp của dòng sông ở hai tác phẩm của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường.
– Tự nhận thức về tấm lòng trân trọng trước những giá trị văn hóa của đất nước, qua đó rút ra bài học về sự gắn bó của mỗi cá nhân với quê hương đất nước.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
3. Phẩm chất
– Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương con người, yêu thiên nhiên…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 11 soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
1. Bạn đã biết gì về Huế? Hãy chia sẻ với các bạn về điều đó.
2. Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa, bạn dự đoán gì về nội dung của văn bản.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Nguyễn Tuân từng ca ngợi: Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa. Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? đi sâu khám phá cá tính Huế từ một dòng sông xứ Huế. Đây là một tác phẩm đặc sắc vừa thể hiện những nét đẹp độc đáo của sông Hương, vừa thể hiện nét tài hoa, uyên bác của cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường nhạy cảm, tinh tế, nhất mực say mê cái đẹp của quê hương, đất nước.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả Trương Nam Hương và tác phẩm Trong lời mẹ hát. – GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. – HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: – Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. – Quê gốc ở Quảng Trị sống, học tập, trưởng thành và gắn bó sâu sắc với Huế. – Chuyên viết thể loại bút ký. – Phong cách nghệ thuật: kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lý… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. 2. Tác phẩm: a. Thể loại: bút kí. b. Tiêu đề: ″ Ai đã đặt tên cho dòng sông ″ → giàu chất thơ. c. Đề tài: Viết về sông Hương và xứ Huế. d. Nội dung: miêu tả vẻ đẹp của sông Hương từ nhiều góc độ như thiên nhiên văn hoá, lịch sử và nghệ thuật. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu:
– Xác định được thể loại của bài thơ.
– Xác định được cách gieo vần, bố cục và mạch cảm xúc trong bài thơ.
– Nhận biết và phân tích các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng.
– Nhận diện và phân tích được ý nghĩa nội dung và nghệ thuật mà tác giả gửi gắm trong bài thơ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
…………
Tải file tài liệu để xem thêm giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy Văn 11 năm 2023 – 2024 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.