Giáo án Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học tất cả các bài học theo chương trình sách giáo khoa. Giáo án Văn 10 Kết nối tri thức giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình.
Qua giáo án Văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giáo án Văn 10 Kết nối tri thức tập 1
BÀI 1
SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ (11 tiết)
(Đọc: 7 tiết; Tiếng Việt: 1 tiết; Viết: 2 tiết; Nói và nghe: 1 tiết)
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng như: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật.
2. Về năng lực
– Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
– Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
– Biết thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
3. Về phẩm chất
Sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng.
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Phần 1: ĐỌC
Tiết 1-2
Văn bản 1,2,3
TRUYỆN VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO THẾ GIỚI
(THẦN TRỤ TRỜI, THẦN SÉT, THẦN GIÓ)
(Thần thoại Việt Nam)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Giúp học sinh:
– Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của truyện thần thoại.
– Nêu được một số yếu tố cơ bản của chùm truyện về các vị thần sáng tạo thế giới: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật,…; nghệ thuật sử dụng yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với thế giới khách quan.
– Hiểu được cách nhận thức và lí giải về thế giới tự nhiên của người xưa.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT…
b. Năng lực đặc thù:
* Đọc:
– Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản thể loại thần thoại nói chung, đặc biệt là nhóm truyện thần thoại suy nguyên: cốt truyện, thời gian, không gian, nhân vật…
– Nhận biết và phân tích được các yếu tố cơ bản của chùm truyện về các vị thần sáng tạo thế giới: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật.
– Nhận biết và phân tích được nghệ thuật sử dụng yếu tố hoang đường
– Hiểu, phân tích, đánh giá được cách nhận thức, lí giải về thế giới tự nhiên và khát vọng của người xưa; thấy được vẻ đẹp “một đi không trở lại” làm nên sức hấp dẫn riêng của thể loại thần thoại.
* Nói –nghe:
– Biết kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung, nghệ thuật của 3 truyện thần thoại và một số truyện thần thoại khác.
– Biết cảm nhận, trao đổi, trình bày ý kiến của mình về các nhân vật trong truyện; biết thể hiện thái độ và quan điểm cá nhân về một số chi tiết tiêu biểu của truyện, về nhân vật trong văn bản.
* Viết: Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
3. Phẩm chất
– Sống có trách nhiệm với cộng đồng.
– Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.
– Tôn trọng và có ý thức tìm hiểu các nền văn học, văn hoá trên thế giới.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học:
Máy tính, máy chiếu, Phiếu học tập, các công cụ đánh giá…
2. Học liệu:
– SGK Ngữ văn 10 tập 1; Sách giáo viên Ngữ Văn 10, tập 1
– Thiết kế bài giảng điện tử, tài liệu tham khảo.
– Video, clip, tranh ảnh liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, huy động kiến thức trải nghiệm, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về truyện thần thoại.
b. Nội dung hoạt động: HS xem ảnh và đoán tên các vị thần
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV: Chiếu hình ảnh về 1 số vị thần
– HS: Xem hình ảnh về các vị thần và đoán tên các vị thần.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ cá nhân. GV có thể gợi ý về chức năng của mỗi vị thần trong quan niệm của người cổ đại.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS trả lời câu hỏi của GV
Bước 4: Kết luận, nhận định
– GV: Trong thời kì hồng hoang, khi chưa có khoa học kĩ thuật, những người dân cổ đại vẫn luôn khao khát khám phá, chinh phục tự nhiên. Với trí tưởng tượng bay bổng cùng những quan niệm sơ khai của mình, họ đã lí giải nguồn gốc của vũ trụ và muôn loài thông qua những câu chuyện thần thoại. Vậy đâu là sức hấp dẫn của những truyện kể đó, hôm nay cô cùng các em hãy ngược dòng thời gian trở về tìm câu trả lời qua một số truyện thần thoại quen thuộc trong kho tàng truyện thần thoại vô cùng phong phú của dân tộc VN: Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gío.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tìm hiểu tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về truyện kể và truyện thần thoại.
b. Nội dung hoạt động: Vận dụng tổng hợp các kĩ năng để tìm hiểu về truyện: khái niệm, chi tiết thần kì, đề tài, chủ đề…)
– HS hoạt động cá nhân: đọc và thu thập thông tin kết hợp làm việc nhóm
– GV hướng dẫn HS cách thức tìm hiểu và trình bày.
c. Sản phẩm:Kết quả trình bày của HS về một số nét cơ bản của truyện.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN |
SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS trao đổi với nhau về phần Tri thức ngữ văn trong SGK để nêu những hiểu biết về thể loại truyện và thần thoại. GV giúp HS tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: Vẻ đẹp của truyện * Chia nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ trước khi đến lớp) Nhóm 1: Nhóm MC GV trực tiếp hướng dẫn để nhóm MC thiết kế bộ câu hỏi về truyện và truyện thần thoại. Dự kiến: ? Truyện có những yếu tố nào?(dành cho nhóm 2) ? Bạn hiểu như thế nào về cốt truyện, sự kiện? (dành cho nhóm 2) ? Người kể chuyện là ai? Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm truyện là gì? (dành cho nhóm 2) ? Thế nào là nhân vật, nhân vật có vai trò gì trong tác phẩm truyện? (dành cho nhóm 2) ? Bạn có thể cho biết thần thoại là gì? Nguồn gốc và cách phân loại thần thoại? (dành cho nhóm 3) ? Thần thoại có những đặc trưng cơ bản nào? (dành cho nhóm 3) Nhóm 2: Nhóm CHUYÊN GIA TRUYỆN Chuẩn bị các tri thức về truyện dựa vào phần Tri thức ngữ văn, SGK, T9. Nhóm 3: Nhóm CHUYÊN GIA THẦN THOẠI Chuẩn bị các tri thức về truyện thần thoại dựa vào phần Tri thức ngữ văn, SGK, T10. Bước 2. Tổ chức tọa đàm theo nhiệm vụ đã phân công Bước 3. Các nhóm bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định – GV nhận xét và sử dụng bảng kiểm đánh giá hoạt động nhóm của HS. – GV lưu ý một số kiến thức: |
I. Tri thức ngữ văn 1. Truyện kể a. Cốt truyện – Cốt truyện trong tác phẩm tự sự ( thần thoại, sử thi, cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết,…) và kịch được tạo nên bởi sự kiện (hoặc chuỗi sự kiện). b. Sự kiện – Sự kiện là sự việc, biến cố dẫn đến những thay đổi mang tính bước ngoặt trong thế giới nghệ thuật hoặc bộc lộ những ý nghĩa nhất định với nhân vật hay người đọc – điều chưa được họ nhận thấy cho đến khi nó xảy ra. – Sự kiện trong cốt truyện được triển khai hoặc liên kết với nhau theo một mạch kể nhất định, thống nhất với hệ thống chi tiết và lời văn nghệ thuật (bao gồm các thành phần lời kể, lời tả, lời bình luận,…) tạo thành truyện kể. c. Người kể chuyện – Trong nhiều loại hình tự sự dân gian, người kể chuyện có thể là người trực tiếp tiếp diễn xướng để kể lại câu chuyện cho công chúng. Trong tự sự của văn học viết, người kể chuyện là “vai” hay “đại diện” mà nhà văn tạo ra để thay thế mình thực hiện việc kể chuyện. – Truyện kể chỉ tồn tại khi có người kể chuyện. Nhờ người kể chuyện, người đọc được dẫn dắt vào thế giới nghệ thuật của truyện kể để tri nhận về nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian,…Người kể chuyện cũng khơi dậy ở người đọc những suy tư về ý nghĩa mà truyện kể có thể gợi ra. d. Nhân vật – Nhân vật là con người cụ thể được khắc họa trong tác phẩm văn học bằng các biện pháp nghệ thuật. Cũng có những trường hợp nhân vật trong tác phẩm văn học là thần linh, loài vật, đồ vật,…nhưng khi ấy, chúng vẫn đại diện cho những tính cách, tâm lí, ý chí hay khát vọng của con người. – Nhân vật là phương tiện để văn học khám phá và cắt nghĩa về con người. 2. Thần thoại a. Khái niệm: – Thần thoại là thể loại truyện kể xa xưa nhất, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thủy. b. Phân loại – Căn cứ theo chủ đề: + Thần thoại suy nguyên (kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài) + Thần thoại sáng tạo (kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hóa) – Căn cứ theo đề tài, nội dung: + Truyện kể về việc sinh ra trời đất, núi sông, cây cỏ, muông thú. + Truyện kể về việc sinh ra loài người và các tộc người. + Truyện kể về kì tích sáng tạo văn hóa. c. Đặc điểm – Cốt truyện đơn giản. – Thời gian, không gian: + Thời gian phiếm chỉ mang tính ước lệ. + Không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau. – Nhân vật chính: các vị thần, những con người có nguồn gốc thần linh, năng lực siêu nhiên, hình dạng khổng lồ, sức mạnh phi thường. Chức năng của các nhân vật là cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin và khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân loại. – Thủ pháp nghệ thuật: cường điệu, phóng đại. – Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn. à Sức sống lâu bền cho thần thoại. |
Nội dung 2. Đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu:
– HS biết cách đọc và tìm hiểu nghĩa của một số từ trong phần chú thích;
– Nhận biết và chỉ ra được đặc điểm (các yếu tố) của thể loại thần thoại trong chùm truyện về các vị thần sáng tạo thế giới.
– Tóm tắt được văn bản.
b. Nội dung hoạt động:
– HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin, trả lời câu hỏi của GV.
– GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.
c.Sản phẩm: Câu trả lời đã hoàn thiện của cá nhân và nhóm.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động
Nhiệm vụ 1. Đọc và tìm hiểu chú thích
TỔ CHỨC THỰC HIỆN |
SẢN PHẨM |
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: (1) GV hướng dẫn cách đọc: Đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những chi tiết kì ảo. Chú ý: các chi tiết mở đầu câu chuyện; vóc dáng, hành động, công việc, tính khí của các nhân vật. – GV đọc mẫu một vài đoạn. – HS chú ý các câu hỏi gợi ý ở bên phải văn bản, thử trả lời nhanh các câu hỏi đó. – Tìm hiểu chú thích SGK để hiểu chính xác văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc VB, đọc phần chú thích giải thích nghĩa từ khó dưới chân trang. + GV quan sát, khích lệ HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS nhận xét lẫn nhau. Bước 4: Đánh giá, kết luận: GV nhận xét cách đọc của HS qua quá trình quan sát, lắng nghe. |
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc và tìm hiểu chú thích – Đọc VB – Tìm hiểu chú thích (SGK) |
Nhiệm vụ 2: Khám phá văn bản
TỔ CHỨC THỰC HIỆN |
SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo bàn. Bước 1: – GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Đọc thầm 3 văn bản, dựa vào câu hỏi 1-sgk tr14, thực hiện nhiệm vụ trong PHT số 1 – Phụ lục 1 + GV phát PHT số 1; HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, gợi mở, khích lệ HS – HS đọc thảo luận, trả lời các nội dung trong phiếu học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động – HS cử đại diện báo cáo sản phẩm, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá hoạt động nhóm của HS ( Phiếu đánh giá hoạt động nhóm của HS – PHỤ LỤC 3) – GV nhận xét, bổ sung sản phẩm của học sinh. |
2. Khám phá văn bản 2.1. Không gian, thời gian, nhân vật, sự kiện chính trong các câu chuyện.
* Nhận xét: Cả3 văn bản trên đều thuộc nhóm thần thoại suy nguyên (thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài). Dấu hiệu: – Nhân vật: đều là các vị thần sáng tạo ra thế giới + Thần Trụ Trời: Tạo ra trời và đất. + Thần Sét: Tạo ra sét + Thần Gió: Tạo ra gió – Câu chuyện về công việc của họ đều nhằm lí giải sự hình thành trời đất, các hiện tượng tự nhiên, đời sống trong thuở hồng hoang của vũ trụ, loài người. + Thần Trụ Trời: Giải thích và mô tả việc tạo lập thế giới + Thần Sét: Lí giải hiện tượng sấm sét + Thần Gió: Lí giải nguồn gốc của gió, lốc; tên gọi cây ngải gió/ ngải “tướng quân”; hành vi dùng loại cây này để chữa bệnh cho trâu, bò của người dân. |
||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chia nhóm ( mỗi nhóm gồm 2 bàn) và giao nhiệm vụ: + Đọc thầm 3 văn bản, dựa vào câu hỏi 3,6- sgk, t14 để hoàn thành nhiệm vụ trong Phiếu học tập số 2 – Phụ lục 1: 1. Tìm và nhận xét về những chi tiết kể về các vị thần (thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió) trong chùm truyện – sgk. – Hình dáng: – Tính khí: – Công việc: – Cơ sở tưởng tượng: 2. Nhận xét về đặc điểm của các vị thần trong các câu chuyện trên. 3. Phân tích ý nghĩa của các nhân vật thần trong việc thể hiện quan niệm, nhận thức về thế giới tự nhiên và khát vọng của người cổ đại? 4. Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm truyện.Từ đó nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên. + HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: +HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập. + GV quan sát, giúp đỡ, khích lệ HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu 1- 2 nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá, nhận định: – GV nhận xét về hoạt động nhóm và sản phẩm của HS bằng bảng kiểm(Phiếu đánh giá hoạt động nhóm – PHỤ LỤC 2); tổng hợp ý kiến trong bảng tổng hợp chung. |
2.2. Các vị thần a/ Đặc điểm, cơ sở tưởng tượng
* Nhận xétvề đặc điểm của các vị thần: – Ngoại hình: kì vĩ, kì lạ, mang tầm vóc và dáng dấp của vũ trụ. – Công việc: Mỗi vị thần có 1 chức năng riêng, “đảm trách” 1 công việc cụ thể và đều hướng tới mục đích nhận thức, lí giải các hiện tượng trong tự nhiên, đời sống con người. – Các vị thần cũng được miêu tả như những người lao động bình thường: vất vả, cần mẫn và cũng có lúc chểnh mảng, sai sót; có những nỗi sợ hãi rất đời thường. b/ Ý nghĩa của hình tượng các vị thần: – Thể hiện nhu cầu nhận thức, lí giải các hiện tượng tự nhiên và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người cổ đại. – Phản chiếu cuộc sống lao động và sinh hoạt của nhân dân. – Thể hiện thế giới quan, kiểu tư duy của người xưa: “ Vạn vật hữu linh” (vạn vật đều có linh hồn), có mối quan hệ qua lại bền chặt, thiêng liêng (con người- thiên nhiên, con người- thần linh) c/Nghệ thuật xây dựng nhân vật: – Nhân vật được miêu tả với vóc dáng kì vĩ hoặc hình dạng dị thường; sức mạnh phi thường; tính cách đơn giản; luôn gắn với một hành động hoặc công việc cụ thể; thủ pháp cường điệu, phóng đại; sử dụng các chi tiết kì ảo… -> Thể hiện thái độ, tình cảm của con người: Thiên nhiên đối với con người cổ đại vừa xa lạ, đáng sợ vừa gần gũi, thân thuộc. Họ sợ hãi, sùng bái thiên nhiên kì vĩ, bí ẩn nhưng cũng ý thức được sưc mạnh của con người và khao khát khám phá, chinh phục tự nhiên. |
Nhiệm vụ 3. Tổng kết
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: – Điều gì làm nên sức hấp dẫn của thần thoại? + Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của chùm truyện thần thoại? Nội dung, ý nghĩa của các văn bản? + Từ đó em rút ra: Để đọc hiểu một thần thoại, chúng ta cần lưu ý điều gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ. + HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi. Bước 3: Trình bày sản phẩm. + Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận. Bước 4. Đánh giá, kết luận. Gv nhận xét và lưu ý HS 1 số kiến thức. |
3. Tổng kết * Đặc sắc nghệ thuật: – Xây dựng nhân vật chức năng. – Cốt truyện đơn giản nhưng hấp dẫn, sinh động, có những chi tiết bất ngờ thú vị. – Thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau. – Ngôn ngữ tự sự hồn nhiên. – Thủ pháp nghệ thuật: cường điệu, phóng đại. * Nội dung, ý nghĩa: Qua nhân vật các vị thần, người nguyên thủy thể hiện cách hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc con người và vạn vật,đồng thời phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của từng cộng đồng. -> Tạo nên sức hấp dẫn của thần thoại. |
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về thể loại thần thoại và văn bản Truyện kể về các vị thần sáng tạo thế giới đã học.
b. Nội dunghoạt động
– GV tổ chức, hướng dẫn HS tham gia trò chơi Trái bóng nhiệm màu.
– HS tham gia trò chơi do GV tổ chức theo 2 đội. Có 7 quả bóng di chuyển liên tục trên màn hình, mỗi quả bóng có đánh số thứ tự. Hai đội lần lượt chọn bóng và trả lời câu hỏi ẩn chứa bên trong quả bóng. Đội nào trả lời đúng nhiều hơn đội đó sẽ chiến thắng
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN |
SẢN PHẨM |
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV trình chiếu slide trò chơi và phổ biến luật chơi đến HS Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chia nhóm và tiến hành tham gia trò chơi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Câu trả lời của các nhóm Bước 4: Kết luận, nhận định: GV quan sát, nhận xét, đánh giá bằng hình thức cho điểm/ trao thưởng cho 2 đội chơi. |
Câu 1: Thể loại truyện kể xa xưa nhất, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thủy: A. Truyền thuyết B. Thần thoại C. Cổ tích D. Ngụ ngôn Câu 2. Truyện thần thoại gồm những nhóm nào? A. Thần thoại về các vị thần; Thần thoại về các vị anh hùng B. Thần thoại suy nguyên; Thần thoại về các vị anh hùng C. Thần thoại Châu Âu; Thần thoại Châu Á D. Thần thoại suy nguyên; Thần thoại sáng tạo Câu 3: Thần thoại có cốt truyện như thế nào? A. Cốt truyện đơn tuyến B. Cốt truyện đa tuyến C. Không có cốt truyện D. Kết hợp cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến Câu 4: Nhân vật chính trong thần thoại là? A. Con người B. Các vị thần C. Bán thần D. Loài vật Câu 5: Thời gian trong thần thoại là: A. Thời gian phiếm chỉ B. Thời gian cụ thể C. Thời gian bất biến D. Thời gian tuần hoàn Câu 6: Đâu không phải là nguyên nhân ra đời của Thần thoại? A. Nhu cầu nhận thức, lí giải thế giới tự nhiên. B. Khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên. C. Quan niệm “vạn vật hữu linh”. D. Xã hội phân hóa giai cấp. Câu 7: Điều gì làm nên Sức hấp dẫn của truyện thần thoại? A. Nhân vật truyện B. Các chi tiết kì ảo C. giá trị nội dung, tư tưởng. D. Đặc sắc nghệ thuật và giá trị nội dung, tư tưởng. |
Giáo án Văn 10 Kết nối tri thức tập 2
BÀI 6 : NGUYỄN TRÃI – “DÀNH CÒN ĐỂ TRỢ DÂN NÀY”
Môn học/ Hoạt động giáo dục: Môn Ngữ văn; Lớp 10
Thời gian thực hiện: 11 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Về Kiến thức
– Nắm được văn nghiệp của tác giả Nguyễn Trãi, đặc điểm thể loại văn bản đọc hiểu.
– Nhận biết, biết cách sử dụng từ ngữ Hán Việt đúng mục đích sử dụng.
– Trình bày được quan điểm của bản thân trước một vấn đề xã hội.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung
Bài học góp phần phát triển các năng lực chung:
– Năng lực tự chủ và tự học (Chủ động trong cuộc sống, tự tin vào bản thân, bình thản trước khó khăn; có ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng và phấn đấu vươn lên, có hành xử đúng đắn; ý thức được giá trị của bản thân, ý nghĩa của cuộc sống.)
– Năng lực giao tiếp và hợp tác (Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp; biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày thuyết phục một vấn đề, một ý tưởng; tự tin, chủ động trong giao tiếp.)
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo (Biết phân tích, đánh giá vấn đề; hình thành kết nối các ý tưởng; có tư duy phản biện.)
2.2. Năng lực đặc thù
‣ Vận dụng hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hóa, về tác giả và thể loại vào việc đọc hiểu các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi.
‣ Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật một số tác phẩm của Nguyễn Trãi, qua đó thấy được vẻ đẹp con người và thơ văn Nguyễn Trãi, những đóng góp của ông cho sự nghiệp phát triển của văn học dân tộc.
‣ Thực hành và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong văn bản.
‣ Viết được bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
‣ Biết thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội.
3. Về phẩm chất
– Yêu nước: Yêu thiên nhiên, tự hào về truyền thống văn hóa, truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc; truyền thống nhân nghĩa, nhân văn của người Việt.
– Nhân ái: Biết yêu thương, bao dung, tha thứ; biết cảm thông, chia sẻ; biết đấu tranh loại trừ cái ác, cái xấu.
– Trung thực: Biết nhận thức và hành động theo lẽ phải; dũng cảm đấu tranh bảo vệ lẽ phải và những điều tốt đẹp.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính; Phiếu học tập; Giấy A4, A3, A0, giấy màu, giấy nhớ; Bộ bút màu, bút dạ; Hộp thư, bảng phụ… để HS làm việc nhóm.
2. Học liệu: SGK Ngữ văn 10, KNTTVCS, tập 2; sách bài tập Ngữ văn 10, tập 2; sách giáo viên Ngữ Văn 10, sách tham khảo…
III. Tiến trình dạy học
A. DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Văn bản 1: TÁC GIA NGUYỄN TRÃI
Môn học/ Hoạt động giáo dục: Môn Ngữ văn; Lớp 10
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức:
– Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi
– Thấy được vị trí của Nguyễn Trãi trong văn học dân tộc
2. Năng lực:
2.1 Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ: Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công, nhiệm vụ hợp lý.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
2.2 Năng lực đặc thù:
– Vận dụng những hiểu biết chung về tác giả Nguyễn Trãi và các kiến thức được giới thiệu trong phần Tri thức ngữ văn để viết được bài giới thiệu về tác gia Nguyễn Trãi và hiểu các tác phẩm của ông theo đặc trưng thể loại.
– Kính trọng, biết ơn và học tập nhân vật kiệt xuất đã có đóng góp lớn lao cho lịch sử và văn hoá dân tộc.
3. Phẩm chất: Có ý thức tìm hiểu về danh nhân văn hoá của dân tộc; Trân trọng, ngưỡng mộ cống hiến to lớn của nhà thơ trong nền văn hoá dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Giấy A0, bút dạ, máy tính, máy chiếu, loa……
2. Học liệu: SGK, tư liệu về tác giả Nguyễn Trãi, phiếu học tập,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1.1. Mục tiêu: Kết nối với bài học – tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS để HS mong muốn khám phá kiến thức mới.
1.2. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
1.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
1.4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: + Học sinh xem 1 video trên youtobe về Nguyễn Trãi dài 4,5 phút. (https://www.youtube.com/watch?v=IIEmkCxsWB8) + HS nêu cảm nhận ban đầu khi xem video này. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi video, suy nghĩ và trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:1 sốHS báo cáo kết quả, các HS khác bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. |
Nguyễn Trãi là người toàn tài, cuộc đời gặp nhiều ngang trái. Ông là anh hùng dân tộc, đồng thời là nhà tư tưởng, tác gia văn học lớn có nhiều đống góp cho văn học dân tộc. |
…………….
Mời các bạn tải File để xem trọn bộ Giáo án Văn 10 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 10 năm 2022 – 2023 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.