Giáo án Hóa học 9 năm 2023 – 2024 là tài liệu cực kì hữu ích, được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học các bài soạn theo chương trình sách giáo khoa.
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 9 của mình. Giáo án Hóa học 9 giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Bên cạnh đó các bạn xem thêm giáo án môn Toán 9.
Giáo án môn Hóa học lớp 9 năm 2023 – 2024
Ngày soạn: /8/20…….
Ngày dạy:……………….
Tiết số: 1
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
– Học sinh nhớ lại các kiến thức cần thiết quan trọng của hoá học 8 như quy tắc hoá trị, cách lập công thức hoá học hợp chất, các khái niệm oxit, axit, bazơ và muối. Nhớ lại cách tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học.
– Nhớ lại các công thức chuyển đổi và cách tính các loại nồng độ dung dịch.
2. Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng viết PTPƯ dựa vào kiến thức đã học.
– Rèn kỹ năng tính toán vận dụng cho các bài tập tổng hợp.
3. Thái độ:
– Giáo dục ý thức lòng say mê khoa học
4. Năng lực:
– Bồi dưỡng cho học sinh năng lực tính toán hóa học
II. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
2. Học sinh: Ôn lại toàn bộ nội dung trọng tâm của hoá 8.
III. Tiến trình bài học
A.Ổn định lớp
B. Kiểm tra bài cũ (Trong bài mới)
C. Bài mới
……
Chủ đề: CACBON VÀ HỢP CHẤT CỦA CACBON
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp:9
Thời gian thực hiện: 3 tiết
A. KẾ HOẠCH CHUNG
Phân phối thờigian | Tiến trình dạy học | |
Tiết 1 |
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG | |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC | KT1: Cacbon | |
KT2: Các oxit của cacbon | ||
KT3: Axit cacbonic và muối cacbonat | ||
Tiết 2 | HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP | |
Tiết 3 | HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG | |
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG |
B. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
I. Về kiến thức
1. Kiến thức
– Cacbon có 3 dạng thù hình chính: kim cương, than chì và cacbon vô định hình.
– Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng…) có tính hấp phụ và hoạt động hoá học mạnh chất. Cacbon là phi kim hoạt động hoá học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại.
– Ứng dụng của cacbon.
– CO là oxit không tạo muối, độc, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
– CO2 có những tính chất của oxit axit.
– H2CO3 là axit yếu, không bền.
– Tính chất hoá học của muối cacbonat (tác dụng với dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, bị nhiệt phân huỷ).
– Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường.
2. Về năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung |
Năng lực chuyên biệt |
– Năng lực phát hiện vấn đề – Năng lực giao tiếp – Năng lực hợp tác – Năng lực tự học – N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT |
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học – Năng lực thực hành hóa học – Năng lực tính toán – Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống – Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Than bút chì, than gỗ (cacbon vô định hình).
– Chuẩn bị thí nghiệm: tính hấp phụ của than gỗ, cacbon tác dụng với oxit kim loại, cacbon cháy trong oxi.
– Video Thí nghiệm điều chế khí CO2 bằng bình kíp.
– Thí nghiệm cuả CO2
– Thí nghiệm NaHCO3 và Na2CO3 + dd HCl, Na2CO3 + ddCa(OH)2, Na2CO3 + dd CaCl2.
– Ti vi, máy tính.
2. Học sinh:
Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung ghi bài | |||
Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về chủ đề. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu chủ đề mới, d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe. |
|||||
– GV đặt vấn đề: Cacbon là một trong những NTHH được loài người biết đến sớm nhất, rất gần gũi với đời sống con người, vậy cacbon tồn tại ở dạng nào trong tự nhiên? Cacbon có những tính chất vật lí, hóa học và ứng dụng nào? Để trả lời, chúng ta sẽ nghiên cứu bài chủ đề cacbon và các hợp chất của cacbon. |
– HS chú ý lắng nghe |
||||
Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức a. Mục tiêu: – Cacbon có 3 dạng thù hình chính: kim cương, than chì và cacbon vô định hình. – Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng…) có tính hấp phụ và hoạt động hoá học mạnh chất. Cacbon là phi kim hoạt động hoá học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại. – Ứng dụng của cacbon. – CO là oxit không tạo muối, độc, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao. – CO2 có những tính chất của oxit axit. – H2CO3 là axit yếu, không bền. – Tính chất hoá học của muối cacbonat (tác dụng với dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, bị nhiệt phân huỷ). – Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường. b. Nội dung: Học sinh làm nhóm, làm việc cá nhân hoàn thành các nhiệm vụ học tập. c. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của giáo viên về cacbon, oxit của cacbon, axit cacbonic, muối cacbonat, làm các bài tập định tính và định lượng liên quan. d. Tổ chức thực hiện: Thí nghiệm trực quan – Vấn đáp – Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. |
|||||
Hoạt động 2.1: CACBON a. Mục tiêu: – Cacbon có 3 dạng thù hình chính: kim cương, than chì và cacbon vô định hình. – Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng…) có tính hấp phụ và hoạt động hoá học mạnh chất. Cacbon là phi kim hoạt động hoá học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại. – Ứng dụng của cacbon. b. Nội dung: Học sinh quan sát thí nghiệm, nghiên cứu tài liệu, trao đổi nhóm, học tập lĩnh hội kiến thức. c. Sản phẩm:: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của giáo viên. d. Tổ chức thực hiện: Thí nghiệm trực quan – Vấn đáp – Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. |
|||||
– GV: Lấy ví dụ về dạng thù hình của khí oxi là O2, O3, đây là những đơn chất, – GV: Vậy dạng thù hình là gì? – GV: Giới thiệu 3 dạng thù hình của cacbon -GV: Thực hiện thí nghiệm về sự hấp phụ màu của than gỗ. Hướng dẫn HS quan sát dd thu được sau khi chảy qua lớp than gỗ. – GV thông báo:Than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó chất khí, chất hơi, chất trong trong dd. – GV: Vậy từ đó ta rút ra được kết luận gì về cacbon? – GV: Giới thiệu: Than gỗ, …. mới điều chế có tính hấp phụ cao gọi là than hoạt tính. – GV: Cacbon là 1 phi kim. C có những tính chất hóa học gì? – GV: Cacbon là 1 phi kim hoạt động hóa học yếu. Điều kiện xảy ra phản ứng của cacbon với hiđro và kim loại rất khó khăn. Nên ta xét 1 số tính chất hóa học có nhiều ứng dụng trong thực tế của cacbon. – GV: Yêu cầu HS quan sát H3.8/SGK. – GV: Phản ứng này toả nhiệt rất nhiều. – GV: Vậy từ tính chất này C dùng để làm gì? – GV: Biễu diễn thí nghiệm CuO với C. – GV: Yêu cầu HS viết PTHH – GV giới thiệu: Ở nhiệt độ cao cacbon còn khử được một số oxit kim loại khác như PbO, ZnO… -GV: Hãy nêu ứng dụng của cacbon? – GV: Giải thích cơ sở các ứng dụng của cacbon |
-HS: Chú ý lắng nghe – HS: Trả lời. – HS: Nghe giảng và ghi nhớ -HS: Quan sát thí nghiệm và nêu hiện tượng xảy ra: Dung dịch thu được không màu. -HS: Lắng nghe. – HS: Cacbon có tính hấp phụ. – HS: Lắng nghe. – HS: Dự đoán tính chất hóa học của cacbon. – HS: Lắng nghe và ghi nhớ. -HS: Quan sát thí nghiệm và viết PTHH xảy ra: C + O2 CO2 – HS: Lắng nghe – HS: Dùng làm nhiên liệu. -HS: Quan sát và nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra.- HS: 2CuO+C 2Cu + CO2 – HS: Lắng nghe và ghi nhớ. -HS: Tìm hiểu thông tin SGK và nêu ứng dụng của các dạng vô định hình của C. – HS: Giải thích. |
I. CÁC DẠNG THÙ HÌNH CỦA CACBON 1. Dạng thù hình là gì? – Dạng thù hình của nguyên tố là dạng tồn tại của những đơn chất khác nhau do cùng 1 nguyên tố hóa học tạo nên. 2. Cacbon có những dạng thù hình nào? – Kim cương: cứng, trong suốt, không dẫn điện – Than chì: mềm, dẫn điện – Cacbon vô định hình: xốp, không dẫn điện II. TÍNH CHẤT CỦA CACBON 1. Tính chất hấp phụ. 2. Tính chất hóa học a. Tác dụng với O2 C + O2 CO2 b. Tác dụng với oxit của kim loại 2CuO + C 2Cu + CO2 – Ở nhiệt độ cao cacbon còn khử được một số oxit kim loại khác như PbO, ZnO… 2. III. ỨNG DỤNG CỦA CACBON (SGK) |
Hoạt động 2.2. Các oxit của cacbon
a. Mục tiêu:
– CO là oxit không tạo muối, độc, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
– CO2 có những tính chất của oxit axit.
b. Nội dung: Thảo luận nhóm – Trực quan – Đàm thoại.
c. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.
HS: Oxitcacbon: CO. PTK: 28. -HS: Tìm hiểu thông tin và nêu các tính chất vật lí. -HS: Lắng nghe và ghi nhớ. – HS: Quan sát thí nghiệm SGK và nêu hiện tượng sảy ra. HS: Viết PTHH: CO + CuO →Cu + CO2 -HS: Tìm hiểu thông tin và nêu các ứng dụng của CO. -HS: CTHH:CO2 PTK: 44 -HS: Tìm hiểu SGk và trả lời yêu cầu của GV. -HS: Quan sát thí nghiệm và nêu các hiện tượng thu được. -HS: H2CO3 không bền dễ bị phân huỷ thanh CO2 và H2O nên khi đun nóng dung dịch thu được se làm quỳ tím từ đỏ chuyển sang tím. -HS: Viết PTHH sảy ra: CO2 + H2O→ H2CO3 -HS: Tác dụng với dung dịch bazơ, oxit bazơ.. -HS: Viết PTHH xảy ra. -HS: Nêu các ứng dụng của CO2 như SGK. |
I. Cacbonoxit: – Công thức phân tử: CO – Phân tử khối: 28 1. Tính chất vật lí – Chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí, rất độc 2. Tính chất hoá học a. CO là oxit trung tính: Ở điều kiện thường, CO không phản ứng với nước, kiềm, axit b. CO là chất khử: CO + CuO Cu + CO2 CO + O2 CO2 3 Ứng dụng: (SGK) II. Cacbonđioxit – Công thức phân tử:CO2 – Phân tử khối bằng 44 1. Tính chất vật lí CO2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự sống và sự cháy 2. Tính chất hoá học a. Tác dụng với nước CO2 + H2O →H2CO3 b. Tác dung với dung dịch bazơ CO2+NaOH→NaHCO3 CO2 + 2NaOH →Na2CO3 + H2O c. Tác dụng với oxit bazơ CO2 + CaO → CaCO3 3. Ứng dụng: (SGK) |
Hoạt động 2.3. Axit cacbonic và muối cacbonat
a. Mục tiêu:
– H2CO3 là axit yếu, không bền.
– Tính chất hoá học của muối cacbonat (tác dụng với dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, bị nhiệt phân huỷ).
b. Nội dung: Thảo luận nhóm – Đàm thoại – Trực quan – Giải quyết vấn đề.
c. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.
– GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của axit cacbonic. – GV: Nhận xét và chốt nội dung. – GV thông báo: Khi cho quì tím vào dd H2CO3 thì qùy tím chuyển thành màu đỏ nhạt và đun nóng dung dịch thì chuyển trở lại màu tím. – GV: Vậy từ đó rút ra được nhận xét gì về tính chất hóa học của dung dịch H2CO3. – GV: Nhận xét và hoàn chỉnh. – GV thông báo: Có 2 loại muối cacbonat là muối cacbonat trung hoà và cacbonat axit. Yêu cầu HS nêu 1 số ví dụ về muối cacbonat và gọi tên. ( Phụ đạo HS yếu kém ). – GV: Nhận xét và kết luận. – GV: Hướng dẫn HS tra bảng tính tan SGK/ 170 để tìm hiểu về tính tan của muối cacbonat. – GV: Nhận xét và kết luận. – GV: Dựa vào tính chất chung của muối,em hãy cho biết muối cacbonat có những tính chất hoá học gì? ( Phụ đạo HS yếu kém ). – GV: Hướng dẫn HS làm TN kiểm chứng tính chất hóa học của muối cacbonat: + NaHCO3, Na2CO3 + dd HCl. + K2CO3 + dd Ca(OH)2. + Na2CO3 + dd CaCl2. – GV: Yêu cầu HS viết các PTHH xảy ra. ( Phụ đạo HS yếu kém ). – GV thông báo:Ngoài tính chất chung thì muối cacbonat còn bị nhiệt phân huỷ. Ví dụ: Ca(HCO2)2CaCO3+ H2O + CO2 – GV: Yêu cầu HS nêu ứng dụng của muối cacbonat. – GV: Yêu cầu HS quan sát hình 3.17 nêu lên chu trình của cacbon trong tự nhiên. – GV: Giới thiệu chu trình của Cacbon trong tự nhiên thể hiện trong hình 3.17 |
– HS: Tìm hiểu trong SGK và trả lời về tính chất, trạng thái của axit cacbonic. – HS: Ghi bài vào vở. – HS: Lắng nghe và ghi nhớ. – HS:Rút ra kết luận về tính chất hóa học của H2CO3. – HS:Ghi bài vào vở. – HS: Lắng nghe và lấy ví dụ: Na2CO3:Natri cacbonat NaHCO3:Natri hidrocacbonat – HS: Ghi nhớ. – HS: Dựa vào bảng tính tan SGK/170 nêu tính tan của muối cacbonat. – HS: Nhận xét và bổ sung – HS: Dự đoán tính chất hóa học của muối cacbonat. – HS: Làm TN theo hướng dẫn của GV, quan sát nêu hiện tượng và rút ra nhận xét. – HS: Viết PTHH xảy ra. – HS: Lắng nghe và ghi nhớ. – GV: Dựa vào SGK nêu ứng dụng của muối cacbonat – HS: Quan sát tranh vẽ H3.17 thảo luận nhóm nêu lên chu trình cacbon trong tự nhiên. – HS: Lắng nghe và ghi nhớ. |
I. AXIT CACBONIC (H2CO3) 1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí: – Nước có hoà tan khí CO2 tạo thành dung dịch H2CO3. – Khi bị đun nóng khí CO2 bay ra khỏi dung dịch H2CO3 2. Tính chất hoá học – H2CO3 là một axit yếu, làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ nhạt. – H2CO3 là một axit không bền: H2CO3CO2 + H2O 2. Tính chất a. Tính tan – Đa số các muối cacbonat không tan trong nước, trừ muối: Na2CO3, K2CO3…. – Hầu hết các muối hidrocacbonat đều tan trong nước b. Tính chất hoá học + Tác dụng với axit : NaHCO3+HCl NaCl+H2O+CO2 Na2CO3+2HCl 2NaCl+H2O + CO2 + Tác dụng với dd bazơ : K2CO3+Ca(OH)2 2KOH + CaCO3 NaHCO3 + NaOH Na2CO3+ H2O + Tác dụng với dd muối: Na2CO3 + CaCl2 CaCO3 + 2NaCl + Muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ 2NaHCO3 Na2CO3+H2O +CO2 Ca(HCO3)2 CaCO3+H2O +CO2 CaCO3 CaO + CO2 3. Ứng dụng: (SGK) |
……
>>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án môn Hóa học lớp 9 theo Công văn 5512
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án môn Hóa học lớp 9 năm 2023 – 2024 Kế hoạch bài dạy lớp 9 môn Hóa học của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.