Giáo án lớp 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống mang tới những tiết soạn mẫu, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng kế hoạch bài dạy năm học 2023 – 2024 dễ dàng hơn, giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức cho thầy cô.
Giáo án điện tử lớp 4 sách KNTT gồm 7 môn: Tiếng Việt, Toán, Mĩ thuật, Đạo đức, Khoa học, Hoạt động trải nghiệm, Lịch sử – Địa lí thầy cô sẽ chuẩn bị thật tốt cho năm học 2023 – 2024 sắp tới. Mời thầy cô cùng tải miễn phí về tham khảo:
Lưu ý: Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật giáo án đủ bộ cả năm!
Kế hoạch bài dạy Toán 4 sách Kết nối tri thức
BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 – LUYỆN TẬP (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp và phát triển năng lực.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1. Khởi động: – Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. – Cách tiến hành: |
||
– GV gọi 3 HS đứng dậy, mỗi bạn thực hiện 1 nhiệm vụ: + Đếm từ 1 đến 10. + Đếm theo chục từ 10 đến 100. + Đếm theo trăm từ 100 đến 1 000. – GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt vào bài mới. |
– HS tham gia trò chơi – HS lắng nghe. |
|
2. Luyện tập: – Mục tiêu: + Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp. – Cách tiến hành: |
||
Bài 1. (Làm việc cá nhân) Nêu cách so sánh số. – GV hướng dẫn cho HS nhận biết các dấu “>, <, =” ở câu có dấu “?”. – GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai số. – GV lấy ví vụ hai phép so sánh đầu tiên: a) 9 897 < 10 000 (Vì số 9 897 có 4 chữ số, số 10 000 có 5 chữ số) 68 534 > 68 499 (Vì số 68 534 có chữ số hàng trăm là 5; số 68 499 có chữ số hàng trăm là 4) – Học sinh làm các phép so sánh còn lại ra bảng con. – GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Số? – GV chia nhóm 2. – Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. Chọn câu trả lời đúng. a) Số bé nhất trong các số 20 107; 19 482; 15 999; 18 700 là: A. 20 107 B. 19 482 C. 15 999 D. 18 700 b) Số nào dưới đây có chữ số hàng trăm là 8? A. 57 680 B. 48 954 C. 84 273 D. 39 825 c) Số dân của một phường là 12 967 người. Số dân của phường đó làm tròn đến hàng nghìn là: A. 12 900 B. 13 000 C. 12 000 D. 12 960 – GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: (Làm việc cá nhân) Số? – GV cho HS làm bài tập vào phiếu học tập. – Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau. – GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4. (Làm việc nhóm 4) – GV cho HS đọc yêu cầu của bài, phân tích đề bài. – GV hướng dẫn: So sánh các số: 36 785; 35 952; 37 243; 29 419 để tìm ra số lớn nhất, số bé nhất – Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. – GV Nhận xét, tuyên dương. |
Bài 1: – 1 HS nêu cách so sánh số và đọc các dấu “>, <, =”. – 1HS nhắc lại cách so sánh hai số. – HS lần lượt làm bảng con viết số, điền dấu: a) 9 897 < 10 000 (số 9 897 có 4 chữ số, số 10 000 có 5 chữ số) 68 534 > 68 499 (số 68 534 có chữ số hàng trăm là 5; số 68 499 có chữ số hàng trăm là 4) 34 000 > 33 979 (số 34 000 có chữ số hàng nghìn là 4; số 33 979 có chữ số hàng nghìn là 3) b) 8 563 = 8 000 + 500 + 60 + 3 45 031 < 40 000 + 5 000 + 100 + 30 (Vì: 40 000 + 5 000 + 100 + 30 = 45 130) 70 208 > 60 000 + 9 000 + 700 + 9 (Vì: 60 000 + 9 000 + 700 + 9 = 69 709) Bài 2: – HS làm việc theo nhóm. a) Đáp án đúng là: C Số 20 107 có chữ số hàng chục nghìn là 2; các số còn lại có chữ số hàng chục nghìn là 1. Các số 19 482; 15 999; 18 700 có chữ số hàng nghìn lần lượt là 9; 5; 8 Do 5 < 8 < 9 nên 15 999 < 18 700 < 19 482 Vậy số bé nhất trong các số trên là 15 999 b) Đáp án đúng là: D Số 39 825 gồm 3 chục nghìn, 9 nghìn, 8 trăm, 2 chục và 5 đơn vị. c) Đáp án đúng là: B Số 12 967 có chữ số hàng trăm là 9, do 9 > 5 nên khi làm tròn số 12 967 đến hàng nghìn, ta làm tròn lên thành số 13 000. Bài 3: – HS làm vào phiếu học tập – Kết quả dự kiến: Ta điền như sau: 6 547 = 6 000 + 500 + 40 + 7 35 802 = 30 000 + 5 000 + 800 + 2 50 738 = 50 000 + 700 + 30 + 8 96 041 = 90 000 + 6 000 + 40 + 1 Bài 4: – HS nêu yêu cầu của bài. – HS làm bài: So sánh các số: 36 785; 35 952; 37 243; 29 419 Số 29 419 có chữ số hàng chục nghìn là 2, các số còn lại có chữ số hàng chục nghìn là 3 Các số 36 785; 35 952; 37 243 có chữ số hàng nghìn lần lượt là: 6; 5; 7 Do 5 < 6 < 7 nên 35 952 < 36 785 < 37 243 Vậy: 29 419 < 35 952 < 36 785 < 37 243 – HS trình bày kết quả: a) Ngày Thứ Tư thành phố A tiêm được nhiều liều vắc-xin nhất (37 243 liều). Ngày Thứ Năm thành phố A tiêm được ít liều vắc-xin nhất (29 419 liều) b) Viết tên các ngày theo thứ tự có số liều vắc-xin đã tiêm được từ ít nhất đến nhiều nhất: Thứ Năm, Thứ Ba, Thứ Hai, Thứ Tư. – HS lắng nghe. |
|
3. Vận dụng: – Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. – Cách tiến hành: |
||
+ GV tổ chức cho cả lớp tham gia chuyên mục “Đố em”. Số 28 569 được xếp bởi các tính như sau: Hãy chuyển một que tính để tạo thành số bé nhất + HS thực hiện nhóm đôi và tìm ra kết quả. Nhóm nào đưa ra đáp án nhanh và chính xác nhất sẽ được khen thưởng. – Nhận xét, tuyên dương, cho điểm. |
– HS tham gia. – Dự kiến sản phẩm: Em tiến hành chuyển que tính để tạo thành số: 20 568 |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt 4 sách Kết nối tri thức
TUẦN 11
Tiếng Việt
Đọc: THANH ÂM CỦA NÚI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Thanh âm của núi.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cây khèn, tiếng khèn, người thổi khèn cùng cảnh vật miền núi Tây Bắc qua lời văn miêu tả, biểu cảm của tác giả.
- Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Mở đầu: – GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc như khèn, đàn bầu, đàn t’rưng, đàn đá,… |
– HS thảo luận nhóm đôi |
– GV gọi HS chia sẻ. |
– HS chia sẻ |
– GV giới thiệu- ghi bài |
|
2. Hình thành kiến thức: a. Luyện đọc: – GV gọi HS đọc mẫu toàn bài. – Bài chia làm mấy đoạn? – Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (vấn vương, xếp khéo léo,…) – HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. – Hướng dẫn HS đọc: + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Đến Tây Bắc,/ bạn sẽ được gặp những nghệ nhân người Mông/ thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió.;… + Nhấn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng khèn người Mông: Ai đã một lần lên Tây Bắc, được nghe tiếng khèn của người Mông, sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng… |
– HS đọc – Bài chia làm 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn – HS đọc nối tiếp – HS lắng nghe |
– Cho HS luyện đọc theo cặp. |
– HS luyện đọc |
b. Tìm hiểu bài: – GV hỏi: Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông? |
– HS trả lời |
– GV cho HS quan sát hình ảnh cái khèn, yêu cầu HS giới thiệu về chiếc khèn (Vật liệu làm khèn; Những liên tưởng, tưởng tượng gợi ra từ hình dáng cây khèn). |
– HS chỉ tranh và giới thiệu |
– Yêu cầu thảo luận theo cặp: Vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông? |
– HS thảo luận và chia sẻ |
– Đoạn cuối bài đọc muốn nói điều gì về tiếng khèn và người thổi khèn? |
– HS trả lời |
– Yêu cầu HS xác định chủ đề chính của bài đọc. Lựa chọn đáp án đúng. |
– HS trả lời. (Đáp án C) |
– GV kết luận, khen ngợi HS |
|
3. Luyện tập, thực hành: |
|
– GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm |
– HS lắng nghe |
– Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc. |
– HS thực hiện |
– GV cùng HS nhận xét, đánh giá. |
|
4. Vận dụng, trải nghiệm: |
|
– Qua bài đọc, em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc và đất nước Việt Nam? |
– HS trả lời. |
– Nhận xét tiết học. |
|
– Sưu tầm tranh, ảnh các nhạc cụ dân tộc. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Kế hoạch bài dạy Lịch sử – Địa lí 4 sách Kết nối tri thức
BÀI 6: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ: Mô tả được một số nét văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (lễ hội Gầu tào, lễ hội Lồng tồng, hát Then, múa Xòe Thái, chợ phiên vùng cao,…)
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Phát triển năng lực tìm tòi khám phá thông qua việc mô tả một số nét văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống : đề xuất những việc nên làm để giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa vùng cao.
- Có khả năng sưu tầm và khai thác thông tin về những nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phục vụ bài học.
3. Phẩm chất
- Trân trọng giá trị văn hóa truyền thống.
- Có trách nhiệm bảo vệ và phát huy những giá trị của văn hóa vùng cao.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
- Video tranh ảnh về một số lễ hội , chợ phiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Video/audio trích đoạn hoặc một bài hát Then.
- Bảng sơ đồ tư duy.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về lễ hội, chợ phiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hoặc địa phương sưu tầm qua sách, báo, internet.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành – GV trình chiếu cho HS quan sát hình 1 SHS tr.89 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Hình dưới đây giúp em hiểu biết điều gì về về văn hóa của dân tộc Mông ở Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. + Hãy nêu hiểu biết của em về một số nét văn hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. – GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS: +Gầu Tàu là một lễ hội tiêu biểu nhất của người Mông với mục đích là cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ đã ban cho gia đình sự sức khỏe, thịnh vượng, cầu phúc, cầu lộc ban cho những người dân trong bản Mông một năm mới mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng. Lễ hội hứa hẹn một năm mới mùa màng bội thu, một cuộc sống của bà con các dân tộc thiểu số trên Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung và dân tộc Mông nói riêng có một cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc. + Một số nét văn hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:lễ hội hoa ban Điện Biên, hội xuân hát giao duyên của người Dao đỏ, lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) của người Tày -Nùng hay các chợ phiên miền núi nổi tiếng như Bắc Hà, Tả Phìn, Mèo Vạc, Đồng Đăng… – GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 6 – Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Lễ hội a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: – Kể được tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – Mô tả được một lễ hội mà em ấn tượng nhất. b. Cách tiến hành – GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm). – GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin mục 1, kết hợp quan sát hình 2 – 3 SHS tr.29 và trả lời câu hỏi: Kể tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Lễ hội cầu an bản Mường ở Mai Châu (Hòa Bình), lễ hội hoa ban, lễ hội đền Gióng,… + Tất cả các lễ hội đều cầu mong cho mọi người có một năm mới nhiều may mắn, khỏe mạnh, mùa màng bội thu,… – GV trình cho HS quan sát thêm hình ảnh, video về lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
(1p25 – 7p30) – GV tiếp tục tổ chức cho HS thảo luận và kể tên các lễ hội khác ở địa phương mình, mô tả hoạt động trong lễ hội. + GV khuyến khích HS giới thiệu lễ hội bằng tranh ảnh, video (đã sưu tầm trước). – GV mời đại diện các nhóm mô tả về lễ hội của địa phương mình. Các nhóm khác lắng, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Hát múa dân gian a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: – Giới thiệu được những nét cơ bản về múa xòe Thái, hát Then của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – Nêu được ý nghĩa của loại hình nghệ thuật đó. b. Cách tiến hành * Hát then – GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, hướng dẫn HS quan sát hình 4, kết hợp đọc thông tin mục 2 SHS tr.29 và trả lời câu hỏi: Giới thiệu nét cơ bản về hát Then của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – GV mời đại diện 1 – 2 HS lên giới thiệu trước lớp những nét cơ bản về hát Then (khuyến khích HS sử dụng tranh ảnh, tài liệu chuẩn bị trước). Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Hát Then là loại hình nghệ thuật dân gian của các dân tộc Tày, Nùng, Thái, được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. + Hát Then được tổ chức vào những dịp lễ quan trọng, thể hiện mong muốn của người dân về cuộc sống may mắn, tốt lành. – GV cho HS nghe thêm video về điệu hát Then. (0p14 – 2p00) * Múa xòe – GV tổ chức cho HS xem clip múa Xòe và quan sát hình 5 SHS tr.30. https://www.youtube.com/watch?v=LHDcW2BBkRs (0p12 – 1p00) – GV yêu cầu HS trả lời: + Xòe Thái là loại hình nghệ thuật của dân tộc nào? + Xòe Thái được biểu diễn vào những dịp nào? + Người Thái mong muốn điều gì qua những điệu xòe? – GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Xòe là loại hình múa truyền thống đặc sắc của người Thái, thường được tổ chức vào các dịp lễ, Tết, ngày vui của gia đình, dòng họ, bản mường,… + Những điệu múa xòe chứa đựng ước mơ, khát vọng và niềm tự hào của người Thái. Hoạt động 3: Chợ phiên a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: – Mô tả được cảnh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – Nêu được đặc điểm khác biệt của chợ đêm Bắc Hà, b. Cách tiến hành * Chợ Phiên – GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm). – GV yêu cầu các nhóm thảo luận, quan sát hình 6 – 7 SHS tr.30, 31, kết hợp đọc thông tin mục 3 và trả lời câu hỏi: + Chợ phiên họp vào thời gian nào? + Chợ phiên thường bán những gì? + Ngoài việc mua bán, trao đổi hàng hóa, người dân đến chợ phiên làm gì? – GV mời đại diện một số nhóm mô tả trước lớp cảnh chợ phiên vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nói cảm nghĩ của mình về chợ Phiên. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Chợ Phiên là nét văn hóa độc đáo của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa và nơi giao lưu, gặp gỡ của mọi người, nơi kết bạn của các bạn thanh niên. * Chợ phiên Bắc Hà – GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm, quan sát hình 7 SHS tr.31 và trả lời câu hỏi: Mô tả cảnh chợ phiên Bắc Hà (thời gian họp chợ, các mặt hàng mua bán, trao đổi, điểm khác biệt của chợ phiên Bắc Hà so với chợ nơi em đang sống mà chợ mà em biết). – GV mời đại diện một số nhóm mô tả trước lớp cảnh chợ phiên Bắc Hà. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Chợ phiên Bắc Hà được đánh giá là chợ đẹp và hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Hiện nay, nhiều du khách chọn chợ phiên Bắc Hà là điểm hẹn không thể thiếu khi đến Lào Cai. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về một số nét văn hóa ở trung du và miền núi Bắc Bộ. b. Cách tiến hành – GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc yêu cầu bài tập phần Luyện tập SHS tr.31 và thực hiện nhiệm vụ vào vở: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số nét văn hóa nổi bật ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – GV mời đại diện một số HS giới thiệu sơ đồ tư duy đã hoàn chỉnh trước lớp. Các HS khác quan sát, nhận xét. – GV nhận xét, đánh giá và trình chiếu bảng tư duy hoàn thiện về một số nét văn hóa nổi bật ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn qua những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động. b. Cách tiến hành – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: So sánh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với chợ nơi em sống hoặc nơi khác. – GV hướng dẫn các nhóm thảo luận: + Chợ nơi em sống thường họp vào ngày nào? + Những hàng hóa nào được mua bán, trao đổi trong chợ? + Điểm nổi bật của chợ quê em là gì? + Chỉ ra điểm khác biệt giữa chợ quê em và chợ phiên vùng Trung du và miền núi Bắc bộ. – GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS. – GV mở rộng kiến thức: Theo em, cần làm gì để bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị của văn hóa vùng cao? – GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Để bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị của văn hóa vùng cao cần: + Tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của vùng cao. + Tham gia các hoạt động để tuyên truyền về bản sắc văn hóa vùng cao. +… * CỦNG CỐ – GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. – GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ – GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Một số nét văn hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Có hành động bảo vệ và phát huy những giá trị của văn hóa vùng cao. + Đọc trước Bài 7 – Đền Hùng và lễ giỗ Tổ đền Hùng (SHS tr.32). |
– HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi. – HS trả lời. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. – HS chia thành các nhóm. – HS thảo luận theo nhóm. – HS trình bày trước lớp. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS thảo luận theo nhóm. – HS trình bày trước lớp. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS làm việc nhóm đôi. – HS trả lời. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS xem video. – HS xem video, hình ảnh. – HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. – HS trả lời. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS chia thành các nhóm. – HS làm việc nhóm. – HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS làm việc nhóm. – HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS làm bài vào vở. – HS trình bày sơ đồ tư duy. – HS quan sát, hoàn chỉnh sơ đồ vào vở. – HS làm việc nhóm đôi. – HS trả lời. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. – HS trả lời. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS lắng nghe, thực hiện. -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs tiếp thu, lắng nghe -Hs tiếp thu, lắng nghe |
Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 4 sách Kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: TỰ LỰC THỰC HIỆN
TUẦN 13 – HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỘNG LẬP KẾ HOẠCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
HS nắm được các bước xây dựng kế hoạch thông qua việc lập kế hoạch giới thiệu cuốn sách yêu thích: xác định mục tiêu, nội dung hoạt động; phân công nhiệm vụ cụ thể, thống nhất hình thức thể hiện.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng: Nắm được các bước xây dựng kế hoạch thông qua việc lập kế hoạch giới thiệu cuốn sách yêu thích.
3. Phẩm chất
· Trách nhiệm, chăm chỉ, chủ động xây dựng kế hoạch .
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 4.
- Lớp học, bàn ghế kê thành dãy hoặc theo nhóm khi cần thiết.
- Sách, giấy A3 cho mỗi nhóm.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS Hoạt động trải nghiệm 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Gợi cho HS nhớ lại những cuốn sách yêu thích mình từng đọc. b. Cách tiến hành: – GV tung bóng để HS nói nhanh tên của một cuốn sách hoặc tên nhân vật trong sách mà HS yêu thích. – GV đề nghị những HS cùng yêu thích một cuốn sách hoặc một nhân vật chung, ghép nhóm với nhau, cùng hô tên sách, tên nhân vật và nói: Hãy về với đội chúng tôi. – GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Mỗi cuốn sách đều có những nét thú vị riêng. Chúng mình sẽ cùng nhau tham gia hoạt động giới thiệu sách của nhà trường để chia sẻ với các bạn thêm nhiều cuốn sách hay nhé. – GV dẫn dắt HS vào bài học: Tuần 13 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Chủ động lập kế hoạch. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Trao đổi về hoạt động giới thiệu sách trong nhà trường a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được các thông tin liên quan đến hoạt động – chủ trương của nhà trường: mục tiêu, mục đích hoạt động, nhiệm vụ của lớp, của nhóm; hình thức thực hiện và công việc của mỗi nhóm hoặc tổ. b. Cách tiến hành: – GV chia HS cả lớp thành các nhóm. – GV mời HS cùng thảo luận theo nhóm: + Xác định mục đích của hoạt động: Vì sao nhà trường lại tổ chức hoạt động giới thiệu sách? Mong muốn của các thầy cô khi tổ chức hoạt động là gì? Khi thực hiện việc giới thiệu sách, mỗi HS sẽ có thêm kiến thức, kĩ năng gì? + Lựa chọn một hình thức để giới thiệu sách: Kể chuyện theo sách; làm bản trình chiếu giới thiệu sách và thuyết minh; diễn kịch theo nội dung sách; đọc đoạn trích ngắn và đặt câu hỏi gợi mở; đưa ra một thử thách hoặc một trò chơi lấy ý tưởng từ sách;… + Liệt kê những công việc cụ thể cần làm với mỗi hình thức để tổ chức hoạt động giới thiệu sách. – GV mời từng nhóm chia sẻ trước lớp nội dung thảo luận. HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Dựa vào nội dung của mỗi cuốn sách, HS có thể lựa chọn hình thức giới thiệu phù hợp, tạo sự tò mò cho các bạn còn chưa hứng thú đọc sách. Hoạt động 2: Mở rộng và tổng kết chủ đề (Lập kế hoạch giới thiệu sách của nhóm) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lên kế hoạch giới thiệu cuốn sách mà nhóm đã lựa chọn để tham gia hoạt động giới thiệu sách trong nhà trường. b. Cách tiến hành: – GV mời HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về cuốn sách mình yêu thích để cả nhóm bình bầu, lựa chọn cuốn sách chung mà nhóm sẽ giới thiệu. – GV mời các nhóm thảo luận để lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tham gia hoạt động giới thiệu sách. – GV hướng dẫn HS ghi rõ: + Mục đích của hoạt động giới thiệu sách. + Nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện. + Hình thức giới thiệu sách mà nhóm đã lựa chọn. + Liệt kê và phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. – GV gợi ý cho HS các xây dựng kế hoạch: Lập bảng kế hoạch như hướng dẫn SHS tr.35, vẽ sơ đồ tư duy, bẽ bảng nhiệm vụ theo hình đoàn tàu,…. – GV mời các nhóm chia sẻ kế hoạch giới thiệu sách của nhóm. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nhận xét. – GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS. – GV kết luận: Từng cá nhân thực hiện công việc được phân công theo bảng kế hoạch. C. HOẠT ĐỘNG SAU GIỜ HỌC – CAM KẾT HÀNH ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện hoạt động tại nhà. b. Cách tiến hành: – GV nhắc nhở HS thực hiện công việc mình đã nhận với nhóm. – GV phát cho HS một vòng tay nhắc việc và đề nghị HS ghi lên đó nhiệm vụ: Chuẩn bị một cuốn sách em yêu thích để mang tới trong tiết Sinh hoạt lớp. |
– HS trả lời. – HS nói theo hướng dẫn của GV. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS chia thành các nhóm. – HS thảo luận nhóm theo sự hướng dẫn của GV. – HS chia sẻ trước lớp. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS chia sẻ trong nhóm. – HS làm việc nhóm theo sự hướng dẫn của GV. – HS chia sẻ kế hoạch trước lớp. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS lắng nghe, thực hiện. – HS lắng nghe, thực hiện. |
Kế hoạch bài dạy Khoa học 4 sách Kết nối tri thức
BÀI 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước.
- Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước.
- Vẽ được sơ đồ và ghi chú được “vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Thực hành thí nghiệm đơn giản và vẽ sơ đồ về sự chuyển thể của nước.
- Vẽ và giải thích được sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Dụng cụ để HS làm được các thí nghiệm ở hình 3 SGK.
- Có thể chuẩn bị khay nước, khay đá như hình 2; các tranh ảnh liên quan đến chủ đề; với hình 7 GV có thể chuẩn bị trước trên giấy A3 để HS hoàn thiện.
- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
Đối với học sinh: Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức thực hiện: – GV cho HS quan sát hiện tượng khi dùng khăn ẩm lau bảng thì thấy bảng ướt sau đó đã khô, từ đó GV đặt câu hỏi: Vậy nước ở bảng đã đi đâu? – GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ của mình và chưa cần chốt ý kiến đúng. – GV nhận xét, tuyên dương. – GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài 2 – Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Sự chuyển thể của nước a. Mục tiêu: – HS có khái niệm ban đầu về ba thể (rắn, lỏng, khí) và cách diễn tả các hiện tượng tương ứng với sự chuyển thể của nước. – HS được hoạt động để phát hiện được các thể và hiện tượng chuyển thể của nước (bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy) qua các thí nghiệm và được khắc sâu kiến thức này ở một số hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. b. Cách thức thực hiện: – GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, yêu cầu tất cả HS đọc các thông tin trong SGK trước khi đi vào hoạt động cụ thể. * HĐ 1.1: – GV yêu cầu nhóm HS quan sát và ghi chép hiện tượng đã xảy ra với nước trong khay ở hình 2 (GV chuẩn bị khay nước, khay đá cho HS quan sát). * HĐ 1.2: – GV tiến hành thí nghiệm trong SGK trang 10. – GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, thảo luận và trả lời câu hỏi vào bảng nhóm: + Cho biết nước có thể tồn tại ở thể nào? + Chỉ ra sự chuyển thể của nước đã xảy ra trong mỗi hình. – GV cho 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi và nhận xét chéo nhau. – GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương các nhóm có câu trả lời chính xác. * HĐ 1.3: – GV hướng dẫn các nhóm HS quan sát hình 4, thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK vào bảng nhóm: + Từ còn thiếu ở hình 4b là gì? + Hiện tượng nào tương ứng với các số (1), (2), (3), (4) mô tả sự chuyển thể của nước? – GV cho các nhóm nhận xét chéo nhau. – GV nhận xét phần trình bày của các nhóm và chốt lại kiến thức: Sự chuyển từ thể này sang thể khác của nước được diễn tả bằng các hiện tượng tương ứng trong bảng sau:
– GV yêu cầu HS làm hoạt động trả lời câu hỏi SGK trang 11 để củng cố kiến thức: Quan sát hình 5 và cho biết sự chuyển thể của nước đã xảy ra trong mỗi hình. – GV tuyên dương và chuyển sang hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên a. Mục tiêu: HS nắm vững sự chuyển thể của nước, trên cơ sở đó HS hoàn thành được “vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”. b. Cách thức thực hiện: – GV tổ chức cho HS hoạt động thành 4 nhóm, thực hiện HĐ 2.1. * HĐ 2.1: – GV hướng dẫn các nhóm HS quan sát và đọc thông tin trong hình 6, thảo luận và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết: + Mây được hình thành như thế nào? + Nước mưa từ đâu ra? + Sự chuyển thể nào của nước diễn ra trong tự nhiên? Sự chuyển thể đó có lặp đi lặp lại không? + Vì sao “vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên” quan trọng đối với chúng ta? – GV nhận xét phần trình bày của các nhóm. * HĐ 2.2: – GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 7, thảo luận và trả lời câu hỏi; vẽ sơ đồ theo các gợi ý: + Từ nào trong các từ: hơi nước, mây đen, mây trắng, giọt mưa phù hợp với các ô chữ A, B, C, D? + Từ nào trong các từ in đậm ở hình 6 phù hợp với các số (1), (2), (3), (4), (5) trên hình 7? – GV cho các nhóm trả lời câu hỏi, trình bày sơ đồ đã vẽ. – GV yêu cầu các nhóm nhận xét chéo nhau. – GV chữa bài của các nhóm, nhận xét và khen thưởng nhóm đạt giải cao. – GV yêu cầu HS làm hoạt động trả lời câu hỏi SGK trang 12 để củng cố kiến thức: Hãy nói về “vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên” sau khi hoàn thành sơ đồ (hình 7). – GV tuyên dương và chuyển sang hoạt động luyện tập. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã học về sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. b. Cách thức thực hiện: – GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm: Câu 1: Nước có thể tồn tại ở dạng thể nào? A. Rắn B. Lỏng C. Khí D. Cả 3 đáp án trên Câu 2: Hiện tượng nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng được gọi là A. Nóng chảy B. Đông đặc C. Ngưng tụ D. Bay hơi Câu 3: Hiện tượng ngưng tụ mô tả sự chuyển thể của nước từ thể khí chuyển sang dạng thể nào? A. Rắn B. Lỏng C. A hoặc B D. Không chuyển thể Câu 4: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây mô tả sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí? A. Sự hình thành của mây B. Băng tan C. Sương muối D. Đường ướt do mưa trở nên khô ráo – GV nhận xét, tuyên dương. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế. b. Cách thức thực hiện: – GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ, trả lời: Người ta thường sấy tóc sau khi gội đầu. Em hãy cho biết mục đích của việc làm này và giải thích. – GV gọi 1 HS đứng lên trả lời, HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung. – GV chốt đáp án. * CỦNG CỐ – GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung “Em đã học“: + Sự chuyển thể của nước. + Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. – GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ – Ôn tập kiến thức đã học. – Hoàn thành câu hỏi trong mục “Em có thể“. – Đọc và chuẩn bị trước bài sau – Bài 3: Sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Một số cách làm sạch nước. |
– HS quan sát hiện tượng. – HS trả lời: Nước ban đầu có trên bảng ở thể lỏng, sau đó để chuyển sang thể khí (hơi) và bay vào không khí, vì vậy bảng đã khô. – HS theo dõi, ghi bài mới. – HS đọc thông tin SGK trang 9, 10. * HĐ 1.1: – Hiện tượng xảy ra với nước ở trong khay: + Hình a: Nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn. + Hình b: Các viên nước đá từ thể rắn chuyển sang thể lỏng. * HĐ 1.2: – HS quan sát GV làm thí nghiệm. – HS thảo luận nhóm và viết câu trả lời vào bảng nhóm: + Nước có thể tồn tại ở ba thể là rắn, lỏng, khí. + Sự chuyển thể của nước xảy ra trong mỗi hình là: · Hình 3a: Nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí (hơi). · Hình 3b: Nước từ thể khí chuyển sang thể lỏng. – HS quan sát hình, thảo luận và viết câu trả lời vào bảng nhóm: + Từ còn thiếu ở hình 4 là thể lỏng. + Hiện tượng: (1): nóng chảy; (2): bay hơi (3) ngưng tụ; (4): đông đặc – Các nhóm quan sát, nhận xét. – HS lắng nghe GV chốt kiến thức, ghi chép vào vở. – HS trả lời: + Hình 5a: Thể rắn sang thể lỏng + Hình 5b: Thể lỏng sang thể rắn + Hình 5c: Thể khí sang thể lỏng + Hình 5d: Thể lỏng sang thể khí. – HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. HĐ 2.1: – HS quan sát hình 6, thảo luận và xung phong trình bày kết quả: + Mây được hình thành do nhiệt từ Mặt trời làm nước ở trên bề mặt đất, sông, hồ, biển,… nóng lên và bay hơi vào trong không khí. Hơi nước trong không khí lạnh dần ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti và hợp thành những đám mây trắng. Những giọt nước tiếp tục ngưng tụ thành những giọt nước lớn hơn tạo thành những đám mây đen. + Nước mưa được tạo ra từ đám mây đen do các hạt nước lớn trong đám mây đen rơi xuống. + Có hai sự chuyển thể của nước diễn ra trong tự nhiên là: thể lỏng thành thể khí (hơi) và thể khí thành thể lỏng. Sự chuyển thể đó được lặp đi lặp lại. + “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên” quan trọng đối với chúng ta vì nước trên Trái Đất sẽ không bị mất đi; nước ở mặt đất, sông, hồ, biển,… sau một chu trình lại trở về và chúng ta lại có nước cho sinh hoạt, sản xuất… HĐ 2.2: – HS hoàn thiện sơ đồ: – Các nhóm quan sát sơ đồ nhóm bạn, nhận xét và chữa bài. – HS trả lời: Nhiệt từ Mặt trời làm nước ở trên bề mặt đất, sông, hồ, biển,… nóng lên và bay hơi vào trong không khí. Hơi nước trong không khí lạnh dần ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti và hợp thành những đám mây trắng. Những giọt nước tiếp tục ngưng tụ thành những giọt nước lớn hơn tạo thành những đám mây đen. Trong đám mây đen chứa các giọt nước lớn dần rơi xuống thành mưa và trở về với đất, sông, hồ, biển… – HS tham gia trò chơi. – Đáp án:
– HS trả lời: Mục đích sấy tóc để tóc khô vì dưới tác động từ nhiệt của máy sấy thì nước ở thể lỏng chuyển sang thể khí và bay hơi. – HS theo dõi, nhận xét. – HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ. – HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. – HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV |
Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 4 sách Kết nối tri thức
Chủ đề 1: VẺ ĐẸP TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM
(Thời lượng 4 tiết – Học tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Nhận định được một số hình thức biểu hiện của điêu khắc đình làng (chạm khắc gỗ, tượng tròn).
- Biết và giới thiệu về vẻ đẹp trong điêu khắc đình làng.
- Biết về giá trị thẩm mĩ của di sản mĩ thuật.
2. Năng lực.
- Biết mô phỏng, khai thác vẻ đẹp của tượng, phù điêu ở đình làng bằng vật liệu sẵn có.
- Khai thác được vẻ đẹp tạo hình trong điêu khắc đình làng để thiết kế một món quà lưu niệm.
- Sử dụng chất liệu phù hợp trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D bằng hình thức nặn hoặc đắp nổi.
3. Phẩm chất.
- Có tình cảm yêu quý những di sản mĩ thuật của quê hương, đất nước.
- Yêu thích vận dụng đa dạng các yếu tố mĩ thuật trong tạo hình, thiết kế SPMT.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với GV:
- Một số hình ảnh, clip giới thiệu về chạm khắc gỗ, tượng tròn ở đình làng để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.
- Hình ảnh SPMT mô phỏng hoặc khai thác vẻ đẹp từ điêu khắc đình làng với nhiều chất liệu và hình thức khác nhau để làm minh họa cho HS quan sát trực tiếp.
- Giáo án, SGV Mĩ thuật 4, Máy tính, trình chiếu trên PowerPoint Clip có liên quan đến chủ đề bài học.
2. Đối với HS:
- SGK Mĩ thuật 4.
- Vở bài tập Mĩ thuật 4.
- Đồ dùng học tập môn học: bút chì, bút lông (Các cỡ), hộp màu, sáp màu dầu, mài acrylic (hoặc màu goat, màu bột pha sẵn), giấy vẽ, giấy màu các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. (Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. QUAN SÁT.
– Giúp HS tri nhận đối tượng thẩm mĩ theo hướng dẫn của GV. Phần này giúp HS làm quen và tiếp cận ban đầu với chủ đề.
Hoạt động giáo viên. |
Hoạt động học sinh. |
* Hoạt động khởi động. |
|
– GV cho HS sinh hoạt đầu giờ. – Tổ chức cho HS chơi trò chơi. |
– HS sinh hoạt. |
1. Hoạt động 1: Quan sát. – Hoạt động giúp học sinh có nhận thức ban đầu về nội dung chủ đề. |
|
a) Mục tiêu. – HS nhận biết được hình thức thể hiện trong điện đình làng. – HS nhận biết về một số chủ đề, chất liệu tạo hình thể hiện trong điêu khắc đình làng. b) Nội dung. – GV cho HS quan sát vẻ đẹp của điêu khắc đình làng qua: + Hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 4, + Ảnh tư liệu về vẻ đẹp điêu khắc đình làng ở địa phương (nếu có). + Ảnh tư liệu về điêu khắc đình làng (do GV chuẩn bị thêm). – GV cho HS trả lời câu hỏi để có định hướng về phần thực hành SPMT. c) Sản phẩm. – Có hiểu biết ban đầu về vẻ đẹp tạo hình trong điêu khắc đình làng, có ý thức khi khai thác hình ảnh để thực hành, sáng tạo SPMT. d) Tổ chức thực hiện. * Vẻ đẹp tạo hình trong chạm khắc gỗ ở đình làng. – GV tổ chức cho HS quan sát hình minh họa trang 5 trong SGK Mĩ thuật 4. hoặc một số hình ảnh GV chuẩn bị thêm. – Qua hoạt động quan sát và thảo luận, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 4. Trang 5 để HS nhận ra tạo hình nhân vật trong các bức chạm khắc gỗ, cũng như chủ đề thường được thực hiện trong điêu khắc đình làng. – GV có thể đặt câu hỏi khai thác sâu hơn về nội dung hoạt động: + Ngoài các hình minh họa, em còn biết đến những bức chạm khắc gỗ nào? Ở đình làng nào? + Hình tượng nhân vật trong bức chạm khắc gỗ nào ấn tượng với em? Vì sao? + Em sẽ mô phỏng hình ảnh ở bức chạm khắc nào trong phần thực hành của mình? – GV nhận xét bổ sung (theo các hình minh họa đã được chuẩn bị) để khắc sâu hơn về tạo hình, chủ đề trong các bức chạm khắc gỗ. * Vẻ đẹp tạo hình trong tượng tròn ở đình làng. – GV hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu tượng chó đá trong khu vực quần thể đình, chùa Địch Vi, trong SGK Mĩ thuật 4. trang 6. – GV có thể chuẩn bị thêm một số hình ảnh về tượng trong đình làng. – Tổ chức cho HS thảo luận trả lời câu hỏi nhận ra: + Chất liệu để làm tượng là gì? + Tượng có giống hình ảnh con chó thật không? Vì sao? + Tượng con chó đặc điểm là gì? – GV tóm tắt và bổ sung theo nội dung ở phần Em có biết trong SGK Mĩ thuật 4. trang 6. * GV chốt. Vậy là chúng ta đã biết cách nhận biết được hình thức thể hiện trong điện đình làng, và nhận biết về một số chủ đề, chất liệu tạo hình thể hiện trong điêu khắc đình làng ở hoạt động 1. * Củng cố dặn dò. – Chuẩn bị tiết sau. |
– HS cảm nhận, ghi nhớ. – HS quan sát vẻ đẹp của điêu khắc đình làng qua: – HS trả lời câu hỏi để có định hướng về phần thực hành SPMT. – HS hiểu biết ban đầu về vẻ đẹp tạo hình trong điêu khắc đình làng, phát huy lĩnh hội. – HS quan sát hình minh họa trang 5 trong SGK Mĩ thuật 4 – HS trả lời câu hỏi. – HS trả lời. – HS trả lời. – HS quan sát hình tìm hiểu và phát huy lĩnh hội. – HS trả lời câu hỏi. – HS trả lời. + HS trả lời. – HS ghi nhớ. – HS lắng nghe, ghi nhớ. – HS ghi nhớ. |
Bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kế hoạch bài dạy Đạo đức 4 sách Kết nối tri thức
ĐẠO ĐỨC
BÀI 1: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (4 tiết)
(TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
− Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh.
- Biết vì sao phải biết ơn người lao động.
- Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
- Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người lao động.
− HS có cơ hội hình thành và phát triển:
- Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn người lao động.
- Phẩm chất nhân ái, yêu mến, kính trọng, biết ơn người lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.
- Bộ tranh về Biết ơn người lao động theo Thông tư 37/2021-TT/BGDĐT.
- Bài hát “Lớn lên em sẽ làm gì?” (sáng tác: Trần Hữu Pháp), video “Bài hát về việc làm và nghề nghiệp”,…
- Máy chiếu, máy tính, bài giảng PowerPoint (nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
|||||||||||||||||||||
1. Khởi động: − GV cho HS nghe/hát/xem video bài hát “Lớn lên em sẽ làm gì?” (sáng tác: Trần Hữu Pháp) và trả lời câu hỏi: + Có những nghề gì được nhắc tới trong bài hát? − GV mời một vài HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung. − GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào bài: + Trong bài hát, có những nghề nghiệp: người công nhân xây dựng, người nông dân lái máy cày, người kĩ sư mỏ địa chất, người lái tàu. Các bạn nhỏ trong bài hát mơ ước làm những nghề đó vì người công nhân đi xây dựng những nhà máy mới, người nông dân lái máy cày để cày ruộng, trồng lúa, rau,… cung cấp cho xã hội, người lái tàu đưa người ra Bắc vào Nam, người kĩ sư đi tìm tài nguyên làm giàu cho đất nước. + Nhờ có những người lao động, chúng ta mới có những sản phẩm cần thiết cho cuộc sống. Vì vậy, chúng ta cần biết ơn người lao động. Bài học “Biết ơn người lao động” sẽ giúp các em hiểu được vì sao chúng ta cần biết ơn người lao động qua việc tìm hiểu những đóng góp của họ trong cuộc sống. Từ đó, thể hiện lòng biết ơn người lao động bằng những lời nói, việc làm cụ thể. |
– HS lắng nghe – Những nghề được nhắc đến trong bài hát: công nhân, nông dân, lái tàu, kĩ sư – HS lắng nghe cô giáo giảng |
|||||||||||||||||||||
2. Khám phá Hoạt động 1. Tìm hiểu những đóng góp của người lao động * Mục tiêu: HS nêu được một số đóng góp của những người lao động ở xung quanh. * Cách tiến hành: – GV yêu cầu HS đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” của nhà thơ Tố Hữu và trả lời câu hỏi: + Việc làm của chị lao công giúp ích gì cho cuộc sống của chúng ta? – GV nhận xét, kết luận: Khi mọi người đã ngủ, chị lao công vẫn cần mẫn quét rác trên đường phố trong những đêm hè vắng lặng và những đêm đông giá rét. Việc làm của chị lao công góp phần giữ sạch, đẹp đường phố, để “Hoa Ngọc Hà/ Trên đường rực nở/ Hương bay xa/ Thơm ngát đường ta”. Bởi vậy, chúng ta cần biết ơn việc làm của chị lao công. – GV tiếp tục dùng kĩ thuật Tia chớp để HS trả lời nhanh câu hỏi: + Hãy kể thêm một số công việc của người lao động khác mà em biết. + Những công việc đó có đóng góp gì cho xã hội? – GV kẻ bảng, lần lượt điền vào bảng những câu trả lời đúng. Ví dụ:
– GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi ‘‘Giải đố về nghề nghiệp”. GV chọn hai đội chơi, mỗi đội khoảng 3 − 5 HS. Lần lượt đội A nêu câu hỏi, đội B trả lời và ngược lại. Có thể sử dụng câu đố vui về nghề nghiệp hoặc mô tả hoạt động của một nghề nghiệp để đội bạn gọi tên nghề nghiệp đó. 1/ Nghề gì cần đến đục, cưa Làm ra giường, tủ,… sớm, trưa ta cần? 2/ Nghề gì vận chuyển hành khách, hàng hoá từ nơi này đến nơi khác? 3/ Nghề gì chân lấm tay bùn 4/ Nghề gì bạn với vữa, vôi 5/ Nghề gì chăm sóc bệnh nhân ……………. |
– HS đọc bài thơ và trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung. – Giúp đường phố sạch đẹp. – HS lắng nghe – HS trả lời – Bác sĩ, giáo viên, ca sĩ, diễn viên, nông dân, công nhân, … – Những công việc đó đóng góp cho xã hội: khám chữa bệnh, dạy kiến thức, tạo ra lương thực, … – HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung. – HS chia làm 2 đội, tham gia trò chơi. – Nghề thợ mộc – Nghề lái xe, tài xế – Nghề làm nông – Nghề thợ xây – Nghề bác sĩ |
|||||||||||||||||||||
3. Luyện tập, thực hành. Bài tập 1.Bày tỏ ý kiến – GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc bài tập, suy nghĩ, và bày tỏ ý kiến. – GV mời một số HS phát biểu, các HS khác nhận xét, bổ sung. – GV nhận xét, kết luận: a. Đồng tình, vì nhờ có người lao động chúng ta mới có thể duy trì cuộc sống. b. Không đồng tình, vì dù chúng ta đã trả tiền để mua hàng hoá của người lao động thì chúng ta vẫn cần biết ơn họ vì nếu không có họ thì chúng ta không thể mua hàng hoá được. c. Không đồng tình, vì cần biết ơn những người lao động xung quanh ta và ở khắp nơi. d. Không đồng tình, vì cần phải biết ơn mọi người lao động, kể cả người lao động chân tay, vì lao động chân chính nào cũng có đóng góp cho xã hội. e. Đồng tình, trân trọng thành quả lao động chính là biết ơn người lao động. |
– HS chú ý lắng nghe và trả lời. – HS phát biểu |
|||||||||||||||||||||
4. Vận dụng, củng cố – GV tổ chức cho HS chơi trò “Phóng viên nhí”, chia sẻ một số việc bản thân đã làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động. – GV chọn một HS xung phong làm phóng viên, lần lượt hỏi các bạn trong lớp: + Bạn đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động? + Có khi nào bạn chứng kiến những lời nói, việc làm chưa biết ơn người lao động? + Bạn có suy nghĩ gì về điều đó? – GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tích cực. – Nhắc nhở HS khắc phục những tồn tại trong tiết học. – Nhắc nhở HS chuẩn bị bài tiết sau |
– HS tham gia chơi. – 1HS làm phóng viên và hỏi cả lớp. – 3-5 HS trả lời theo suy nghĩ của bản thân |
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…
>> Tải file để tham khảo toàn bộ giáo án lớp 4 KNTT!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án lớp 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn Kế hoạch bài dạy lớp 4 năm 2023 – 2024 (7 môn) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.