Giáo án lớp 3 sách Chân trời sáng tạo gồm 7 môn Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Công nghệ. Với đầy đủ các tiết học trong 35 tuần của năm học 2022 – 2023, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với nội dung bài dạy được biên soạn kỹ lưỡng, cẩn thận, sẽ giúp thầy cô rất nhiều trong quá trình hoàn thiện giáo án lớp 3 năm 2022 – 2023 của mình theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội 3 sách Chân trời sáng tạo
Chủ đề: Gia đình
Bài 1: Họ nội, họ ngoại ( t1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học, HS biết:
- Nêu được mối quan hệ họ hàng nội, ngoại.
- Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: Các hình trong bài 1 SGK, clip bài hát “ Gia đình em” , phiếu học tập, thẻ từ trò chơi khởi động ở tiết 2.
- HS: SGK, VBT, tranh vẽ hoặc ảnh chụp gia đình họ hàng nội, ngoại; giấy trắng, keo, hồ dán; trang phục, nón lá, quà quê, bộ lắp ráp nhà, … để đóng vai tình huống ở tiết 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. HĐ khởi động (5 phút) – Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về những người họ hàng trong gia đình để dẫn dắt vào bài học mới. – Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS cùng múa hát theo lời bài hát “Gia đình em”. – GV: Nội dung bài hát nói về điều gì? (Trong gia đình ngoài ông bà, bố mẹ, anh chị em, còn có những người họ hàng. GV có thể giải thích cho HS biết “Họ hàng: Những người có quan hệ huyết thống”). – GV y/c HS: Kể tên một số thành viên trong họ hàng của em. – GV nhận xét, tuyên dương – Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng: Họ nội, họ ngoại. 2. HĐ khám phá kiến thức (28 phút) * Mục tiêu: – HS nhận biết được mối quan hệ họ hàng nội, ngoại. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận – GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát hình cưới của bố mẹ An trang 8 trong SGK và làm việc nhóm đôi, trả lời các câu hỏi. + Trong hình có những ai? + Những người nào thuộc họ nội của An? Những người nào thuộc họ ngoại của An? – GV NX, tuyên dương. * Kết luận: Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. Ông bà sinh ra mẹ, các anh, chị, em của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại. Hoạt động 2: Xưng hô với các thành viên trong gia đình. * Mục tiêu: HS biết cách xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. * Cách tiến hành: – Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát hình 2 trang 9 trong SGK và làm việc nhóm bốn, trả lời các câu hỏi: + An xưng với các thành viên trong gia đình họ nội, họ ngoại như thế nào? – Gợi ý: Em trai của mẹ: Cậu Sơn Chị gái của bố: bác,… – GV NX, tuyên dương. – Kết luận: Em cần xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. Hoạt động 3: Liên hệ bản thân * Mục tiêu: HS nêu được các thành viên trong gia đình họ nội, họ ngoại và cách xưng hô với các thành viên đó. * Cách tiến hành: – GV: Cho HS làm việc cặp đôi, chia sẻ: – Ngoài bố em, ông bà nội còn sinh ra những ai? – Ngoài mẹ em, ông bà ngoại còn sinh ra những ai? – GV mời 2 cặp HS trình bày trước lớp. HS có thể trình bày thêm cách xưng hô với các thành viên trong gia đình. – GV NX, tuyên dương. ⇒ Kết luận: Trong gia đình, ngoài ông bà, cha mẹ, anh chị em của mình còn có cô, dì, chú, bác,… Em cần xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. |
– HS tham gia chơi – HS trả lời – HS trả lời: ( VD: Cô, dì, cậu, chú, bác, …) – Lắng nghe – Mở SGK * HĐ cá nhân – Nhóm- Cả lớp – Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi. + Ông bà nội, ông bà ngoại, chị gái bố và em trai của mẹ. + Những người thuộc họ nội: Ông bà nội và chị gái. + Những người thuộc họ ngoại: ông bà ngoại và em trai của mẹ. – 2 HS trả lời nhận xét lẫn nhau. – Cả lớp lắng nghe. * HĐ nhóm – Cả lớp – Học sinh thảo luận theo nhóm 4. – 2 cặp HS chia sẻ trước lớp. – 1 HS trả lời và nhận xét. – Cả lớp lắng nghe. – Học sinh thảo luận theo nhóm 2. + Bác, chú, cô + Dì, cậu. – 2 HS trả lời. – 1 HS nhận xét – Cả lớp lắng nghe. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm 3 sách Chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU
Tuần: 1 Ngày soạn:…………….
Tiết: 1 Ngày dạy:………………..
– Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia Lễ khai giảng
– Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:
- Nghe và hát bài hát về lớp học
- Tìm hiểu những hoạt động thường diễn ra trong ngày.
- Lập thời gian biểu hằng ngày của em
– Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Bầu chọn ban cán sự lớp
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân; Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra; Giữ gìn vệ sinh lớp học.
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học; Hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
2. Năng lực:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3;
- Các bài hát về lớp học; tranh hoạt động 2; bảng phụ 3 bước lập thời gian biểu hằng ngày; hòm phiếu, phiếu bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng; bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 5; tranh hoạt động 7;
- Giấy A0, màu vẽ, bút vẽ,…; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; Phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; Phiếu đánh giá.
2. Đối với học sinh
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3;
- Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán và các loại vật liệu tự chọn để chuẩn bị cho việc trang trí lớp học,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẨN 1 – TIẾT 1: THAM GIA LỄ KHAI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
–GV tổ chức cho HS tham gia Lễ khai giảng theo kế hoạch của nhà trường. – GV yêu cầu HS tham gia và cổ vũ các tiết mục văn nghệ trong Lễ khai giảng. GV yêu cầu HS tập trung chú ý và chia sẻ điều em ấn tượng nhất về các hoạt động trong chương trình. GV có thể tổ chức cho HS khối 3 phối hợp cùng nhau thực hiện một số hoạt động như: biểu diễn văn nghệ, đóng tiểu phẩm hoặc chơi trò chơi chào mừng các em HS lớp 1. – GV hỗ trợ HS trong quá trình các em di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong. –GV tổ chức cho HS chia sẻ nhóm đôi về điều em nhớ nhất trong Lễ khai giảng. |
– HS tham gia lễ khai giảng của nhà trường. – HS tham gia diễn văn nghệ. – HS chia sẻ. |
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 3 sách Chân trời sáng tạo
BÀI 1: AN TOÀN GIAO THÔNG KHI ĐI BỘ. (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Với bài này, HS:
- Nêu được một số quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ và tìm hiểu thêm các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong sắm vai xử lý tình huống. Ứng xử văn minh, lịch sự trong các tình huống giao thông khi đi bộ.
Năng lực riêng:
– Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi:
- Nêu được một số quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
– Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
– Năng lực điều chỉnh hành vi: Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Nhân ái: Sẵn sàng giúp đỡ và hướng dẫn người khác thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3, video clip bài hát Đi đường em nhớ, bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu (nếu có), điều 32 luật giao thông đường bộ, giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp), sơ đồ tư duy vẽ sẵn trên giấy A1 hoặc A0; các hình ảnh biển báo giao thông dành cho người đi bộ, các hình ảnh minh hoạ tình huống tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ. Bộ trò chơi “Tham gia giao thông” (đèn tín hiệu, vạch trắng dành cho người đi bộ, mô hình tay lái xe máy, xe ô tô,…)
- HS: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3, bút, viết, bảng con, phấn; bút lông viết bảng; các tình huống tham gia giao thông khi đi bộ, thẻ hai mặt: xanh, đỏ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Khởi động Mục tiêu: Khơi gợi cảm xúc, giúp HS xác định được chủ đề bài học: An toàn giao thông khi đi bộ. Cách tiến hành: – GV tổ chức cho HS chia sẻ với nhau về việc đi về hàng ngày từ nhà đến trường. – GV mời HS trình bày trước lớp – GV nhận xét, kết nối giới thiệu nội dung của tiết học: An toàn giao thông khi đi bộ (tt) |
– HS theo nhóm đôi chia sẻ cùng nhau theo câu hỏi gợi ý: + Bạn đi đến trường bằng phương tiện gì? + Nếu đi bộ thì bạn đi như thế nào cho đúng? + Muốn đi qua đường bạn phải làm sao? – HS trình bày. |
2. Luyện tập 2.1. Hoạt động 1: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi nào? Vì sao? Mục tiêu: Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ. Cách tiến hành: – GV giới thiệu lần lượt từng tình huống, yêu cầu HS đưa thẻ (đồng tình là thẻ màu xanh, không đồng tình là thẻ màu đỏ). – GV nêu câu hỏi để HS giải thích, bày tỏ thái độ cho từng tình huống: Vì sao em không đồng tình? – GV nhận xét, khen ngợi HS và bổ sung thêm nhiều tình huống xảy ra ở địa phương để HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình. (Có thể cho HS nêu tình huống mà mình đã gặp khi tham gia giao thông để các bạn bày tỏ thái độ). – GV kết luận: Việc nhắc nhở và phê phán các hành vi sai khi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ cũng là cách góp phần xây dựng trật tự xã hội. 2.2. Hoạt động 2: Xử lý tình huống Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi. Cách tiến hành: – GV chia lớp theo 6 nhóm, sắm vai xử lý tình huống. Khi HS thảo luận tập sắm vai, xử lý tình huống, GV cần theo dõi, gợi ý, giúp đỡ để các em chọn cách xử lý hay nhất. – Mời các nhóm trình bày, nhận xét – GV nhận xét và nhấn mạnh lại quy tắc an toàn giao thông thể hiện trong từng tình huống cũng như các quy tắc khác đã được học trong bài. + Tình huống 1: Dù có muộn học thì chúng ta cũng không được vượt đèn đỏ khi đi bộ. + Tình huống 2: Hãy đi qua đường trên vạch trắng dành cho người đi bộ. + Tình huống 3: Tuân thủ các quy tắc đi bộ qua đường sắt : quan sát tàu hoả, tuân thủ tín hiệu đèn dừng lại và không được vượt hoặc leo trèo, chui qua rào chắn. => Chúng ta luôn tuân thủ quy tắc giao thông khi đi bộ để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác. |
– HS nghe và thực hiện + Tranh 1: Chạy thể dục dưới lòng đường (không đồng tình). Vì lòng đường dành cho xe cộ lưu thông, chạy thể dục dưới lòng đường dễ gây tai nạn cho mình và cho người khác,… + Tranh 2: Có cầu vượt dành cho người đi bộ, biển báo cầu vượt nhưng có hai học sinh (nam và nữ) qua đường phía dưới, không đi bằng cầu vượt. (không đồng tình). Vì đi như thế là sai quy định an toàn giao thông, dễ gây tai nạn…. + Tranh 3: 3 học sinh đi bộ dàn hàng ngang trên đường, không đi sát mép đường. (không đồng tình). Vì 3 bạn đi sai quy định, giành hết đường của người khác, dễ gây tai nạn,… + Tranh 4: Hai bạn leo trèo qua dải phân cách. (không đồng tình). Vì đi sai quy định, vi phạm luật giao thông, dễ gây tai nạn, … – HS tham gia nêu tình huống trong giao thông mà mình đã gặp và bày tỏ thái độ. – HS lắng nghe. – Theo nhóm, nhận tình huống, thảo luận, phân vai và thực hiện. Nhóm 1,4 (tình huống 1): Hai bạn cùng đi bộ đến trường, vì sắp muộn học nên bạn nam đề nghị bạn nữ vượt đèn đỏ đi bộ sang đường. + Nhóm 2,5 (tình huống 2): Hai bạn cùng đi bộ đến trường, bạn nam không biết cách băng qua đường nên hỏi bạn nữ đi cùng. + Nhóm 3,6 (tình huống 3): Hai bạn cùng đi bộ đến trường, bạn nam đề nghị bạn nữ trèo qua rào chắn đường sắt để đi nhanh hơn. – HS trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét. – HS lắng nghe. |
3. Vận dụng 3.1.Hoạt động 3: Thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, thái độ và luyện tập việc thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi. Cách tiến hành: – GV giao nhiệm vụ rèn luyện việc thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi theo Phiếu rèn luyện trong Vở bài tập Đạo đức 3. – GV tổ chức cho HS chia sẻ cùng nhau về việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ trong thời gian qua. – GV nhận xét, khen ngợi HS và nói thêm: Ngoài việc nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ, chúng ta cũng nên tích cực tham gia tuyên truyền các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ đến với mọi người xung quanh. Cần bày tỏ thái độ không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ và có lời nhắc nhở lịch sự. 3.2.Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kỹ năng đã học, điều chỉnh được hành vi để tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ. Cách tiến hành: – GV tổ chức trò chơi: “Tham gia giao thông”. Sử dụng khoảng trống trước lớp, biến nó thành con đường, có ngã 4, có tín hiệu đèn (cử HS điều khiển), có vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ. Yêu cầu HS đóng vai người tham gia giao thông đi xe máy, đi xe ô tô, đi bộ trên đường. – Nhận xét, khen ngợi HS tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ. Giới thiệu bài thơ (SGK trang 9). – GV sử dụng Thư gửi các bậc cha mẹ HS để phối hợp với gia đình HS những nội dung sau: Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh 1. Phụ huynh thường xuyên nhắc nhở con thực hiện việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi. 2. Phụ huynh làm gương để con quan sát, học hỏi theo trong việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ. Phụ huynh quan sát cách con bày tỏ thái độ với các hành vi không tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ và hướng dẫn con cách nhắc nhở người khác hoặc cách ứng xử lịch sự. |
– HS thực hiện – HS chia sẻ với nhau về việc thực hiện quy tắc an toàn giao thông của mình trong thời gian qua. Có thể là: Bình thường khi đi học mình được mẹ đưa từ nhà đến trường và rước về. Có hôm mẹ bận việc, mình phải đi bộ một mình, lúc đó mình đi sát lề bên tay phải của mình. Để băng qua đường vào trường học, mình đến những vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ, nhìn sang trái, nhìn sang phải thấy không có xe cộ qua lại, lúc đó mình mới đi sang đường. – HS tham gia trò chơi – HS đọc bài thơ và nêu suy nghĩ, cảm xúc sau giờ học. (Học xong bài này em biết thêm được cách đi bộ an toàn ở vùng nông thôn và cả thành thị đông đúc. Em rất vui vì biết tham gia giao thông an toàn sẽ có lợi cho bản thân và người khác). |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 3 sách Chân trời sáng tạo
PHẦN 1. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
BÀI 1. TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ
- Nêu được tác dụng của một số sản phẩm công nghệ trong gia đình
- Có ý thức giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác tìm tòi, nghiên cứu nội dung bài học.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong quá trình học tập.
– Năng lực công nghệ:
- Năng lực nhận thức công nghệ: Biết mô tả, trình bày được một số sản phẩm công nghệ.
- Năng lực đánh giá, sử dụng, giao tiếp công nghệ và thiết kế kĩ thuật: Biết nhận xét, đánh giá cách ứng xử của mọi người xung quanh về sản phẩm công nghệ, nêu và giữ gìn sản phẩm công nghệ, biết vận dụng sáng tạo làm ra sản phẩm mới.
3. Phẩm chất: Yêu nước, trung thực và trách nhiệm
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Tài liệu : SGK công nghệ 3, SGV công nghệ 3, vở BT công nghệ 3.
- Thiết bị dạy học : máy tính, máy chiếu, giấy A4, tranh hoặc vật thật một số hình ảnh trong sgk bài 1.
b. Đối với học sinh
- Tài liệu : SGK, VBT, bút viết, bảng con và phấn/ bút lông viết bảng.
- Tranh hoặc vật thật một số hình ảnh trong sgk bài 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: – Giới thiệu sơ lược về cấu trúc sách công nghệ 3 – Kích thích sự tò mò, khám phá kiến thức của HS b. Cách thức thực hiện: – GV ổn định lớp, giới thiệu sơ lược về sách công nghệ 3, sau đó yêu cầu HS xem mục lục và trả lời câu hỏi: Sách công nghệ 3 gồm có mấy phần? Đọc tên bài có trong mỗi phần đó. – GV gọi 1- 2 HS đứng dậy trả lời câu hỏi, chốt lại đáp án đúng. – GV giới thiệu bài học đầu tiên bài tự nhiên và công nghệ, sau đó yêu cầu HS quan sát hình ở trang 6 sgk và trả lời câu hỏi: Em hiểu gì về nội dung bức tranh? – GV mời đại diện 1-2 HS đứng lên nêu ý kiến của mình. – GV dẫn dắt vào bài học: Mỗi chúng ta đang có một ý kiến khác nhau về khái niệm sản phẩm công nghệ, và để tìm trả lời đúng nhất cho nó, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 : Tự nhiên và công nghệ. II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Tìm hiểu về đối tượng tự nhiên a. Mục tiêu: Nhận biết được sản phẩm công nghệ trong đời sống b. Cách thức thực hiện – GV chiếu/treo hình ảnh ở trang 7 sgk, yêu cầu HS nêu tên các đối tượng tự nhiên. – GV gọi HS đứng dậy trả lời – GV khuyến khích HS tìm thêm một số đối tượng tự nhiên khác. – GV gọi HS trả lời, nhận xét bổ sung cho nhau và đưa ra kết luận: Đối tượng tự nhiên là những đối tượng có sẵn trong tự nhiên không do con người làm ra. Hoạt động 2. Tìm hiểu về sản phẩm công nghệ trong đời sống a. Mục tiêu: HS nhận biết được sản phẩm công nghệ trong đời sống. b. Cách thức thực hiện: – GV yêu cầu HS bắt cặp với nhau, quan sát hình ảnh trang 8 và nêu tên các sản phẩm công nghệ. – GV gọi HS đứng dậy trả lời – GV gọi HS trả lời, nhận xét bổ sung cho nhau và cùng đưa ra kết luận: + Robot (người máy), máy phát điện, máy giặt, xe ô tô, cầu Rồng (Đà Nẵng), đồ gốm sứ là những đồ dùng được con người làm ra từ đối tượng tự nhiên, phục vụ cho cuộc sống của chúng ta được gọi là sản phẩm công nghệ. + Những đối tượng tự nhiên được sử dụng để làm sản phẩm công nghệ (ví dụ như đất sét, đá, gỗ,…) được gọi là nguyên liệu tự nhiên. – GV khuyến khích HS tìm thêm một số sản phẩm công nghệ trong đời sống. – GV đưa ra khái niệm sản phẩm công nghệ: Sản phẩm công nghệ là những sản phẩm được con người làm ra để phục vụ đời sống. Hoạt động 3. Phân biệt đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ a. Mục tiêu: HS phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ. b. Cách thức thực hiện: – GV chia lớp thành các nhóm 4 người, phân công nhiệm vụ của mỗi nhóm. + Nhiệm vụ 1: Xếp hình đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ hình ảnh trang 9 sgk vào cột tương ứng. + Nhiệm vụ 2. Viết tên đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ mà em biết (trừ những hình đã có trong sgk). + Nhiệm vụ 3. Ghi tên hoặc dán những hình sản phẩm công nghệ được làm từ đối tượng tự nhiên tương ứng. – Sau thời gian thảo luận, GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, gọi HS nhận xét lẫn nhau. – GV nhận xét, đưa ra kết luận: Sản phẩm công nghệ thường được làm từ các đối tượng tự nhiên, nên chúng ta phải sử dụng sản phẩm công nghệ phù hợp, an toàn và hiệu quả để bảo vệ tự nhiên và môi trường. Hoạt động củng cố, dặn dò, đánh giá – GV gọi HS đứng dậy nhắc lại các kiến thức vừa học về đối tượng tự nhiên, sản phẩm công nghệ. – GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau. – GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài. |
– HS tập trung, lắng nghe GV giới thiệu về cuốn sách và tiếp nhận câu hỏi. – HS trả lời – HS lắng nghe GV trình bày, xem tranh tiếp nhận câu hỏi, tìm câu trả lời. – HS nêu ý kiến của mình – HS tập trung lắng nghe GV trình bày. – HS quan sát tranh, thực hiện yêu cầu của GV. – HS đứng tại chỗ trả lời: + Hình 1. Mặt trời + Hình 2. Con hổ + Hình 3. Qủa dừa + Hình 4. Rừng thông + Hình 5. Tảng đá + Hình 6. Cá heo – HS lấy thêm ví dụ về đối tượng tự nhiên: Cây hóa hồng, viên đá, con mèo, cầu vồng, mặt trăng,… – HS lắng nghe. – HS bắt cặp với nhau, quan sát tranh, thực hiện yêu cầu của GV. – HS đứng tại chỗ trả lời: + Hình 1. Người máy + Hình 2. Máy phát điện gió + Hình 3. Máy giặt + Hình 4. Xe ô tô + Hình 5. Cầu Rồng (Đà Nẵng) + Hình 6. Đồ gốm sứ – HS chú ý lắng nghe GV nhận xét, kết luận. – HS lấy thêm ví dụ:: Tivi, tủ lạnh, máy tính, nhà thờ, cầu Long Biên,… – HS chăm chú lắng nghe – HS hình thành nhóm, nhận nhiệm vụ của nhóm mình – Đại diện các nhóm báo cáo kết quả Nhiệm vụ 1.
Nhiệm vụ 2.
Nhiệm vụ 3.
– HS chăm chú lắng nghe – HS đứng dậy trình bày – HS lắng nghe GV nhận xét và bổ sung. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Giáo án Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1000
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đếm, lập đố, đọc – viết số, cấu tạo số (viết số thành tổng các năm, chục và đơn vị)
- So sánh số, sắp xếp các số theo thứ tự
- Tia số
2. Năng lực:
– Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học.
- Phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất : Trách nhiệm, chăm chỉ
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học:
– Đối với giáo viên: 10 thẻ trăm, 10 thanh chục và 10 khối lập phương, hình vẽ và các thẻ số cho bài thực hành 1.
– Đối với học sinh: 3 thẻ trăm, 3 thành chục và 5 khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học. b. Cách thức thực hiện: – GV gọi 3 HS đứng dậy, mỗi bạn thực hiện 1 nhiệm vụ : + Nhiệm vụ 1 : Đếm từ 1 đến 10 + Nhiệm vụ 2 : Đếm theo chục từ 10 đến 100 + Nhiệm vụ 3 : Đếm theo trăm từ 100 đến 1000 – GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt HS vào nội dung bài học. II. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các hàng a. Mục tiêu: – HS hiểu được mối quan hệ giữa các hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị. – Biết được giá trị cấu tạo của các chữ số b. Cách thức thực hiện *Mối quan hệ giữa nghìn – trăm – chục – đơn vị. – GV chia lớp thành các nhóm 4 người và yêu cầu: + Đếm theo đơn vị: Đếm 10 khối lập phương – gắn vào tạo thành 1 chục rồi nói: 10 đơn vị bằng 1 chục và viết vào bảng con: 10 đơn vị = 1 chục. + Đếm theo chục: đếm thanh 10 chục – gắn vào tạo thành 1 thẻ trăm rồi nói: 10 chục bằng 1 trăm và viết vào bảng con: 10 chục = 1 trăm. + Đếm theo trăm: đếm 10 thẻ trăm – gắn vào tạo thành 1 khối nghìn rồi nói: 10 trăm bằng 1 nghìn và viết vào bảng con: 10 trăm = 1 nghìn. – GV quan sát quá trình HS thực hiện, hướng dẫn cho các nhóm chưa rõ yêu cầu. – GV gọi HS đứng dậy thực hiện, đánh giá, nhận xét. *Giá trị của các chữ số trong một số – GV đọc số: ba trăm hai mươi ba, yêu cầu HS ghi vào bảng con và nêu cấu tạo của số 323. – GV giới thiệu: “Đây là số có ba chữ số”. Số có ba chữ số ta gọi là số trăm. Ví dụ với số 323 ta có: chữ số 3 ở cột tăm có giá trị là 300 ( gắn ba thẻ 100 lên bảng lớp), chữ số 2 ở cột chục có giá trị là 20 (gắn hai thẻ 10 lên bảng lớp), chữ số 3 ở hàng chục có giá trị là 3 (gắn ba thẻ 1 lên bảng lớp). Như vậy: 323 = 300 + 20 + 3 Hoạt động 2. Thực hành nêu giá trị các chữ số của một số a. Mục tiêu : HS vận dụng và thực hành vào bài tập, biết được giá tị của các chữ số từ số đã cho. b. Cách thức thực hiện : – GV chia lớp thành các cặp đôi, yêu cầu học sinh: + Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị: 641, 830, 259. + Viết tổng thành số: · 900 + 60 + 3 · 100 + 1 · 200 + 40 + 7 – Sau khi thảo luận, GV gọi HS đứng dậy trình bày kết quả. – GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3. Sắp xếp các số theo thứ tự a. Mục tiêu : Thông qua trò chơi, HS phân biệt được các số lớn và bé để sắp xếp các số theo thứ tự đúng. b. Cách thức thực hiện : – GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?” – GV phổ biến luật chơi: Hai nhóm học sinh, mỗi nhóm bốn bạn thực hiện hai nhiệm vụ: + Mỗi bạn trong nhóm viết một số theo yêu cầu của GV. Ví dụ: Viết số tròn chục có ba chữ số. + Mỗi nhóm sắp xếp bốn số vừa viết theo thứ tự từ bé đến lớn. Nhóm nào hoàn thành đúng và nhanh thì được cả lớp vỗ tay khen thưởng. – Kết thúc trò chơi, GV kiểm tra kết quả hai đội và công bố đội dành chiến thắng. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học bằng cách giải bài tập b. Cách thức thực hiện: Bài tập 1.Làm theo mẫu – GV cho HS đọc yêu cầu và hoạt động nhóm 4 – GV quan sát quá trình HS làm bài. – GV gọi đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm/ hàng). – GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng Bài tập 2. Số – GV cho HS đọc yêu cầu và hoạt động nhóm 2 – GV quan sát quá trình HS làm bài. – GV gọi đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm/ dãy số), khuyến khích HS nói cách làm. – GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng Bài tập 3. Số – GV cho HS đọc yêu cầu và hoạt động cá nhân – GV quan sát quá trình HS làm bài. – GV gọi 2 HS trình bày (mỗi HS/ tia số), khuyến khích HS nói cách làm. – GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng Bài tập 4. Câu nào đúng, câu nào sai? – GV lần lượt đọc từng ý, sau đó HS giơ bảng biểu quyết (Đ/S), GV yêu cầu HS giải thích câu trả lời của mình. – GV nhận xét, chốt đáp án: a. Sai (vì số 621 có 600, 2 chục và 1 đơn vị) b. Đúng c. Đúng * CỦNG CỐ – GV dán các thẻ số: 3, 2, 4 lên bảng. GV gọi lần lượt HS đứng dậy đọc một số có ba chữ số được tạo từ 3 số đã cho. Khi tạo đủ các số có ba chữ số từ 3 số đã cho, GV yêu cầu HS sắp xếp các số đó theo thứ tự tăng dần. – GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau. – GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được, tuyên dương và khuyến khích HS. |
– HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ: + 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 + 10, 20, 30, 40, 50, …100 + 100, 200, 300, 400,…1000 – HS tập trung lắng nghe – HS hình thành nhóm có 4 người, lắng nghe nhiệm vụ và thực hiện. – HS đứng dậy thực hành trước lớp – HS lắng nghe câu hỏi và ghi câu trả lời vào bảng – HS tập trung lắng nghe. – HS bắt cặp, thảo luận, tìm ra câu trả lời: + Viết số thành tổng: · 641 = 600 + 40 + 1 · 630 = 600 + 30 + 0 · 259 = 200 + 50 + 9 + Viết tổng thành số: · 900 + 60 + 3 = 963 · 100 + 1 = 101 · 200 + 40 + 7 = 247 – HS lắng nghe – HS lắng nghe luật chơi, xung phong chơi trò chơi. – HS lắng nghe GV công bố kết quả – HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm tìm hiểu mẫu, xác định việc cần làm – Đại diện nhóm trả lời – HS tập trung lắng nghe – HS đọc yêu cầu, thảo luận cặp đôi tìm hiểu bài, tìm cách làm. – HS trình bày kết quả – HS tập trung lắng nghe – HS đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, tìm hiểu bài, tìm cách làm. – HS trình bày kết quả – HS tập trung lắng nghe – HS lắng nghe câu hỏi, giơ tay trả lời – HS lắng nghe – HS xung phong trả lời – HS tập trung lắng nghe – HS tập trung lắng ngh |
Giáo án Mĩ thuật lớp 3 sách Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023
Chủ đề 1: TRƯỜNG EM
Bài 1:SẮC MÀU CỦA CHỮ
(Thời lượng 2 tiết * Học tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
– Nêu được cách pha và sử dụng màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.
– Tạo và sử dụng được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.
– Chỉ ra được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.
– Chia sẻ được vẻ đẹp của màu sắc trong sản phẩm mĩ thuật.
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.
– Nêu được các sắc màu của chữ, đường nét, để tạo sản phẩm mĩ thuật các mẫu chữ có trang trí hoa văn, hoa lá và hình con vật.
– Tạo được hình mẫu chữ có trang trí bằng giấy bìa màu.
– Cảm nhận được vẻ đẹp của mẫu chữ có trang trí trong tạo hình sản phẩm mĩ thuật.
– Phát triển trí tưởng tượng trong sáng tạo hình chữ. Có ý tưởng sử dụng các tác phẩm mĩ thuật để học tập.
– Biết tôn trọng sự khác biệt của các mẫu chữ đẹp trong mỗi cá nhân.
2. Năng lực.
* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
* Nănglựcgiảiquyếtvấnđềvàsángtạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực chuyên biệt: Bước đầu hình thành một số tư duy về nét chữ, hình màu trong mĩ thuật.
– Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về các mẫu chữ có trang trí hình hoa văn, hoa lá, và con vật theo nhiều hình thức khác nhau.
3. Phẩm chất.
– Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo trong các mẫu chữ có trang trí, vẽ hình và tô màu.
– Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên.
– Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).
– Giáo án, SGK, SGV. Tranh, ảnh các mẫu chữ trang trí trên bảng, trên tường, đồ vật, sách báo, tạp chí,…
2. Đối với học sinh.
– SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* GV dẫn dắt vấn đề:
II. KHÁM PHÁ.
HOẠT ĐỘNG 1: Khám phá một số hình thức trang trí chữ. |
|
Hoạt động của giáo viên. |
Hoạt động của học sinh. |
* Hoạt động khởi động. – GV cho HS sinh hoạt đầu gờ. – Tổ chức cho HS chơi trò chơi. *Mụctiêu. – Nhận ra được kiểu chữ cơ bản, cách pha màu thứ cấp để vẽ và trang trí. – Đọc được tên một số màu thứ cấp. * Nhiệm vụ của GV. – Tạo cơ hội cho HS quan sátmột số mẫu chữ được trang trí và tổ chức cho HS thảo luận để nhận biết cách vẽ và trang trí chữ. * Gợi ý cách tổ chức. – Giới thiệu một số mẫu chữ đã được tang trí. – Nêu câu hỏi, khuyến khích HS thảo luận để nhận ra đặc điểm và các hình thức trang trí chữ. * Câu hỏi gợi mở: + Em ấn tượng với mẫu chữ nào? + Chữ đó có các nét đều hay nét thanh, nét đậm. + Các chữ được trang trí như thế nào? + Những màu nào được sử dụng để trang trí chữ? + Màu nào được pha từ hai màu cơ bản? + Em đã thấy kiểu chữ trang trí được sử dụng ở đâu? – Giới thiệu thêm các mẫu chữ đã được trang trí trên báo, tạp chí hoặc đồ vật để HS nhận ra sự đa dạng trong cách trang trí chữ. – Khuyến khích HS nhắc lại và ghi nhớ cách pha trộn từng cấp màu cơ bản để tạo ra cách màu mới. * GV chốt:Vậy là chúng tađã quan sátđượcmột số mẫu chữ được trang trí và thảo luận để nhận biết cách vẽ và trang trí chữ ở hoạt động 1. |
– HS sinh hoạt. – HS cảm nhận. – HS quan sátmột số mẫu chữ được trang trí và thảo luận để nhận biết cách vẽ và trang trí chữ. – HS thảo luận để nhận ra đặc điểm và các hình thức trang trí chữ. + HS trả lời: + HS trả lời: + HS trả lời: + HS trả lời: + HS trả lời: + HS trả lời: – HS nhận ra sự đa dạng trong cách trang trí chữ. – HS nhắc lại và ghi nhớ. – HS lắng nghe, ghi nhớ. |
III. KIẾN TẠO KIẾN THỨC –KĨ NĂNG:
HOẠT ĐỘNG 2: Cách pha màu thứ cấp. |
|
Hoạt động của giáo viên. |
Hoạt động của học sinh. |
* Nhiệm vụ của GV. – Tổ chức cho HS tìm hiểu và ghi nhớ cách pha màu thứ cấp. * Gợi ý cách tổ chức. – Khuyến khích HS quan sát hình minh họa trong SGK trang 7, thảo luận để biết cách pha các màu thứ cấp. – Hướng dẫn HS cách pha trộn để tạo ra các màu thứ cấp. * Câu hỏi gợi mở: + Tên các màu cơ bảnđã học là gì…? + Màu đỏ trộn với màu lam sẽ tạo được màu gì…? + Màu đỏ trộn với màu vàng sẽ tạo được màu gì…? + Màu vàng trộn với màu lam sẽ tạo được màu gì…? * Tóm tắt để HS ghi nhớ. – Pha các cặp màu cơ bản với nhau sẽ tạo được rất nhiều màu, trong đó màu da cam, màu xanh lá cây và màu tím là màu thứ cấp. * GV chốt:Vậy là chúng tađã quan sát hình minh họa để biết cách pha các màu, và cách pha trộn để tạo ra các màu thứ cấp ở hoạt động 2. * Củng cố, dặn dò. – HS chuẩn bị tiết sau. |
– HS tìm hiểu và ghi nhớ. – HS quan sát hình minh họa trong SGK. – HS pha trộn màu. + HS trả lời: + HS trả lời: + HS trả lời: + HS trả lời: * HS ghi nhớ. – HS lắng nghe, ghi nhớ. – HS ghi nhớ. |
Bổ sung: ……………………………………………………………………………………
GIÁO ÁN MĨ THUẬT LỚP 3 (Chân Trời Sáng Tạo)
Khối lớp 3. GVBM:………………………..
Thứ……ngày……tháng…..năm 20…..
Ngày soạn: ……/……/……./20…… (Tuần: )
Ngày giảng:……/……/……./20……
Chủ đề 1: TRƯỜNG EM
Bài 1:SẮC MÀU CỦA CHỮ
(Thời lượng 2 tiết * Học tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
– Nêu được cách pha và sử dụng màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.
– Tạo và sử dụng được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.
– Chỉ ra được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.
– Chia sẻ được vẻ đẹp của màu sắc trong sản phẩm mĩ thuật.
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.
– Nêu được các sắc màu của chữ, đường nét, để tạo sản phẩm mĩ thuật các mẫu chữ có trang trí hoa văn, hoa lá và hình con vật.
– Tạo được hình mẫu chữ có trang trí bằng giấy bìa màu.
– Cảm nhận được vẻ đẹp của mẫu chữ có trang trí trong tạo hình sản phẩm mĩ thuật.
– Phát triển trí tưởng tượng trong sáng tạo hình chữ. Có ý tưởng sử dụng các tác phẩm mĩ thuật để học tập.
– Biết tôn trọng sự khác biệt của các mẫu chữ đẹp trong mỗi cá nhân.
2. Năng lực.
* Năng lực chung:
– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
– Nănglựcgiảiquyếtvấnđềvàsángtạo; Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực chuyên biệt:
– Bước đầu hình thành một số tư duy về nét chữ, hình màu trong mĩ thuật.
– Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về các mẫu chữ có trang trí hình hoa văn, hoa lá, và con vật theo nhiều hình thức khác nhau.
3. Phẩm chất.
– Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo trong các mẫu chữ có trang trí, vẽ hình và tô màu.
– Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên.
– Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).
– Giáo án, SGK, SGV. Tranh, ảnh các mẫu chữ trang trí trên bảng, trên tường, đồ vật, sách báo, tạp chí,…
2. Đối với học sinh.
– SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* GV dẫn dắt vấn đề:
IV. LUYỆN TẬP –SÁNG TẠO.
HOẠT ĐỘNG 3: Trang trí tên riêng của em. |
|
Hoạt động của giáo viên. |
Hoạt động của học sinh. |
* Hoạt động khởi động. – GV cho HS sinh hoạt đầu giờ. – Tổ chức cho HS hát, chơi trò chơi. *Mụctiêu. – Vẽ và trang trí được tên riêng bằng màu thứ cấp. – Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp cua màu sắc thể hiện trong bài vẽ. * Nhiệm vụ của GV. – Hướng dẫn HS biết viết, cách điệu và trang trí tên mình bằng các chấm, nét, hình, màu theo ý thích. * Gợi ý cách tổ chức. – Khuyến khích HS tham khảo các bài vẽ trong SGK, và gợi ý cho HS có thêm ý tưởng sáng tạo. – Hướng dẫn HS: + Lựa chọn kiểu chữ thường hoặc chữ in hoa và viết tên mình bằng nét chì. + Cách điệu chữ viết tên mình theo ý thích. + Lựa chọn các loại chấm, nét, hình và màu để trang trí cho các chữ viết tên mình. – Khuyến khích HS sử dụng màu pha (thứ cấp) để có thêm nhiều lựa chọn về đậm, nhạt trrong khi trang trí chữ. * Câu hỏi gợi mở: + Em sẽ chọn kiểu chữ nào (nét đều, nét thanh, nét đậm,…) để viết tên. + Em sẽ cách điệu chữ với hình thức nào? + Em có ý tưởng trang trí chữ như thế nào? + Em sẽ chọn màu nào là màu chủ đạo để trang trí chữ? + Em có muốn trang trí thêm cho hình nền không? Đó là những hình ảnh nào?Vì sao? * Lưu ý: – Có thể trang trí chữ bằng những hình ảnh liên quan đến ý nghĩa của tên mình. – Những họa tiết trang trí trên, tên cần có sự liên quan đến với nhau. * GV chốt:Vậy là chúng tađã biết viết, cách điệu và trang trí tên mình bằng các chấm, nét, hình, màu theo ý thích ở hoạt động 3. |
– HS sinh hoạt. – HS cảm nhận. – HS thực hiện. – HS tham khảo các bài vẽ trong SGK và gợi ý để sáng tạo. + HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV. – HS thực hiện. + HS chọn kiểu chữ. + HS trả lời: + HS trả lời: + HS trả lời: – HS lắng nghe, ghi nhớ. – HS ghi nhớ. |
II. PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ.
HOẠT ĐỘNG 4: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ. |
|
Hoạt động của giáo viên. |
Hoạt động của học sinh. |
* Nhiệm vụ của GV. – Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ về: – Tên, màu, độ đậm nhạt của màu và cách pha màu thứ cấp trong bài vẽ. – Các chấm, nét, hình trong trang trí chữ. * Gợi ý cách tổ chức. – Hướng dẫn HS trưng sản phẩm. – Khuyến khích HS: + Giới thiệu, trình bày bài vẽ với các bạn. + Nêu cảm nhận về các kiểu chữ, các chấm, nét, hình, màu trong bài vẽ đã thực hiện. – Nêu câu hỏi để HS chia sẻ và thảo luận về màu sắc, độ đậm, nhạt và cách trang trí chữ trong bài vẽ. * Câu hỏi gợi mở. + Em ấn tượng với bài vẽ nào? Vì sao? + Kiểu chữ nào được sử dụng để trang trí trong bài vẽ. + Bạn đã sử dụng những màu thứ cấp nào để trang trí cho chữ viết tên mình? + Tên màu đỏ là gì? và màu nó được pha từ những màu nào? + Bạn nào có cách trang trí tự do? + Bài nào có sử dụng thống nhất giữa các hình trang trí và nội dung chữ? + Em thích nhất đặc điểm nào trong bài vẽ của em hoặc của bạn? + Em có ý tưởng gì về cách điều chỉnh để bài vẽ của em hoặc của bạn em hoàn thiện hơn,… – Chỉ ra cho HS những sản phẩm có nội dung, màu sắc, cách phối hợp các sắc độ đậm, nhạt đẹp và sinh động, cách vẽ sáng tạo, độc nhất. – Gợi mở cho HS cách điều chỉnh, bổ sung để sản phẩm hoàn thiện hơn. * GV chốt:Vậy là chúng tađã trưng bày sản phẩm và chia sẻ tên. Màu, độ đậm nhạt của màu và cách pha màu thứ cấp trong bài vẽ ở hoạt động 4. |
– HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ. – HS trưng sản phẩm cá nhân, nhóm. + HS phát huy lĩnh hội. – HS chia sẻ và thảo luận. + HS trả lời: + HS trả lời: + HS trả lời: + HS trả lời: – HS ghi nhớ, phát huy lĩnh hội. – HS lắng nghe, ghi nhớ. |
III. VẬN DỤNG – PHÁT TRIỂN.
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu các kiểu chữ. |
|
Hoạt động của giáo viên. |
Hoạt động của học sinh. |
* Nhiệm vụ của GV. – Tổ chức cho HS quan sát và chỉ ra sự khác nhau về nét và màu thứ cấp của các chữ cái. * Gợi ý cách tổ chức. – Yêu cầu HS quan sát các chữ cái ở hai hình trong SGK (trang 9). – Nêu câu hỏi để HS chia sẻ về nét, màu sắc của các chữ cái. – Giới thiệu thêm một số hình bảng hiệu và tên đầu báo có sử dụng kiểu chữ trang trí. * Câu hỏi gợi mở: + Các chữ số trong hình 1 và 2 có sự khác nhau như thế nào về hình dáng nét chữ? + Kiểu chữ có trong mỗi hình là gì? + Những màu thứ cấp nào có trong các bảng chữ cái đó? * Tóm tắt HS ghi nhớ. – Màu sẵc kết hợp với sự phong phú của hình dáng chữ thường được sử dụng để trang trí trong các sản phẩm mĩ thuật. * GV chốt:Vậy là chúng tađã tổ chức trưng bày sản phẩm và chia sẻ về tên, màu, độ đậm nhạt của màu và cách pha màu thứ cấp trong bài vẽ các chấm, nét, hình trong trang trí chữở hoạt động cuối. * Củng cố, dặn dò. – Chuẩn bị tiết sau. |
– HS quan sát. – HS quan sát. – HS chia sẻ, trả lời: + HS trả lời: + HS trả lời: + HS trả lời: – HS lắng nghe, ghi nhớ. – HS ghi nhớ. – HS ghi nhớ. |
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ.
Hình thức đánh giá. |
Phương pháp đánh giá. |
Công cụ đánh giá. |
Ghi chú. |
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập. |
Vấn đáp, kiểm tra miệng. |
Phiếu quan sát trong giờ học. |
|
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học. |
Kiểm tra viết. |
Thang đo, bảng kiểm. |
|
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,… |
Kiểm tra thực hành. |
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp. |
III. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm….)
Bổ sung: ……………………………………………………………………………
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 1. CHIẾC NHÃN VỞ ĐẶC BIỆT
(Đọc: Chiếc nhãn vở đặc biệt tiết 1 – 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
– Nói được với bạn những chuẩn bị của em cho năm học mới, nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
– Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng đọc phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài học. Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè, tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học mới.
– Tìm đọc được một truyện về trường học, viết được: Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học : HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giừ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác : Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo : HS đưa ra các phương na strar lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp
– Năng lực riêng : Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, hợp tác và biết giúp đỡ bạn trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học : Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
– Đối với GV:
+ Tranh ảnh, video clip HS thực hiện một vài hoạt động chuẩn bị cho năm học mới
+ Thẻ từ, bảng phụ hoặc máy chiếu ghi các từ khó, câu dài và đoạn từ Chị Hai rủ tôi… hiện lên.
+ Mẫu chữ viết hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ.
+ Hình ảnh sơ đồ trò chơi Vui đến trường phóng to (nếu có)
– Đối với HS :
+ Sách, vở, dụng cụ học tập
+ Sách có truyện về trường học và phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm về chủ đề, tạo tâm thế hứng thú trước khi bước vào tiết học. b. Cách thức thực hiện: – GV giới thiệu tên chủ đề và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Vào năm học mới. – GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: Nói với bạn những việc em chuẩn bị cho năm học mới? – GV mời đại diện 2 – 3 cặp chia sẻ trước lớp. – GV nhận xét, giới thiệu bài mới. B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP 1. ĐỌC 1.1. Đọc và trả lời câu hỏi 1.1.1. Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc được thành tiếng, câu, đoạn trong bài, phân biệt được giọng của nhân vật. b. Cách thức thực hiện: – GV đọc mẫu theo giọng nhân vật cho HS lắng nghe (người dẫn truyện thong thả, vui tươi; giọng chị Hai đoạn 1 tâm trạng háo hức, đoạn 4 giọng trìu mến thể hiện tình cảm yêu thương; giọng bạn nhỏ thể hiện niềm mong đợi). – GV gọi 4 HS đứng tại chỗ đọc bài (mỗi HS đọc 1 đoạn), khuyến khích HS đọc to, rõ ràng từng từ, câu, đoạn. – GV hướng dẫn HS cách đọc từ khó: reo, náo nức… – GV giải thích nghĩa một số từ: · Thơm dịu: Mùi thơm có cảm giác dễ chịu · Náo nức: phấn khởi mong đợi một điều gì – GV chỉ ra các câu dài, hướng dẫn cách ngắt nghỉ: · Tôi mở một quyển sách,/ mùi giấy mới thơm dịu/ khiến tôi thêm náo nức,/ mong đến ngày tựu trường.// · Ngắm những quyển vở mặc áo mới,/ dán chiếc nhãn/xinh như một đám mây nhỏ,/tôi thích quá,/ liền nói://… – GV gọi một số HS đứng dậy luyện đọc câu dài 1.1.2. Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài đọc trên cơ sở trả lời các câu hỏi đọc hiểu. b. Cách thức thực hiện: – GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS) trả lời câu hỏi 1, 2, 3: + Câu 1. Khi năm học mới sắp đến, hai chị em cảm thấy thế nào? + Câu 2. Hai chị em đã làm những việc gì để chuẩn bị cho năm học mới ? + Câu 3. Theo em, vì sao bạn nhỏ mong ước đến lớp ngay ? – GV mời đại diện các nhóm đứng dậy trình bày câu trả lời. – GV đặt câu hỏi khuyến khích HS chia sẻ: Em ước mong những gì ở năm học mới? – GV cùng HS nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án đúng dựa trên câu trả lời đúng của các nhóm. – GV đưa ra nội dung bài học: Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè, tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học mới. |
– HS tập trung, chú ý lắng nghe – HS bắt cặp, trao đổi: mua sách vở mới, quần áo, ba lô, đồ dùng học tập.. – HS trình bày trước lớp – HS tập trung lắng nghe. – HS lắng nghe GV đọc bài, tập trung phân biệt các giọng đọc của nhân vật. – HS đọc lại bài to, rõ ràng – HS lắng nghe và đọc theo – HS lắng nghe và ghi nhớ – HS lắng nghe và tập đọc ngắt đúng nhịp. – HS hình thành nhóm, đọc bài và thảo luận trả lời câu hỏi: + C1. Sắp đến năm học mới, hai chị em cảm thấy háo hức. + C2. Những việc hai chị em đã làm chuẩn bị cho năm học mới: mua sách vở, bọc sách vở, viết nhãn vở. + C3. Vì muốn khoe với bạn chiếc nhãn vở tự viết, vì muốn gặp lại thầy cô và bạn bè. – HS tự nguyện xung phong chia sẻ – HS trình bày và chăm chú lắng nghe GV nhận xét |
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP 1.1.3. Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Giúp HS xác định được giọng đọc của người dẫn chuyện, chị Hai, bạn nhỏ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài. b. Cách thức thực hiện: – GV hướng dẫn HS đọc phân vai : người dẫn chuyện, chị Hai, bạn nhỏ. – GV đọc mẫu, sau đó cho HS phân vai thực hiện. 1.2. Đọc mở rộng – Đọc một truyện về trường học 1.2.1. Viết phiếu đọc sách a. Mục tiêu: Giúp HS cảm thấy thích thú khi ghi lại những điều mình thích từ quyển sách đã đọc. b. Cách thức thực hiện: – GV yêu cầu HS nhớ lại truyện đã đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,…) về trường học và viết vào Phiếu đọc sách. – GV khuyến khích HS trang trí phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyện em đọc. 1.2.2. Chia sẻ phiếu đọc sách a. Mục tiêu: b. Cách thức thực hiện: – GV chia lớp thành nhóm 4, các thành viên chia sẻ phiếu đọc sách cho nhau (tên truyện, tên tác giả, nội dung của truyện…) – GV khuyến khích HS chia sẻ phiếu đọc sách trước lớp hoặc dán vào phiếu đọc sách vào góc sản phẩm của lớp. – GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương tinh thần học tập của cả lớp. |
– HS xác định giọng đọc các vai – HS phân vai và thực hành – HS nhớ và ghi truyện đã đọc vào phiếu đọc sách. – HS lên ý tưởng trang trí phiếu đọc sách. – HS chia sẻ phiếu đọc sách cho các thành viên trong nhóm, chia sẻ nội dung.. – HS dán phiếu đọc sách lên góc sản phẩm. – HS chăm chú lắng nghe |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án lớp 3 sách Chân trời sáng tạo – Tất cả các môn Giáo án SGK lớp 3 năm 2022 – 2023 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.