Giáo án lớp 1 bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục trọn bộ cả năm, mang tới đầy đủ các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó,giúp thầy cô tham khảo để xây dựng kế hoạch bài dạy lớp 1 theo chương trình mới.
Giáo án điện tử lớp 1 Vì sự bình đẳng gồm các môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Tự nhiên – xã hội, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn để tham khảo trọn bộ Kế hoạch bài dạy lớp 1 Vì sự bình đẳng:
Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1
TIẾNG VIỆT
Bài 1: Làm quen (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Nói và đáp lại được lời chào hỏi. Giới thiệu được tên mình với thầy cô giáo, các bạn; nghe, hiểu các hướng dẫn, yêu cầu, quy định của GV
- Gọi tên, phân biệt được đồ dùng, sách vở.
- Ngồi đúng tư thế khi đọc, viết, biết cầm bút đúng cách.
- Tô, viết được nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, xiên phải.
- HS có ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng HT
II. Đồ dùng dạy học
1. HS:
- SGK TV1 tập 1, vở BTTV 1 tập 1, vở tập viết, bút, phấn, bảng, giẻ lau.
2. GV:
- Như HS. Tranh minh họa tư thế ngồi viết.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Khởi động:
– Cả lớp hát bài: Rửa mặt như mèo
B. Hoạt động chính:
1. Chào hỏi, làm quen thầy cô và các bạn:
- GV hướng dẫn HS tư thế đứng dậy chào, cách chào: HS làm vài lần.
- GV giới thiệu tên mình: 1 số HS nhắc lại tên cô.
- GV lưu ý HS cách trả lời đầy đủ câu: Thưa cô, cô tên là…ạ!
- GV hỏi tên 1 số bạn. GV lưu ý HS cách trả lời đầy đủ câu: HS trả lời: Thưa cô, e, tên là…ạ!
- GVHDHD làm quen với nhau: 2 HS lên bảng làm mẫu:
HS1: Chào bạn, mình tên là …bạn tên là gì?
HS 2: Mình tên là …
- HS đổi vai cho nhau
- HS thực hành trong nhóm.
– GV nhận xét. Lưu ý HS thái độ khi làm quen.
2. Làm quen với đồ dùng, sách vở:
– Gv giới thiệu quyển sách TV 1:
- Đây là sách gì?
- Sách TV dùng để làm gì?
– HS lấy sách TV để lên bàn
…dùng để học
– GV giới thiệu qua công dụng của sách TV
– GV giới thiệu tương tự vở BTTV, đồ dùng học môn TV.
- Để sách vở. đồ dùng học tập được bền đẹp, chúng ta cần phải làm gì?
- HS trả cá nhân lời theo hiểu biết
– GV nhận xét, GV hướng dẫn ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng HT
3. Giới thiệu tư thế ngồi đọc, viết, cách cầm bút.
- GV giới thiệu tranh tư thế ngồi học đúng
- GV hướng dẫn, làm mẫu tư thế ngồi đọc, viết
- HS quan sát
- GV chỉnh sửa cho HS
- GV hướng dẫn HS cách cầm bút
- HS thực hành
- GV quan sát, chỉnh sửa.
TIẾT 2
4. Tập viết nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải
a. GV giới thiệu các nét
- GV hướng dẫn HS với các ô vuông, dòng kẻ li.
- GV giới thiệu các nét ẩn trong tranh vẽ.
b. GV hướng dẫn HS viết các nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải vào bảng con
- GV hướng dẫn HS viết nét thẳng: HS quan sát
- GV lưu ý HS tọa độ các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- GV quan sát, uốn nắn cho HS.
- GV nhận xét.
- GV HS tương tự với các nét còn lại.
c. HDHS viết vở tập viết
- GV hướng dẫn HS viết, lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, uốn nắn.
- HS viết vào vở TV.
- GV quan sát.
C. Củng cố. mở rộng, đánh giá:
- GV hướng dẫn HD cách chào hỏi các thầy cô giáo khác, các cô chú nhân viên trong trường: HS thực hành sắm vai
- GV chỉ các nét vừa học không theo thứ tự: HS đọc
- HS về nhà tìm các nét ẩn trong đồ vật. Trao đổi với người thân về sách vở, đồ dùng học tập cũng như công dụng của chúng
- GVNX giờ học.
* Điều chỉnh, bổ sung tiết dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án môn Toán lớp 1
Tiết 1: VỊ TRÍ QUANH TA
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu nhận biết được vị trí tương đối giữa hai vật: Trên – dưới; Bên phải bên trái; Phía trước – phía sau. Ở giữa.
- HS có ý thức trong giờ học.
II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN
- Video bài hát: Cả tuần đều ngoan của nhạc sĩ Phạm Tuyên; SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.
- Hình ảnh các bức tranh trong SGK Toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. HĐ Khởi động – GV mở video bài hát: Cả tuần đều ngoan. – GV nêu yêu cầu của tiết học 2. Hoạt động hình thành kiến thức, thực hành. 2.1 Nhận biết quan hệ trên –dưới. – GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét: – GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán. 2.2 Nhận biết quan hệ bên phải – bên trái. – GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét: – GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán. – GV nêu yêu cầu HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ bên phải – bên trái. 2.3 Nhận biết quan hệ trước – sau, ở giữa – GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét: – GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán. – GV nêu yêu cầu HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ trước – sau, ở giữa 3. Hoạt động mở rộng – GV tổng kết nội dung bài học. |
– Lớp phó văn nghệ bắt nhịp, HS hát – HS quan sát SGK và nêu nhận xét: Lọ hoa ở trên mặt bàn, con mèo ở dưới gầm bàn. Máy bay bay bên trên, em bé đứng dưới đất. – HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán. – HS quan sát SGK và nêu nhận xét: Cửa ra vào ở bên phải cô giáo. Bàn GV ở bên trái cô giáo. Dãy đèn cao áp ở bên phải ô tô đang chạy. Bên trái ô tô là dãy nhà cao tầng. – HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán. – HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ bên phải – bên trái. – HS quan sát SGK và nêu nhận xét: + Phía trước ba bạn đứng xếp hàng mua kem là chú bán kem; Bạn Hùng đứng trước em Hoa đang cầm thú bông; Chị Mai đứng sau em Hoa; em Hoa đứng giữa bạn Hùng và chị Mai. + Ô tô màu đỏ ở trước ô tô màu vàng, ô tô màu tím ở sau ô tô màu vàng và ô tô màu vàng ở giữa hai ô tô màu đỏ và màu tím. – HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán. – HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ trước – sau, ở giữa. – HS lấy ví dụ về các vị trí tương đối giữa các đồ vật mà các em vừa học. – HS nhận xét, tuyên dương. |
Tiết 2: NHẬN BIẾT CÁC HÌNH
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu nhận dạng được biểu tượng của 6 hình cơ bản: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn, khối hộp chữ nhật và khối lập phương, nói đúng tên hình.
- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.
- HS có ý thức trong giờ học
II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN
- Video bài hát: Ông trăng tròn; SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.
- Hình ảnh các bức tranh trong SGK Toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. HĐ Khởi động – GV mở video bài hát: Ông trăng tròn 2. Hoạt động hình thành kiến thức, thực hành. 2.1 Nhận biết biểu tượng hình vuông – GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét: – GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán. – GV cho HS tìm thêm những vật có dạng hình vuông 2.2 Nhận biết biểu tượng hình chữ nhật. – GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét: – GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán. – GV cho HS tìm thêm những vật có dạng hình chữ nhật. 2.3 Nhận biết biểu tượng hình tam giác. – GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét: – GV cho HS tìm thêm những vật có dạng hình tam giác. 2.4 Nhận biết biểu tượng hình tròn. – GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét: – GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán. – GV cho HS tìm thêm những vật có dạng hình tam giác. 2.4 Nhận biết biểu tượng khối hộp chữ nhật. * Thực hiện tương tự như nhận biết hình chữ nhật. 2.4 Nhận biết biểu tượng khối lập phương. * Thực hiện tương tự như nhận biết khối hộp chữ nhật. 3. Hoạt động mở rộng – GV tổng kết nội dung bài học. |
– Lớp phó văn nghệ bắt nhịp, HS hát – HS quan sát SGK và nêu nhận xét: Hình thứ nhất và hình thứ hai trong tranh là các hình vuông;viên gạch lát nền có dạng hình vuông, khăn tay cũng có dạng hình vuông. – HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán. – HS tìm thêm những vật có dạng hình vuông. – HS quan sát SGK và nêu nhận xét: Hình thứ nhất và hình thứ hai trong tranh là các hình chữ nhật, cuốn SGK Toán 1 có dạng hình chữ nhật, bảng con có dạng hình chữ nhật cửa đi cũng có dạng hình chữ nhật. – HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán. – HS tìm thêm những vật có dạng hình chữ nhật. – HS quan sát SGK và nêu nhận xét: Hình thứ nhất và hình thứ hai trong tranh là các hình tam giác. Lá cờ có dạng hình tam giác, ê ke có dạng hình tam giác, miếng bánh cũng có dạng hình tam giác. – HS tìm thêm những vật có dạng hình tam giác. – HS quan sát SGK và nêu nhận xét: Hình thứ nhất trong tranh là hình tròn. Mặt đồng hồ có dạng hình tròn, biển báo giao thông có dạng hình tròn và cái đĩa cũng có dạng hình tròn – HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán. – HS tìm thêm những vật có dạng hình tam giác. – HS thực hiện tương tự như nhận biết hình chữ nhật. – HS thực hiện tương tự như nhận biết khối hộp chữ nhật. – HS lấy ví dụ về nhận biết các hình mà các em vừa học. |
….
Giáo án môn Đạo đức lớp 1
Bài 12: YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu:
– Nêu được việc làm thể hiện tình yêu thương gia đình
– Làm được các việc thể hiện sự gắn kết yêu thương nhau trong gia đình
– Nêu được tình huống và sử lý, biết đóng vai theo các tình huống.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
– Tranh ảnh về gia đình.
III. Nội dung:
NỘI DUNG | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1. Khởi động. 2. Hình thành kiến thức mới: HĐ 1: Nêu việc làm thể hiện tình yêu thương gia đình trong các tranh (T56 ,T57) Trò chơi “Tập tầm vâng” 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Nhận xét việc làm của Tin b. Nhận xét việc làm lời nói của Na 4. Ứng dụng: GV giao phiếu học tập |
H: Hát bài “Ba thương con” H: Nêu tình cảm bạn nhỏ yêu thương bố mẹ. H: Giới thiệu, chia sẻ ảnh của gia đình mình trước lớp H: Nghe cô giới thiệu bài H: Quan sát tranh thảo luận nhóm theo nội dung tranh H: Đại diện nhóm nêu nội dung bức tranh 1,2,3,4 H+G: Nhận xét bổ sung H: Nhóm học chọn lời nói việc làm phù hợp gắn phiếu học tập H+G: Nhận xét – Đánh giá. H: Quan sát tranh SGK và thảo luận (cặp đôi) H: Chia sẻ ý kiến bức tranh 1 H: Các nhóm khác nhận xét bổ sung H: Quan sát tranh SGK và thảo luận (Nhóm 4) H: Chia sẻ ý kiến bức tranh 2 H: Các nhóm khác nhận xét bổ sung H: Nhận xét các ứng xử phù hợp với 2 bức tranh trên. H: Hai nhóm lên đóng vai sử lý tình huống H+G: Nhận xét rút ra bài học. H: Nhận phiếu ghi những việc đã làm ở nhà. |
Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1
BÀI: NHỮNG CHÚ CÁ ĐÁNG YÊU
(Thời lượng: 2 tiết)
1. MỤC TIÊU
1.1. Về phẩm chất
Chủ đề góp phần bồi dưỡng các phẩm chất như:
– Yêu quý các con vật, có tinh thần trách nhiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ các con vật.
– Có đức tính chăm chỉ, siêng năng thông qua quá trình quan sát, tìm hiểu về cá và sưu tầm vật liệu để thực hành tạo sản phẩm.
– Trung thực khi đưa ra các ý kiến cá nhân đánh giá sản phẩm của mình, của bạn.
1.2. Về năng lực
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:
– Năng lực mĩ thuật:
+ Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát, nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp của các loại cá. Nhận biết được các yếu tố tạo hình như: Hình, đường nét, màu sắc, đậm nhạt.Biết cách sử dụng sản phẩm mĩ thuật làm đồ chơi, đồ dùng học tập.
+ Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Tạo hình và trang trí được con cá từ giấy, bìa màu. Thực hiện được những sản phẩm chung của cả nhóm.
+ Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.
– Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết lựa chọn vẽ, xé dán tạo được một vài con cá theo ý thích. Tạo được sản phẩm cá nhân và chung của cả nhóm.
– Năng lực đặc thù khác:
Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói, thuyết trình trong trao đổi, thảo luận, giới thiệu sản phẩm.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
2.1 Giáo viên:
Một số tranh, ảnh, sản phẩm của học sinh, loa đài….
2.2 Học sinh:
Giấy vẽ A4, giấy màu, màu, kéo, hồ dán, băng dính hai mặt và một số vật liệu khác…
3. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
– Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan,làm mẫu, thực hành, thảo luận nhóm,… và kết hợp với những phương pháp tích cực khác.
– Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
4. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh (2 phút)
……
Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 1
Bài 1: GIA ĐÌNH CỦA EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
· Nói được câu đơn giản để giới thiệu những thông tin về bản thân: Tên, tuổi và sở thích, khả năng của bản thân.
· Sử dụng được từ ngữ thể hiện cách xưng hô phù hợp với mối quan hệ của bản thân với các thành viên trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
GV: Tranh/ảnh về ngôi nhà
HS: Tranh/ảnh, hình vẽ về ngôi nhà, ảnh chụp của gia đình mình
· CÁC HĐ DẠY- HỌC:
NỘI DUNG |
HĐ CỦA HS |
1. HĐ khởi động: – Bài hát: Ba ngọn nến lung linh 2. HĐ khám phá *HĐ1: Hãy kể về gia đình của em -GV: Mỗi người đều có một gia đình, các thành viên trong gia đình đều có các công việc, sở thích riêng của cá nhân. Chúng ta cùng quan sát tranh SGK để tìm hiểu gia đình của các bạn nhé trong tranh nhé! – GV gợi ý: Thông tin về gia đình thứ bậc, mối quan hệ của mọi người trong gia đình( công việc, sở thích,…) – Gia đình ở H1 có bố, mẹ và 2 con – Bố đang tập xe đạp cho chị, mẹ đang chơi cùng em bé. – Em bé cùng mẹ đang nhìn chị đi xe đạp và reo mừng – Gia đình ở H2 gồm có ông bà, bố mẹ, con trai và con gái. – Mẹ đang chải tóc cho con gái, bà đang đọc truyện cho cháu trai,… *Liên hệ: Nói về một số việc làm thể hiện sự chăm sóc, quan tâm giữa các thành viên trong gia đình. * GV chốt: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em là những người thân trong gia đình. Mọi người trong gia đình yêu thương và chăm sóc nhau. 3. HĐ luyện tập: Cùng giới thiệu về bản thân: – Giới thiệu một số thông tin về bản thân: họ và tên, thứ bậc trong gia đình, tuổi, sở thích, năng khiếu,… 4. HĐ vận dụng: Cùng giới thiệu về gia đình của mình: |
– Cả lớp hát – Thảo luận ND bài hát vào bài mới – Nghe HD-Giao việc – HĐ nhóm 2 – Đại diện nhóm Kể về GĐ mình (2-3 em) – HĐ nhóm 2-Quan sát và khai thác ND hình 1, hình 2 – Gia đình các bạn trong hình có những ai? Mọi người đang làm gì? – Vẻ mặt và lời nói của bạn gái tỏ ra lo sợ hay vui thích? – Vẻ mặt của bố nghiêm trang hay chăm chú? – Vẻ mặt và lời nói của mẹ tỏ ra lo âu hay vui mừng? – Vẻ mặt và tiếng reo của em bé biểu hiện sự thích thú hay sợ hãi? – Đại diện nhóm báo cáo kết quả – Nhận xét, bổ sung – Tình cảm của các thành viên trong gia đình thế nào? – Chi tiết nào trong hình chứng tỏ cháu trai rất yêu quý, gần gũi với bà?(Tựa và ôm tay bà) – Việc làm và vẻ mặt của bố thể hiện điều gì?(Bố quan tâm, chăm sóc bà) – Việc làm và vẻ mặt của mẹ biểu hiện điều gì?(Mẹ rất yêu thương và chăm sóc con) – Tình cảm của ông…? – Đại diện nhóm báo cáo kết quả – Nhận xét, bổ sung – Các thành viên trong gia đình có tình cảm với nhau,… – Bố mẹ nấu nhiều món ăn ngon cho cả nhà ăn,… – Em yêu gia đình, luôn nghe lời ông bà, bố mẹ,… – Nghe HD – Giao việc – HĐ cặp đôi – Tự giới thiệu và nghe bạn giới thiệu về bản thân. – Đại diện nhóm báo cáo kết quả – Nhận xét, bổ sung – Nghe HD- Giao việc – HĐ nhóm 4- quan sát ảnh, giới thiệu các thành viên trong gia đình mình – Cá nhân kể trước lớp – Nhận xét, đánh giá – Khắc sâu kiến thức – Dặn dò. |
Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 1
Chủ đề: KHÁM PHÁ BÀN TAY KỲ DIỆU (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
– Học sinh thực hiện được một số việc làm yêu thương dành cho người thân, thầy cô, bạn bè.
– Học sinh thực hiện được một số việc làm từ thiện và phát huy truyền thống.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
– GV+HS: Sách giáo khoa bộ môn HĐTN
III. CÁC HĐ HỌC TẬP
NỘI DUNG | HĐ CỦA HỌC SINH |
1. HĐ khởi động Bài hát: Năm ngón tay ngoan 2. HĐ khám phá: HĐ1: Quan sát tranh SGK(44) *Tất cả mọi người ai cũng sẽ rất vui khi được quan tâm, chăm sóc… HĐ2: Kể những hành động yêu thương làm em vui 3. HĐ thực hành *GV chốt ý: Bàn tay kỳ diệu có thể làm được nhiều việc khác nhau, trao yêu thương đến với mọi người 4. HĐ Mở rộng: |
– Hát cả lớp – Vừa hát vừa vận động – Thảo luận ND bài hát vào bài mới – Nghe GV HD- Giao việc – Nhắc lại nhiệm vụ (2 em) – Thảo luận (N4) – Quan sát SGK- trình bày nêu ND tranh – Đại diện trình bày trước lớp (4H) – Nhận xét, đánh giá – Nghe GV chốt ý, chuyển HĐ – Học sinh tham gia kể (CN) – Nhận xét, đánh giá – Dùng vòng tay của mình trao yêu thương đến với bạn, cô,… – Thể hiện,…(ôm, sửa cổ áo, sửa mái tóc,…cho bạn) – Lắng nghe – Cùng người thân dùng bàn tay, trao yêu thương đến những người thân yêu, bè bạn. – Chuẩn bị cho giờ học sau |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án lớp 1 bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (6 môn) Kế hoạch bài dạy lớp 1 Vì sự bình đẳng (Cả năm) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.