Giáo án lớp 1 bộ sách Cùng học để phát triển năng lực trọn bộ cả năm, mang tới đầy đủ các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó,giúp thầy cô tham khảo để xây dựng kế hoạch bài dạy lớp 1 theo chương trình mới.
Giáo án điện tử lớp 1 Cùng học gồm các môn: Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục thể chất, Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên – xã hội và Âm nhạc, cùng Giáo án PowerPoint Mĩ thuật, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn để tham khảo trọn bộ Kế hoạch bài dạy lớp 1 Cùng học:
Giáo án SGK lớp 1 môn Toán
BÀI 1: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
A – MỤC TIÊU
- HS biết tiến hành từng hình thức hoạt động trong giờ học toán: Hoạt động cá nhân; Hoạt động cặp đôi; Hoạt động nhóm nhiều hơn 2 bạn; Hoạt động chung cả lớp.
- HS biết Bộ đồ dùng học Toán 1 gồm những gì, tên gọi từng đồ dùng được sử dụng thường xuyên và cách sử dụng chúng
B – YÊU CẦU:
- HS hiểu và nhớ lần lượt từng bước theo quy định của GV trong hoạt động học theo mỗi hình thức như: Cách phối hợp giữa các thành viên trong nhóm khi hoạt động nhóm (cặp đôi hoặc nhóm nhiều hơn 2 bạn), phân nhổm, cử nhóm trưởng điều hành nhóm; Cách nêu ý kiến khi thảo luận chung;…
- HS bước đầu biết cách sử dụng, giữ gìn SGK.
- HS thuộc tên gọi những đồ dùng được sử dụng thường xuyên trong các hoạt động học toán: Bảng con; Hình vuông vàng và các thanh hình vuông vàng (thanh 2 hình vuông, thanh 3 hình vuông, thanh 4 hình vuông, thanh 5 hình vuông, thanh 10 hình vuông – thanh 1 chục); Que tính; Thẻ số,…
- HS biết cách sử dụng đồ dùng như: Dán hình, dán thẻ vào bảng con; Cách giơ bảng; …
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I – Kiểm tra: – GV kiểm tra đồ dùng học tập II – Bài mới: – GV cho HS thực hành: – GV giới thiệu để thuộc tên gọi những đồ dùng học toán thường xuyên được sử dụng: bảng con, que tính, hình vuông vàng,… – GV quy định và hướng dẫn HS cách cầm bảng, giơ cao mức độ nào, lệnh giơ bảng thế nào (ví dụ khi nghe tiếng gõ thước thì đồng loạt giơ bảng cho đều, …). – GV tạo những hoạt động đơn giản theo mỗi hình thức (Hoạt động cá nhân: Hoạt động cặp đôi; Hoạt động nhóm nhiều hơn 2 bạn; Hoạt động chung cả lớp) |
– HS làm việc theo YC của GV 1. HS thực hành với đồ dùng học toán. – HS nhắc lại theo lời – HS tập dán hình vuông vàng, thẻ vào bảng con theo lệnh của GV. – HS thực hành giơ bảng theo lệnh của GV. – HS kết hợp dán hình, thẻ vào bảng với giơ bảng cho đúng và đều,… – HS nhận biết và gọi tên hình: hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình tròn. – HS thực hành các bước hoạt động học theo mỗi hình thức. – HS thực hành sao cho nhớ những quy định để hình thành nền nếp, biết cách phối hợp giữa các thành viên làm việc hiệu quả, nhóm trưởng biết phân công điều hành, … |
Bài 2: ĐẾM ĐẾN 10
A – Mục tiêu:
- Học sinh biết đếm thành thạo một nhóm vật có đến 10 vật.
- Học sinh biết trả lời câu hỏi “Có bao nhiêu?”.
B – Yêu cầu:
- Xác định đúng đối tượng cần đếm.Thuộc thứ tự đếm đến 10.
- Đếm không bỏ sốt, không lặp lại.
- Biết trả lời câu hỏi “Có bao nhiêu?”.
- Thuật ngữ: Bao nhiêu? Đếm.
C – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I – Kiểm tra: – Đồ dùng học tập II- Bài mới: 1 – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Hoạt động chung cả lớp) – GV hỏi “Phòng học của lớp mình có bao nhiêu cửa số?”, “Em làm gì để biết được phòng học của lớp mình có … cửa sổ”. Khởi động với vài câu hỏi tương tự như vậy. – GV hướng HS tới nhận biết vấn đề: muốn biết “có bao nhiêu …” thì phải “đếm”. 2 – HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (Cá nhân hoặc cặp đôi) 1. HS đếm đến 4, nhận biết rằng muốn biết “có bao nhiêu” thì phải đếm hết, mỗi vật chỉ được đếm một lần(không bỏ sót vật nào, không lặp lại). GV theo dõi xem HS nào biết đếm, HS nào lúng túng khi đếm và có thể hướng dẫn ngay cho những HS đó. 2. GV cho HS đếm đến 10, nhận biết ràng muốn biết “có bao nhiêu” thì phải đếm hết (không bỏ sót vật nào) và mỗi vật chỉ được đếm một lần (không lặp lại). – GV đọc tiếp bài thơ vui – GV xác nhận kết quả đúng bằng việc đọc những câu thơ trả lời: Có năm chú khi trên cây cao. Có sáu cô bướm đang bay lượn. Có bảy bông hoa nở trong vườn. Có tám con vật ở dưới đất. Có chín quả chuối để ở đây. Có mười quả đỏ ở trên cây. 3 – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – GV cho HS đọc các số đếm từ 1 đến 10 đúng thứ tự. Mỗi cặp một HS đọc và HS kia theo dõi, nếu thấy bạn đọc sai thì nhắc, rồi đổi lại vai trò. – “Có bao nhiêu hình tam giác màu đỏ trong bộ đồ dùng học toán của em?”, 1. (Hoạt động cặp đôi) – GV yêu cầu HS xác định đúng đối tượng đếm các hình tam giác màu đỏ trong bộ đồ dùng học toán), đếm đúng (đọc đúng thứ tự các số đếm, đếm không bỏ sót và không lặp lại). GV đọc câu hỏi và yêu cầu HS đọc – GV theo sát từng HS xem có xác định đúng là chỉ đếm các hình tam giác màu đỏ không, có đọc đúng thứ tự các số đếm không, … GV xác nhận kết quả đúng, khen các HS học tốt. |
– HS kiểm tra đồ dùng HT cá nhân – HS trả lời câu hỏi “Có …………”. – HS quan sát, lắng nghe – HS quan sát tranh, chú ý quan sát kĩ con voi và tự trả lời từng câu hỏi “Con voi có bao nhiêu cái vòi?”, “Con voi có bao nhiêu cái tai?”, “Con voi có bao nhiêu cái chân?”, “Có bao nhiêu bó mía cạnh con voi?”. – HS đếm số vòi, số tai, số bó mía, số chân voi trước cả lớp – HS nghe GV đọc bốn câu đầu tiên của bài thơ, theo dõi tay GV chỉ trên tranh và đếm. Đây chính là việc xác nhận kết quả đúng của hoạt động 1. – HS tự đếm và trả lời – HS khác nhận xét đúng hay sai. – 1 Học sinh đếm – 1 HS theo dõi – HS đếm và trả lời câu hỏi HS tự đếm thành lời, trả lời câu hỏi. HS được chỉ định thực hiện trước lớp. HS khác nhận xét. |
BÀI 3: SỐ 1, SỐ 2, SỐ 3
A – MỤC TIÊU:
- Nhận biết được những nhóm có số lượng 1, 2, 3.
- Đọc, viết được các chữ số 1, 2, 3.
B – YÊU CẦU:
a) Kiến thức:
- Hình thành khái niệm số: mỗi số 1, 2, 3 là số lượng của một nhóm vật. Đọc, viết số.
- Thực hành xác định số lượng vật của một nhóm; lấy đúng số lượng vật đã định trước.
- Nhận biết số lượng của một nhóm có 1, 2, 3 đổ vật và những số lượng đó được viết là 1, 2, 3.
b) Kĩ năng:
- Biết nối mỗi nhóm vật với một số.
- Đọc, viết được các số 1, 2, 3.
- Lấy được một số lượng 1 hoặc 2 hoặc 3 đồ vật.
- Thuật ngữ: số 1, số 2, số 3
C – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I- Kiểm tra II- Bài mới 1 – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG – GV giơ tay và hỏi có bao nhiêu? “Cô giơ bao nhiêu ngón tay?” “Cô giơ bao nhiêu cánh tay?’’ GV giới thiệu với HS rằng từ “một” là chỉ số lượng (như số lượng ngón tay giơ lên, số lượng cánh tay giơ lên,…). GV giới thiệu: Bài học hôm nay là về số một, số hai, số ba. 2 – HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (Cá nhân hoặc cặp đôi) GV chiếu hoặc treo tranh của mục Khám phá trong SHS lên để cả lớp cùng theo dõi khi thảo luận chung. a. Nhận biết số lượng “một”, viết số 1 và cách đọc. – GV cho HS quan sát tranh SGK và hỏi: “Có bao nhiêu chiếc cặp sách?”, “Có bao nhiêu chiếc hộp bút?”, “Có bao nhiêu hình vuông màu vàng?”. – GV giới thiệu số lượng mỗi nhóm đồ vật ở đây đều là “một” và đều được viết là 1, được đọc là “một”. b. Nhận biết số lượng “hai”, viết số 2 và cách đọc. Các bước tương tự như mục 1 với cột thứ hai của tranh. 3. Nhận biết số lượng “ba”, viết số 3 và cách đọc. Các bước tương tự như mục 1 với cột thứ ba của tranh. 3- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. (Hoạt động chung cả lớp với GV) GV YC Mỗi HS lấy ra ba thẻ số – GV gán trên bảng một hoặc hai hoặc ba đồ vật – GV HS được chỉ định lên gắn thẻ số cạnh nhóm vật. b. (Cá nhân) HS thực hiện HĐ1 trong SHS – GV cho HS HS nhận biết yêu cầu của HĐ1 qua mẫu, tự thực hiện HĐ1. GV theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: đếm để biết số lượng. GV xác nhận kết quả đúng. c. (Cá nhân) HS tập viết số 1, số 2, số 3. – GV viết mẫu số 1 lên bảng: điểm bắt đầu, hướng viết mỗi nét trên số 1. – GV thực hiện HD viết số 2, số 3 tương tự. d. (Cá nhân) HS thực hiện HĐ2 trong SHS. GV nói cho HS yêu cầu của HĐ – GV đánh giá từng HS về kĩ năng đếm. xác định số lượng và viết số – GV cho HS viết vở: 4 – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Cá nhân) GV YC HS lấy đủ số hình vuông màu vàng (lần lượt là 1,2. 3) rồi xếp vào bảng con theo cột GV yêu cầu HS chỉ vào từng cột và đọc số. Hoạt động này chốt lại bài học
III- Củng cố – dặn dò |
HS trả lời “một ngón tay” “một cánh tay” – HS lắng nghe – HS quan sát – HS được chỉ định trả lời lần lượt các câu hỏi trên. HS khác nhận xét. – HS nói và đọc vài lần theo tay GV chỉ: “Một chiếc cặp sách”, “Một chiếc hộp bút”, “Một hình vuông màu vàng”, “một” (hay “số một”). – HS nói và đọc theo GV chỉ – HS nói và đọc theo GV chỉ – HS lấy ra ba thẻ số – HS giơ thẻ số thích hợp – HS đếm số vật để khẳng định mình gắn thẻ số đúng rồi đọc số. – Cả lớp đọc số. – HS được chỉ định lên thực hiện trước lớp: đếm và nói số lượng mỗi nhóm vật rồi chỉ tay vào số. HS khác nhận xét, – HS “viết lên không khí” để thuộc hướng viết số, sau đó dùng ngón trỏ tay phải đặt lên điểm bắt đầu và tô theo số mẫu. – HS tự viết số vào trong vở. HS nhắc lại yêu cầu đó. Với mỗi nhóm vật, HS tự đếm và viết số vào bảng con, giơ lên để GV xem – HS được chỉ định trình bày kết quả thực hiện trước lớp. HS làm sai thi đếm lại các vật của nhóm, viết lại số trên bảng con. – HS viết số lượng mỗi nhóm vào vở. – HS viết vở – HS chỉ vào từng cột và đọc số. |
……
Giáo án SGK lớp 1 môn Đạo đức
CHỦ ĐỀ 1: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH
BÀI 1: EM YÊU GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU:
– Em nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình.
– Em biết được ý nghĩa của tình yêu thương gia đình.
– Em thực hành thể hiện tình yêu thương gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– Các hình trong SGK.
– VBT Đạo đức 1.
– Video/nhạc bài hảt về gỉa đình.
– Tranh vẽ, ảnh về gia đình HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
A. KIỂM TRA BÀICŨ – GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS Nhận xét, tuyên dương B. DẠY BÀIMỚI 1. Khởi động. – Cho HS quan sát tranh trang 4/sgk, nghe nhạc và đoán tên bài hát. – GV khen ngợi HS đoán tên bài hát đúng. Yêu cầu mỗi tổ chọn lấy 1 bài để hát vang. – GV cho các tổ hát vỗ tay theo lời bài hát – GV khen ngợi HS hát hay, to vang. GV lần lượt hỏi: + Các bài hát trên nhắc tới ai trong gia đình? + Hành động nào trong bài hát thể hiện tình yêu trong thương trong gia đình? + Gia đình em có những ai? + Em thường thể hiện tình cảm với bố mẹ và người thân trong gia đình thế nào? – GV nhận xét, tuyên dương HS. – GV dẫn dắt giới thiệu bài: Các em đã vừa cùng nhau hát vang những bài hát về gia đình. Để hiểu hơn về ý nghĩa của tình yêu gia đình, cô trò chúng mình cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Em yêu gia đình (Tiết 1) 2. Khám phá *Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi. – Yêu cầu HS quan sát hình trang 5/sgk, hỏi: + Tranh 1 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Một bạn Thỏ đang xem lịch, chú nói: A, sắp đến sinh nhận mẹ.) + Tranh 2 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Thỏ nghĩ: Mình sẽ làm gì nhỉ?) + Tranh 3 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Thỏ con đến gặp bác Thỏ nói: Bác ơi, cho cháu xin ít hạt giống với ạ. Khi được bác cho, Thỏ liền nhanh miệng đáp: Cháu cảm ơn bác) + Tranh 4 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Thỏ con vừa tưới hoa vừa vui sướng đếm: Một bông, hai bông, ba bông, … + Tranh 5 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Đến ngày sinh nhật mẹ, Thỏ con mang đến tặng mẹ một chậu hoa và nói: Con tặng sinh nhật mẹ!) + Tranh 6 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Thỏ mẹ ôm thỏ con vào lòng, thỏ con nói lời yêu thương mẹ: Con yêu mẹ!) – GV nhận xét các câu trả lời của HS, kể lại một lần nữa câu chuyện Món quà tặng mẹ theo tranh cho HS nghe. – GV hỏi: + Thỏ con tặng mẹ quà gì? + Thỏ con nói gì khi tặng quà cho mẹ? + Thỏ mẹ cảm thấy thế nào khi nhận được quà? – GV nhận xét, tuyên dương HS. – GV gọi 1 nhóm HS lên đóng sân khấu hóa câu chuyện. – GV tuyên dương, chốt: Thỏ con đã tự trồng những bông hoa xinh đẹp tặng mẹ nhân dịp sinh nhật. Đó là cách thể hiện tình yêu thương với mẹ của mình. – GV hỏi mở rộng: Em sẽ tặng mẹ hay người thân món quà gì nhân dịp sinh nhật? *Hoạt động 2: Bạn nào trong tranh thể hiện tình yêu thương gia đình? – GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bức tranh xem bức tranh vẽ gì. – GV hỏi: Bạn nào trong tranh thể hiện tình yêu gia đình? – GV nhận xét, nhấn mạnh các hành động trong tranh thể hiện tình yêu thương gia đình. – GV chốt: Để thể hiện tình yêu thương với ai đó trong đình có rất nhiều cách khác nhau. Các em hãy lựa chọn những việc vừa sức của mình để thực hiện nhé! 3. Củng cố, dặn dò – Hôm nay các em học bài gì? – Về nhà các em hãy thể hiện những hành động yêu thương gia đình với ông, bà, bố, mẹ, anh, chị em mình nhé – Nhận xét tiết học. |
– HS để đồ dùng lên mặt bàn. – HS quan sát tranh, nghe nhạc, đoán tên bài hát: + Tranh 1: Ba ngọn nến lung linh + Tranh 2: Cả nhà thương nhau + Tranh 3: Cháu yêu bà + Tranh 4: Gia đình nhỏ, hạnh phúc to. – HS chọn – HS hát – HS lần lượt trả lời: + Bài hát nhắc tới: bố, mẹ, con, bà, cháu + Hành động: cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay, … + HS kể tên thành viên trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em..) + Nói lời yêu, thơm hôn, vâng lời, giúp mẹ làm việc nhà, … – Lắng nghe – HS quan sát, làm việc theo cặp: + Tranh 1 vẽ: bạn Thỏ đang xem lịch + Tranh 2: Bạn Thỏ nghĩ đến bông hoa, tấm thiệp + Tranh 3: Bác Thỏ xoa đầu thỏ con + Tranh 4: Thỏ tưới hoa + Tranh 5: Thỏ con tặng mẹ chậu hoa +Tranh 6: Hai mẹ con thỏ ôm nhau – HS lắng nghe – HS trả lời: + Thỏ con tặng mẹ một chậu hoa và tấm thiệp + Thỏ con nói: Con tặng sinh nhật mẹ; Con yêu mẹ. + Thỏ mẹ cảm thấy hạnh phúc và vui sướng. – HS thực hiện – HS lắng nghe – HS trả lời – HS lần lượt nêu: + Tranh 1: Người anh đang chia bánh cho em + Tranh 2: Mẹ xoa đầu con khi con được nhận giấy khen + Tranh 3: Hai chị em đang tranh giành đồ chơi + Tranh 4: Bố đi làm về, con chạy ra cất đồ giúp bố – HS trả lời: Bạn trong tranh 1, 2, 4 – HS lắng nghe – HS lắng nghe – HS trả lời – HS lắng nghe |
CHỦ ĐỀ 1: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH
BÀI 1: EM YÊU GIA ĐÌNH (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
– Hình thành được các thái độ, suy nghĩ đúng đắn về tình yêu thương gia đình
– Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– Các hình trong SGK.
– VBT Đạo đức 1.
– Video/nhạc bài hát về gia đình.
– Tranh vẽ, ảnh về gia đình HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 2
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
C. KIỂM TRA BÀICŨ – GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS Nhận xét, tuyên dương D. DẠY BÀIMỚI 1. Khởi động. – GV yêu cầu HS hát bài “Một gia đình nhỏ, một hạnh phúc to” 2. Khám phá *Hoạt động 4: Bạn nào trong tranh dưới đây có hành động thể hiện tình yêu thương gia đình ? – Yêu cầu HS quan sát hình trang 6/sgk, hỏi: + Tranh 1 vẽ gì? (GV dẫn dắt:Anh trai cho em gái nhỏ bánh, hai anh em cùng ăn rất vui.) + Tranh 2 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Nhân dịp sinh nhật mẹ, bạn nhỏ tặng mẹ một món quà, mẹ rất vui. Mẹ xoa đầu bạn nhỏ) + Tranh 3 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Có hai chị em đang tranh giành nhau gấu bông, không ai chịu nhường ai, ai cũng muốn chơi trước) + Tranh 4 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Khi bố đi làm về, bạn nhỏ chạy nhanh ra cất áo giúp bố) – GV nhận xét các câu trả lời của HS – GV mời 4 cặp đôi trình bày 2 tình huống – GV tuyên dương, chốt: Tình yêu thương được thể hiện qua hành động phụ giúp người thân trong gia đình. – GV hỏi mở rộng: Ở nhà, con đã từng làm những công việc gì để giúp đỡ các thành viên trong gia đình. – GV nhận xét, tuyên dương 3. Luyện tập *Hoạt động 5: Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống sau: – GV chia lớp thành 2 nhóm tương ứng với 2 tình huống trong hoạt động. – GV hướng dẫn HS: + Phân vai cho học sinh + Hỗ trợ lời thoại cho học sinh + Gợi mở hướng xử lí tình huống – GV mời từng nhóm lên đóng vai tình huống – GV khai thác, khơi gợi cảm xúc của HS: “Khi xử lí tình huống như vậy em cảm thấy như thế nào?” ; “Con có cảm thấy vui khi làm như vậy không?” – GV yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của bạn – GV nhận xét câu trả lời, tuyên dương. 4. Củng cố, dặn dò – Hôm nay các em học bài gì? – Về nhà các em hãy tìm tranh vẽ hoặc ảnh về gia đình để chuẩn bị cho tiết học sau. – Nhận xét tiết học. |
– HS để đồ dùng lên mặt bàn. – Cả lớp hát – HS quan sát, làm việc theo cặp, có thể chia cặp bằng ngẫu nhiên, theo dấu hiệu. + Tranh 1 vẽ: Người anh cho người em ăn bánh + Tranh 2: Con trai tặng quà mẹ + Tranh 3: Hai bạn nhỏ tranh nhau đồ chơi + Tranh 4: Bạn nhỏ cất áo cho bố – HS lắng nghe – 4 cặp đôi trình bày – HS thực hiện – HS lắng nghe – HS trả lời – HS lắng nghe – HS hoạt động nhóm – HS lắng nghe – Đại diện một số cặp lên trình bày. – HS trả lời – HS nhận xét – HS lắng nghe – HS trả lời – HS lắng nghe |
………
Giáo án PowerPoint Mĩ thuật 1
- Mở đầu: Làm quen với Mĩ thuật 1
- Chủ đề 1: Sự kì diệu của chấm và nét
- Chủ đề 2: Vẻ đẹp thiên nhiên
- Chủ đề 3: Ngôi nhà và những hình khối quen thuộc
- Chủ đề 4: Con vật gần gũi
- Chủ đề 5: Gia đình thân yêu
- Chủ đề 6: Những đồ vật quen thuộc
- Chủ đề 7: Trang phục của em
- Chủ đề 8: Trường em
Giáo án SGK lớp 1 môn Hoạt động trải nghiệm
Tuần 1: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
TRƯỜNG CỦA EM, LỚP CỦA EM
I. Mục tiêu: Sau các hoạt động, HS có khả năng:
– Để tâm quan sát khung cảnh của trường, lớp mình.
– Nhớ được một số nơi quan trọng trong trường như phòng đa năng, phòng y tế, thư viện, nhà bếp, nhà vệ sinh,…;
– Nhớ được tên lớp, tên cô giáo và vị trí lớp mình.
II. Đồ dùng dạy học:
– Giáo viên: thẻ từ ghi tên lớp, trường, bóng gai, vòng tay nhắc việc, tờ bìa thu hoạch, túi to bằng vải (màu đen).
– Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên | Thời gian | Hoạt động của học sinh |
I. Ổn định tổ chức: – GV cho HS hát tập thể |
2′ |
Hát , múa |
II. Kiểm tra bài cũ: |
3′ |
|
III. Bài mới: 1. Khởi động: Làm quen với các “Trợ lí” của HĐTN – GV đưa túi vải (bên trong có bóng gai, thẻ từ, vòng tay, tờ bìa thu hoạch) , giới thiệu: Đây là túi trải nghiệm, Thử xem chúng ta có những “trợ lí” đắc lực nào trong HĐTN lớp 1 nhé. |
30′ |
– Hs lắng nghe và quan sát. |
– Gv hướng dẫn cách sử dụng của các đồ vật: + Bóng gai: khi bắt được bóng, nói từ khóa thật ngắn gọn và thật nhanh rồi tung lại cho GV. + Thẻ từ là trợ lí lưu giữ những từ khóa quan trọng. + Tờ bìa thu hoạch giúp hs thực hiện nhiệm vụ được giao về nhà, khi cần vẽ hoặc ghi lại điều gì. + Vòng tay nhắc việc: khi đeo vòng tay vào sẽ phải nhớ những việc đã tự hứa với bản thân sẽ làm ở nhà. + Quả chuông: dùng để nhắc rằng thời gian sắp hết. |
– Hs quan sát các đồ vật và ghi nhớ. |
|
2. Khám phá chủ đề: a. Hoạt động 1: “Kể về lễ khai giảng của trường em” Mục tiêu: HS hiểu việc tham gia một hoạt động, một sự việc cần sử dụng tất cả các giác quan, từ đó có nhiều cảm xúc, suy nghĩ mới. Cách tổ chức: Thảo luận nhóm tổ. – Gv lưu ý hs: chỉ nói lên sự vật bằng từ khóa ngắn gọn, mỗi người nói một sự vật, hiện tượng – Gv tung bóng gai và nêu lần lượt nêu các câu hỏi: ? Con nhìn thấy những gì ở lễ khai giảng? ? Con nghe thấy những âm thanh gì ở lễ khai giảng? ? Cảm xúc của con khi dự lễ khai giảng? (Vui, buồn, dễ chịu, sợ hãi) Kết luận: Khi dự lễ khai giảng, con cần quan sát, lắng nghe để có những cảm xúc của riêng mình. |
– Hs lắng nghe. – Hs nhận được bóng gai trả lời. |
|
b, Hoạt động 2: Tham quan ngôi trường của em. Mục tiêu: ghi nhớ được vị trí các nơi quan trọng trong trường. Cách tổ chức: dắt hs đi tham quan. – Gv đưa hs đi theo tổ xuống sân trường, dùng quả chuông để tập hợp cả lớp. – Gv giao nhiệm vụ cho hs: quan sát kĩ mọi sự vật, ghi nhớ kĩ vị trí các địa điểm GV giới thiệu. – GV cho hs nhìn xung quanh sân trường sau đó các tổ tập hợp thành nhóm. GV tung bóng ai cho thành viên trong tổ (mỗi tổ 2 lượt) , hỏi: ? Con nhìn thấy những gì? – GV đề nghị HS quan sát để xác định vị trí của lớp mình ? Lớp mình nằm ở tầng mấy, góc nào, có kí hiệu biển lớp là gì? Kết luận: Gv cùng HS nhắc lại các địa điểm đã được giới thiệu. |
– HS xếp hàng đi theo sự hướng dẫn của GV – Hs quan sát – Hs quan sát. – 6-8 hs trả lời. – 3-4 hs trả lời. – HS nhắc lại |
|
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề Hoạt động: Nhận biết về lớp em Mục tiêu: Nhớ được vị trí lớp và các địa điểm quan trọng trong trường. Có cảm xúc tự hào về không gian học tập mới của mình. Cách tổ chức: GV đặt câu hỏi để Hs trả lời, sau đó kết nối các câu hỏi, câu trả lời thành một bài hát vui nhộn. – GV hỏi: Lớp mình là lớp… Lớp mình ở trên tầng… Lớp mình có…. Lớp mình vui…. Kết luận: Gv cùng Hs hô khẩu hiệu của lớp, bày tỏ sự tự hào về tập thể lớp, về trường mình. – GV đưa thẻ từ tên trường, tên lớp và đọc to để học sinh đọc theo: + Trường của mình tên là… + Lớp mình là lớp… |
– HS trả lời : 1… tầng … … bạn thật là vui! – HS quan sát – HS đọc tên trường, tên lớp mình |
|
4. Cam kết hành động – GV yêu cầu HS về nhà kể cho người thân và bố mẹ về trường mình, lớp mình. |
– HS lắng nghe |
|
IV. Hoạt động nối tiếp: – Nhận xét giờ học. – Dặn dò: HS ghi nhớ vị trí quan trọng trong nhà trường và vị trí lớp học của mình. |
2’ |
– HS lắng nghe |
Tuần 1: SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
* Sơ kết tuần:
– HS thấy được ưu, khuyết điểm của tuần 1. Từ đó đề ra hướng phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ của tuần 2.
– Rèn thói quen nề nếp theo quy định
– GD HS yêu trường, yêu lớp
* Hoạt động trải nghiệm:
– HS có thêm hiểu biết mới về ngôi trường của mình.
II. Đồ dùng dạy học:
– Giáo viên: màu vẽ, giấy A4
– Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên | Thời gian | Hoạt động của học sinh |
1. HĐ1: Sơ kết tuần a. Sơ kết tuần 1 – Từng tổ báo cáo – Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 19. – GV nhận xét chung các HĐ trong tuần * Ưu điểm: + Nề nếp: ……………………………….. + Học tập:…………………………………. + Các hoạt động khác: ……………….. * Tồn tại: ……………………… |
5-7′ |
– Tổ trưởng báo cáo tình hình tổ mình theo các nội dung sau: Rèn luyện đạo đức; học tập; nề nếp ; TD, HĐTN. – HS lắng nghe |
b. Phương hướng tuần 20 – Tiếp tục ổn định, duy trì nề nếp quy định. – Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. – Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. – Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt …. |
– HS nghe, bổ sung ý kiến – HS nghe để thực hiện KH tuần 2 |
|
2. HĐ2: HĐ nhóm: Ngắm lại và vẽ sân trường em. a. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước. (nhóm đôi) – Gv yêu cầu: Con hãy chia sẻ với các bạn: con đã kể cho bố mẹ, người thân về trường, lớp mình như thế nào? – Yêu cầu Hs chia sẻ trước lớp. – GV nhận xét, tuyên dương |
25’ |
– Hs chia sẻ với bạn bên cạnh. – Chia sẻ trước lớp. – HS lắng nghe |
b, Hoạt động nhóm: “Ngắm lại và vẽ sân trường em” – Gv mời hs ra sân trường, chạy một vòng và quan sát kĩ sân trường mình. – GV hỏi 2-3 HS: ? Con nhìn thấy những sự vật gì ở sân trường? Con có cảm nhận được những âm thanh, mùi thơm gì ? – Gv đưa hs trở lại lớp, phát mỗi hs một tờ giấy A4, bút màu. Yêu cầu hs vẽ bất kì điều gì mình nhớ được về trường mình. (Hình thức: sơ đồ hoặc một chi tiết trên sân trường, không cần phải là một bức tranh trọn vẹn) Kết luận: Ngắm, quan sát, lắng nghe… không gian sân trường, con sẽ có được nhiều cảm xúc, yêu quý trường hơn. Như vậy chính là con đang trải nghiệm cuộc sống. |
– 4-6 hs nêu ý kiến. – Hs nhận giấy, bút màu và bắt đầu vẽ. – HS lắng nghe |
|
3. Tổng kết và vĩ thanh: – Dặn dò: về nhà hoàn thiện và tô màu bức tranh vừa vẽ. |
3-5’ |
– Hs lắng nghe |
……
Giáo án SGK lớp 1 môn Giáo dục thể chất
CHỦ ĐỀ 1: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
Bài 1 (2 tiết): TƯ THẾ ĐỨNG NGHIÊM, ĐỨNG NGHỈ
I. Mục tiêu và yêu cầu cần đạt
1. Mục tiêu:
– Rèn luyện tư thế đứng nghiêm đứng nghỉ.
2. Yêu cầu cần đạt:
Kiến thức: Biết cách thực hiện động tác đứng nghiêm,đứng nghỉ.
Kỹ năng: Thực hiện được các tư thế theo khẩu lệnh.
Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.
Thể lực: Bước đầu liên kết được các cử động của động tác đúng cấu trúc, trình tự.
Thái độ: Tích cực học tập, mạnh dạn phối hợp nhóm để tập luyện.
– Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
– Tích cực tham gia các trò chơi vận động và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.
II. Địa điểm – phương tiện
– Địa điểm: Sân trường
– Phương tiện:
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.
+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
– Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.
– Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp.
IV. Tiến trình dạy học
Nội dung | LV Đ | Phương pháp, tổ chức và yêu cầu | |
Hoạt động GV | Hoạt động HS | ||
I. Phần mở đầu Nhận lớp Khởi động – Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,… – Trò chơi “ rồng rắn lên mây” II. Phần cơ bản: Tiết 1 Hoạt động 1 * Kiến thức. * Đứng nghiêm, đứng nghỉ *Luyện tập Tập đồng loạt Tập theo tổ nhóm Tập theo cặp đôi Thi đua giữa các tổ * Trò chơi “đi nhanh về đích đứng nghiêm”. * Vận dụng: Tiết 2 Hoạt động 2 * Kiến thức: – Ôn động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ * Luyện tập: * Vận dụng: III.Kết thúc * Thả lỏng cơ toàn thân. * Nhận xét, đánh giá chung của buổi học. Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà * Xuống lớp |
5 – 7’ 2 x 8 N 16-18’ 2 lần 2 lần 2 lần 1 lần 3-5’ 4- 5’ |
Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học – Cần đứng nghiêm khi nào? – Vì sao cần đứng nghiêm khi chào cờ? – GV HD học sinh khởi động. – GV hướng dẫn chơi Cho HS quan sát tranh GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác. Hô khẩu lệnh và thực hiện động tác mẫu – GV hô – HS tập theo Gv. – Gv quan sát, sửa sai cho HS. – Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực. – GV cho 2 HS quay mặt vào nhau tạo thành từng cặp để tập luyện. – GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ. – GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức chơi trò chơi cho HS. – Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật – Em cần đứng nghiêm khi nào? – Nhắc lại kĩ thuật thực hiện động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ Tổ chức luyện tập như hoạt động 1 – GV hướng dẫn – Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs. – VN ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. |
Đội hình nhận lớp – HS trả lời. – HS trả lời. – Đội hình HS quan sát tranh HS quan sát GV làm mẫu – Đội hình tập luyện đồng loạt.
ĐH tập luyện theo tổ
-ĐH tập luyện theo cặp
– Từng tổ lên thi đua – trình diễn – Chơi theo đội hình hàng ngang
– HS trả lời – HS thực hiện thả lỏng – ĐH kết thúc |
Bài 2 (4 tiết): TẬP HỢP ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ
I. Mục tiêu và yêu cầu cần đạt
1. Mục tiêu:
– Rèn luyện tập hợp đội hình một hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
2. Yêu cầu cần đạt:
Kiến thức: Biết cách thực hiện tập hợp đội hình một hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
Kỹ năng: Thực hiện được các động tác theo khẩu lệnh.
Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.
Thể lực: Bước đầu liên kết được các cử động của động tác đúng cấu trúc, trình tự, có sự phát triển năng lực định hướng.
Thái độ: Tích cực học tập, mạnh dạn phối hợp nhóm để tập luyện.
– Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
– Tích cực tham gia các trò chơi vận động và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.
II. Địa điểm – phương tiện
– Địa điểm: Sân trường
– Phương tiện:
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.
+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
– Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.
– Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm.
IV. Tiến trình dạy học
Nội dung | LV Đ | Phương pháp, tổ chức và yêu cầu | |
Hoạt động GV | Hoạt động HS | ||
I. Phần mở đầu Nhận lớp Khởi động – Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,… – Trò chơi “ lộn cầu vồng” II. Phần cơ bản: Tiết 1 Hoạt động 1 * Kiến thức. – Tập hợp đội hình một hàng dọc KL: “ Thành một hàng dọc tập hợp” ĐT: Tập hợp theo thứ tự thấp đứng trước cao đứng sau. – Dóng hàng dọc: KL: “ Nhìn trước… Thẳng” ĐT: Đầu ngón tay trái chạm vai trái bạn đứng trước để dóng hàng, khi có khẩu lệnh “thôi”, trở về tư thế đứng nghiêm. – Điểm số hàng dọc: KL: “Từ một đến hết – Điểm số” ĐT: Lần lượt quay đầu sang trái hô to số thứ tự của mình. *Luyện tập Tập đồng loạt Tập theo tổ nhóm Thi đua giữa các tổ * Trò chơi “rèn luyện ĐHĐN”. * Vận dụng: Tiết 2 Hoạt động 2 * Kiến thức: – Ôn cách tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số * Luyện tập: * Vận dụng: Hoạt động 3 Tiết 3 * Kiến thức: – Tập hợp đội hình 2,3,4 hàng dọc KL: “ Thành hai, ba.. hàng dọc tập hợp” ĐT: Tổ 2 đứng bên trái tổ 1. * Luyện tập: * Vận dụng: Tiết 4 Hoạt động 4 – Ôn tập hợp đội hình một ( hai, ba) hàng dọc, dóng hàng, điểm số. * Luyện tập: * Vận dụng: III.Kết thúc * Thả lỏng cơ toàn thân. * Nhận xét, đánh giá chung của buổi học. Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà * Xuống lớp |
5 – 7’ 2 x 8 N 16-18’ 2 lần 2 lần 1 lần 3-5’ 4- 5’ |
Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học – YC HS nhận biết hàng dọc khi quan sát tranh? – GV HD học sinh khởi động. – GV hướng dẫn chơi Cho HS quan sát tranh GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác. Hô khẩu lệnh và thực hiện động tác mẫu – GV hô – HS tập theo Gv. – Gv quan sát, sửa sai cho HS. – Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực. – GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ. – GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức chơi trò chơi cho HS. – Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật – Em cần tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số khi nào? – Nhắc lại kĩ thuật thực hiện tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số. Tổ chức luyện tập như hoạt động 1 – Tổ chức giảng dạy như hoạt động 1 Tổ chức luyện tập như hoạt động 1 Tổ chức luyện tập như hoạt động 1 – GV hướng dẫn – Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs. – Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. |
Đội hình nhận lớp – HS trả lời. – Đội hình HS quan sát tranh HS quan sát GV làm mẫu – Đội hình tập luyện đồng loạt. ĐH tập luyện theo tổ
– Từng tổ lên thi đua – trình diễn – Chơi theo đội hình hàng ngang
– HS trả lời – HS thực hiện thả lỏng – ĐH kết thúc |
…….
Giáo án SGK lớp 1 môn Tiếng Việt
TUẦN 1
Bài 1A a- b (Tiết 1+2)
I. MỤC TIÊU:
– Đọc đúng âm a, b đọc trơn các tiếng, từ ngữ của bài học. Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh
– Viết đúng a, b, bà
– Nói được các tiếng từ các vật chứa a, b
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– Giáo viên: Tranh phóng to HĐ 1, HĐ 4
– Học sinh: VBT Tiếng Việt, tập một
– Vở tập viết 1, tập 1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HĐ của giáo viên | HĐ của học sinh | ||||||||||
1. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ 1: Nghe – Nói Quan sát tranh và tìm nhanh những con vật được vẽ trong tranh? – Các con thấy trong tranh vẽ gì? – Môi trường sống ở đâu? Nhận xét – tuyên dương 2. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: Đọc a/ Đọc, tiếng, từ – GV làm mẫu: Viết chữ bà lên bảng: Đánh vần- đọc trơn tiếng bà – Giới thiệu chữ a,b in thường và in hoa trong sách b/ Tạo tiếng mới: – Làm mẫu đưa tiếng ba vào mô hình:
Cả lớp: Nghe gv yêu cầu: đính thẻ chữ ba,bà,bã,bá.vào bảng phụ, Nhận xét – tuyên dương c. Đọc hiểu – Nhìn tranh đọc từ ngữ phù hợp với mỗi hình. – Hình 1 vẽ con gì? – Hình 2 thấy gì? – Luyện đọc cả lớp 3. Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ 3. Viết Hướng dẫn cách viết chữ a, b cách nối ở chữ ba và cách đặt dấu huyền trên đầu âm a Cách viết số 0 Nhận xét – tuyên dương những bài viết xấu – đẹp 4.Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ 4. Nghe – nói – Hỏi – đáp: Nói tiếng chứa a, tiếng chứa b – Nhóm đôi: Đây là cái gì? Nhận xét – tuyên dương 5.Tổng kết – Nhận xét tiết học -Chuẩn bị bài: 1B: Bài c,o -Về nhà đọc lại bài cho ba, mẹ nghe |
+ Làm việc nhóm đôi: – Bạn A : Bạn thấy trong tranh có con gì? – Bạn B : Cá, ba ba,( các con vật dưới nước) – Bạn A: Gà, bò, bê (các con vật trên bờ) – 2HS kể trước lớp -HS lắng nghe – Cá nhân, cặp đánh vần và đọc trơn tiếng bà – Cá nhân: ghép tiếng theo thứ tự các dòng, đọc trơn tiếng ghép được ba,bà,bã,bá. – Nhóm: Cùng đọc trơn các tiếng ghép được 2-3 lần – 4 hs nhận thẻ và đính vào bảng – Con ba ba – Ba bà – Luyện đọc nhóm đôi: Đọc trơn ba ba và sửa lỗi. – Đính đúng từ ngữ dưới tranh. – Viết vở ô li – Chia sẻ và sửa lỗi sai – Đây là cái lá. – Đây là quả cà – Đây là quả bí |
Bài 1B: C – O ( Tiết 1+2)
I. MỤC TIÊU:
– Đọc đúng âm c, o đọc trơn các tiếng, từ ngữ của bài học. Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh
– Viết đúng c, o, cò
– Nói được các tiếng từ các vật chứa c,o
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– Giáo viên: Tranh phóng to HĐ 1, HĐ 4
– Học sinh: VBT Tiếng Việt, tập một
– Vở tập viết 1, tập 1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HĐ của giáo viên | HĐ của học sinh | ||||||||||
1. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ 1: Nghe – Nói Quan sát tranh của HĐ1 hỏi – đáp về tên các con vật và hoạt động của chúng được vẽ trong tranh. Nhận xét – tuyên dương GV viết tên bài lên bảng 2. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: Đọc a/ Đọc, tiếng, từ – GV làm mẫu: Viết chữ cá lên bảng: Đánh vần- đọc trơn tiếng cá – Giới thiệu chữ c,o in thường và in hoa trong sách b/ Tạo tiếng mới: -Làm mẫu đưa tiếng cà vào mô hình:
– Thi đính nhanh các thẻ chữ trên bảng phụ ca, cà, cá, cả, cã, cạ – Tiếng bo tương tự Nhận xét – tuyên dương c. Đọc hiểu – Con thấy gì ở hình 1? – Trao đổi nhóm: 3. Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ 3. Viết – Hướng dẫn cách viết chữ c,o cách nối ở chữ co và cách đặt dấu huyền trên đầu âm a – Cách viết số 1 – Nhận xét – tuyên dương những bài viết xấu – đẹp 4. Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ 4. Đọc – Đoán xem trong tranh người bà đi đâu về? – Vì sao em biết điều đó? GV đọc mẫu 2 câu và nghỉ hơi sau mỗi câu. -Nhóm -Cả lớp Nhận xét – tuyên dương 5.Tổng kết – Nhận xét tiết học -Chuẩn bị bài :1C : Bài ô- ơ -Về nhà đọc lại bài cho ba, mẹ nghe |
+ Làm việc nhóm đôi: Hỏi – đáp – Bạn A: Con vật nào đang bay trên bờ ruộng? – Bạn B: Con cò – Bạn A: Mỏ cò cặp con gì? – Bạn B: Mỏ cò cặp con cá. – 2HS kể trước lớp – Đọc tên bài nối tiếp -HS lắng nghe – Cá nhân, cặp đánh vần và đọc trơn tiếng cá – Nhóm : Tìm tiếng theo thứ tự các dòng, đọc trơn tiếng tìm được. – Nhóm 1: Đính ca, cà, cá.. – Nhóm 2: Đính bò, bó, bỏ.. – Đại diện các nhóm luyện đọc các tiếng 2-3 lần. – Đọc từ dưới hình 1: (cỏ) – HS thảo luận và nhận xét biết hình 2 vẽ cây cọ, hình 3 vẽ con bò đọc từ dưới các hình ( cọ, bò) – Viết vở ô li – C,o,co – Chia sẻ và sửa lỗi sai – Đi chợ về – Nhìn thấy các thứ bà cầm ở tay – Đọc trơn 2 câu theo gv ( 2-3 lần) – Thi đọc truyền điện từng câu – Nhóm cùng luyện đọc trơn 2 – 3 lần – Cá nhân đọc và sửa lỗi – Cả lớp từng nhóm đọc 2 câu |
……
Giáo án SGK lớp 1 môn Tự nhiên xã hội
Bài 32: Ôn tập chủ đề: Trái Đất và bầu trời.
I. Mục tiêu:
*Qua bài học, HS:
– Hệ thống được các kiến thức về chủ đề:
– Bầu trời ban ngày và bầu trời ban đêm.
– Một số hiện tượng thời tiết và sủ dụng trang phục phù hợp với thời tiết.
* Bài học góp phần hình thành cho HS năng lực phẩm chất:
– Phân biệt, đánh giá, xử lí được các tình huống liên quan đến chủ đề.
– Sắp xếp được các hình ảnh chính của chủ đề vào sơ đồ.
– Tự đánh giá được việc đã làm liên quan đến tìm hiểu thời tiết và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết.
II. Đồ dùng dạy học:
– Chuẩn bị của GV: Tranh SGK (phóng to); máy chiếu, laptop (nếu có)
– Chuẩn bị của HS: Thẻ chữ.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Khởi động:
*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS.
* Cách tiến hành:
– GV đọc cho HS nghe bài hát: Trời nắng – Trời mưa.
– Bài hát nói về điều gì?
– GV giới thiệu vào bài học mới.
Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm sưu tầm về chủ đề.
*Mục tiêu: Trưng bày sản phẩm sưu tầm về chủ đề.
* Cách tiến hành:
– HS làm việc nhóm 4:
– Các nhóm sắp xếp, trưng bày sản phẩm vào nhóm nội dung cho phù hợp.
– Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận, so sánh bầu trời ban ngày và ban đêm.
– GV gọi ý để HS nói những sụ khác nhau giữa bầu trời ban ngày và ban đêm: Ban ngày có ánh sáng, sức nóng của Mặt Trời; Ban đêm có Mặt Trăng và các Vì sao.
Hoạt động 3: Chọn ô chữ.
*Mục tiêu: Sắp xếp được các hình ảnh phù hợp với nội dung ô chữ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Chơi trò chơi Ai nhanh hơn?:
– Hai đội chơi, mỗi đội gồm 4 em, lần lượt mỗi em ở mỗi đội sẽ chọn một hình ảnh gắn với một ô chữ phù hợp, nếu đội nào nhanh và đúng thì đội đó chiến thắng.
…..
Giáo án SGK lớp 1 môn Âm nhạc
CHỦ ĐỀ 7: NHỮNG CON VẬT QUANH EM
TIẾT 1: HỌC BÀI HÁT: CHÚC MỪNG BẠN VOI
I. Mục tiêu:
– Nắm được nội dung bài học.
– Hát đúng giai điệu và lời ca, kết hợp với gõ đệm theo nhịp và phách.
– Mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn.
– Biết cảm thụ âm nhạc, biết hợp tác với bạn thông qua các hoạt động học nhạc.
II. Chuẩn bị:
1. GV:
– Đàn phím điện tử.
– Băng đĩa nhạc.
2. HS:
– Thanh phách, trống con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Học sinh | Hoạt động của giáo viên |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: – Hs khởi động mẫu âm A… B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Nghe và vận động cơ thể theo bài hát “Chú voi con ở bản Đôn” Hoạt động 2: Dạy hát: Chúc mừng bạn voi – Học sinh xem một số bức tranh về phong tục tập quán, con người và nhạc cụ ở Tây Nguyên. – Phân chia câu hát – Đọc lời ca – Tập hát từng câu, theo đàn từ câu 2-3 lần cho đến hết theo cá nhân, nhóm đôi, nhóm lớn – Học sinh hát lại toàn bài hát. -Nhóm trưởng điều hành nhóm mình luyện tập –Các nhóm thực hiện trước lớp. Đánh giá: – Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát, phát âm nhả chữ rõ lời, – Biết hát kết hợp gõ đệm đúng theo bài hát, hát đúng những chổ có luyến, trường độ ngân dài. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 3 : Hát kết hợp vỗ tay theo phách. – Hướng dẫn học sinh cách gõ đệm theo nhịp 2/4 – HS tập mẫu theo tiết tấu nhạc cụ đơn giản. – Hs tập cách chơi nhạc theo bộ gõ cơ thể. – Hs cho hs nghe lại điệu của bài hát Hát và vận động phụ họa – Các nhóm, luyện tập một số đồng tác phụ họa đơn giản – Các nhóm lên biểu diễn trước lớp Đánh giá: Nghe, quan sát, nhận xét – Biểu diễn được các động tác vận động phụ họa cho bài hát – Phong thái biểu diễn vui tươi, thoải mái, tích cực tham gia hoạt động biểu diễn trong lớp. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG – Về nhà hát cho ông bà, ba mẹ, anh chị em mình nghe bài hát, và tập lại cho bạn bè bài hát này nhé… |
• Khởi động giọng – Vận động cơ thể theo bài hát. – Quan sát tranh – Phân chia câu hát – Đọc lời ca • Hát mẫu • Tập hát từng câu • Hát lại bài hát – Hát kết hợp gõ đệm theo hướng dẫn – Tập theo nhạc cụ gõ đơn giản – Nhắc nhở dặn dò |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án lớp 1 bộ sách Cùng học để phát triển năng lực (Đầy đủ các môn) Kế hoạch bài dạy lớp 1 Cùng học (Cả năm) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.