Giáo án Lịch sử – Địa lí 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống mang tới các bài soạn trong cả năm học 2024 – 2025, giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn Lịch sử – Địa lý lớp 5 năm 2024 – 2025 theo chương trình mới.
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 5 môn Lịch sử – Địa lí của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Toán, Âm nhạc, Giáo dục thể chất. Vậy chi tiết mời thầy cô tham khảo giáo án Lịch sử – Địa lí lớp 5 trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Giáo án Lịch sử – Địa lí 5 sách Kết nối tri thức
TUẦN 1:
CHỦ ĐỀ 1: ĐẤT BƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM
Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LÃNH THỔ, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
QUỐC KÌ, QUỐC HUY, QUỐC CA (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
– Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ.
– Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất.
– Mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam.
– Nêu được số lượng đơn vị hành chính của Việt nam, kể tên được một số tỉnh, thành phố của Việt Nam.
– Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.
2. Năng lực chung.
– Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động tích cực tìm hiểu Địa lí thông qua việc xác định trên lược đồ hoặc bản đồ vị trí địa lí của Việt Nam; trình bày ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc nêu ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự tin trao đổi với thành viên trong nhóm cũng như trình bày trước lớp về những thông tin liên quan đến vị trí địa lí, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.
3. Phẩm chất.
– Phẩm chất yêu nước: Biết tôn trọng Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của nước ta.
– Phẩm chất chăm chỉ: Chủ động học tập, tìm hiểu về vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.
– Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ và giữ gìn Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
– Lược đồ vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1. Khởi động: – Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Thông qua khởi động, GV dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung. – Cách tiến hành: |
||
– GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và hình 2 trong SGK trang 5. – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào hiểu biết cá nhân, chia sẻ những điều HS đã biết về các địa danh này. – GV đặt câu hỏi gợi ý. + Cho biết tên hai địa điểm ở hình 1, 2. + Em biết gì về hai địa điểm này. – GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. – GV kết luận: + Hình 1:Cột cờ Lũng Cú ở tỉnh Hà Giang, đây là địa điểm ở cực Bắc của Tổ quốc. + Hình 2: Mũi Cà Mau, phần lãnh thổ cuối cùng về phía nam của Việt Nam. – GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới. |
– HS quan sát hình ảnh. – HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào hiểu biết cá nhân, chia sẻ những điều HS đã biết về các địa danh này. – HS lắng nghe. – HS trình bày kết quả thảo luận. – HS lắng nghe. |
|
2. Khám phá: – Mục tiêu: + Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ. + Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất. – Cách tiến hành: |
||
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí của Việt Nam. (Thực hiện nhóm) – GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 (SGK trang 5) và quan sát hình 3 (Bản đồ hành chính Việt Nam năm 2021 SGK trang 6). – GV đặt câu hỏi: 1. Em hãy xác định vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ. 2. Em hãy xác định vị trí của biển và các quốc gia tiếp giáp với phần đất liền của nước ta. 3. Trình bày ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở nước ta – GV yêu cầu HS áp dụng kĩ thuật Khăn trải bàn, mỗi thành viên nhóm suy nghĩ và viết ra góc khăn trải bàn của mình. Nhóm sẽ thảo luận và viết kết quả vào giữa khăn trải bàn. – GV yêu cầu HS viết kết quả thảo luận trên sơ đồ tư duy. – GV mở rộng thêm: + Nước ta có những thiên tai nào? + Kể tên các cây trồng, vật nuôi phổ biến ở nước ta. – GV giải thích cho HS hiểu về thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta. + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, chịu ảnh hưởng của gió mùa). + Rừng nhiệt gió mùa phát triển trên đất phe-ra-lít là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nước ta. Hoạt động 2: Tìm hiểu lãnh thổ và đơn vị hành chính. – GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 3 (Bản đồ hành chính Việt Nam năm 2021 SGK trang 6). – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để: 1. Mô tả hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam. 2. Nêu số lượng đơn vị hành chính nước ta. 3. Kể tên một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta. – GV mời nhóm trình bày. – GV giải thích thêm: + Vùng đất là toàn bộ phần đất liền được xác định trong phạm vi đường biên giới của nước ta với các nước láng giềng và phần đất nổi của hàng nghìn hòn đảo trên Biển Đông. + Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, tiếp giáp với vùng biển của các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Cam-pu-chia và Thái Lan. + Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới; trên biển là ranh giới phía ngoài của các lãnh hải và không gian các đảo. – GV nhận xét, tuyên dương. |
– HS đọc thông tin và quan sát lược đồ. – HS trả lời câu hỏi. 1. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, thuộc Châu Á. 2. Trên đất liền, nước ta tiếp giáp với 3 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và tiếp giáp với biển. Vùng biển nước ta thuộc biển Đông, giáp với vùng biển của nhiều quốc gia. 3. + Bão, lũ lụt, hạn hán ….. + Lúa, ngô, trà, cà phê, cao su, cây ăn quả ….. – HS lắng nghe. – HS đọc thông tin và quan sát hình 3. – HS thảo luận nhóm. – Đại diện nhóm trình bày. – Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 1. Mô tả hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam. + Lãnh thổ Việt Nam gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. + Vùng đất của nước ta gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo trên Biển Đông. + Phần đất liền của nước ta có dạng hình chữ S, hẹp ngang và trải dài theo chiều bắc – nam. 2. Số lượng đơn vị hành chính ở nước ta. + Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta. 5 thành phố trực thuộc Trung ương là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. – HS lắng nghe. |
|
3. Vận dụng trải nghiệm. – Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. – Cách tiến hành: |
||
– GV yêu cầu HS: + Xác định vị trí địa lí của Việt Nam trên Bản đồ hành chính Việt Nam năm 2021. + Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố? Bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương? + Vùng đất là gì? + Vùng biển là gì? + Vùng trời là gì? – GV Nhận xét, tuyên dương. – GV Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
– HS trả lời – HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
….
>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Lịch sử – Địa lí 5 KNTT!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Lịch sử – Địa lí 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Lịch sử – Địa lý lớp 5 năm 2024 – 2025 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.