Giáo án Khoa học 5 sách Chân trời sáng tạo mang tới đầy đủ các bài soạn trong học kì 1 năm học 2024 – 2025. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn Khoa học 5 năm 2024 – 2025 theo chương trình mới.
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 5 môn Khoa học của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Công nghệ, Đạo đức. Chi tiết mời thầy cô tham khảo giáo án Khoa học lớp 5 trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Kế hoạch bài dạy Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo
TUẦN 1
KHOA HỌC
CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
Bài 1: THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT – TIẾT 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
− Nêu được một số thành phần của đất.
− Trình bày được vai trò của đất đối với cây trồng
2. Năng lực chung.
− Năng lực giao tiếp và hợp tác trong thảo luận nhóm; quan sát và phân tích hình ảnh, nội dung để phát hiện ra một thành phần, vai trò của đất.
− Năng lực thực hành thí nghiệm: “Có gì trong đất”.
− Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải thích một số việc làm như xới đất, vun đất cho cây trồng,…
3. Phẩm chất.
− Trách nhiệm: Chăm sóc và bảo vệ đất.
− Trung thực trong tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả thảo luận.
− Chăm chỉ: Ham hiểu biết, tìm hiểu về thành phần, vai trò của đất và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– GV: Các hình trong bài 1 SGK.
– HS: SGK, VBT. Hai cốc thuỷ tinh trong suốt, một chai đựng nước sạch, một cốc đất vườn (ở điều kiện bình thường), đũa khuấy, nắp cốc, găng tay (mỗi nhóm). Giấy khổ A3 hoặc A0 (mỗi nhóm).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||
1. Khởi động. a)Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về thành phần và vai trò của đất. b)Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp. c)Tiến trình tổ chức hoạt động: |
|||
– GV giới thiệu về chủ đề Chất để HS có sự hiểu biết tổng quan, tạo hứng khởi bước vào khám phá các nội dung sẽ học ở chủ đề này. − GV yêu cầu HS quan sát hình 1 (SGK trang 6) và đặt câu hỏi: Ngoài ánh sáng mặt trời và không khí, cây ở hình 1 còn cần gì để sống? ‒ GV yêu cầu một vài HS trình bày câu trả lời. ‒ GV yêu cầu một vài HS khác nhận xét câu trả lời của bạn. − GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học “Thành phần và vai trò của đất”. |
– HS lắng nghe. − HS quan sát hình và trả lời câu hỏi: Ngoài ánh sáng mặt trời và không khí, cây ở hình 1 còn cần nước, chất dinh dưỡng trong đất để sống. ‒ HS trình bày câu trả lời. ‒ HS khác nhận xét và bổ sung (nếu có). – HS lắng nghe. |
||
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập. |
|||
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số thành phần của đất a)Mục tiêu: HS nhận biết được một số thành phần của đất. b)Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành, phương pháp dạy học hợp tác. c)Tiến trình tổ chức hoạt động: |
|||
– − GV chia lớp thành các nhóm 4 hoặc 6 HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 2, đọc nội dung trong hộp thông tin (SGK trang 6) và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: + Thực vật lấy từ đất những gì để sống và phát triển? + Vì sao một số động vật có thể sống được trong đất? + Theo em, đất có những thành phần nào? – GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. − GV nhận xét chung và hướng dẫn HS rút ra kết luận: Các thành phần chính của đất gồm: chất khoáng, mùn, không khí, nước và các loài sinh vật,… Tầng mùn thường có màu sẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất. Nhờ các thành phần này mà thực vật, một số động vật trong đất có thể sống và phát triển.. |
− HS chia nhóm. − HS quan sát hình 2, đọc nội dung trong hộp thông tin (SGK trang 6), thảo luận nhóm và chia sẻ kết quả: + Thực vật và động vật có thể sinh trưởng và phát triển vì trong đất có không khí, nước và các chất dinh dưỡng (chất khoáng, mùn),… + Theo em, đất gồm những thành phần: chất khoáng, mùn, không khí, nước,… – Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có). |
||
2.2. Hoạt động 2: Thí nghiệm “Có gì trong đất a)Mục tiêu: HS thực hiện được thí nghiệm “Có gì trong đất”, từ đó nhận biết sâu sắc hơn về thành phần của đất. b)Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp thí nghiệm, phương pháp dạy học hợp tác. c)Tiến trình tổ chức hoạt động: |
|||
− GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước thực hiện thí nghiệm 1, 2 (SGK trang 7). – GV yêu cầu các nhóm thực hiện thí nghiệm 1, 2 và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: *Thí nghiệm 1: + Rót một cốc nước vào bình thuỷ tinh. + Dự đoán: Ngay sau khi cho một cục đất khô và cốc chứ nước, em sẽ quan sát thấy gì? + Tiến hành thí nghiệm và so sánh kết quả thí nghiệm với dự đoán của em. + Em rút ra được kết luận gì sau thí nghiệm trên? *Thí nghiệm 2: + Cho đất vào bình thuỷ tinh và đậy kín bình. + Dự đoán: Khi để cốc đất trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, sau khoảng một giờ, em sẽ quan sát thấy gì? + Tiến hành thí nghiệm và so sánh kết quả thí nghiệm với dự đoán của em. + Em rút ra được kết luận gì sau thí nghiệm trên? − GV yêu cầu các nhóm quan sát, mô tả thí nghiệm ở hình 5 (SGK trang 7), thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Theo em, thí nghiệm này cho biết thành phần nào của đất? –GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. –GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. –GV nhận xét chung và kết luận. * Lưu ý: Nếu điều kiện cho phép, GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm này theo các bước: + Cho đất vào cốc thuỷ tinh trong suốt đang chứa nước. + Dùng đũa khuấy đều đất trong cốc nước và để lắng sau 15 phút. – GV yêu cầu quan sát cốc nước chứa đất lúc này, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: Em quan sát thấy gì? Theo em, thí nghiệm này cho biết thành phần của đất? |
− Các nhóm tìm hiểu các bước thực hiện thí nghiệm 1, 2. − Các nhóm thực hiện thí nghiệm và trả lời các câu hỏi: + Có bọt khí nổi lên. + Trong đất có không khí. + Có các giọt nước đọng phía dưới nắp bình. + Trong đất có nước. − Các nhóm quan sát, mô tả thí nghiệm ở hình 5 (SGK trang 7), thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Trong đất có: + Phần nhẹ nổi lên là phần chất hữu cơ (xác thực vật chưa phân huỷ hết); + Phần phía dưới là đất mùn; phần đất sét, đất cát (tùy thuộc vào loại đất). – Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có). |
||
3. Hoạt động nối tiếp – Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Chuẩn bị bài cho tiết sau. + Phát triển năng lực khoa học. – Cách tiến hành: |
|||
– GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu những thành phần của đất. – GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu vai trò của đất để chuẩn bị cho tiết sau. |
– HS trả lời -HS lắng nghe và ghi lại dặn dò. |
||
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… |
>> Tải file để tham khảo toàn bộ giáo án Khoa học 5 CTST!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Khoa học 5 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 1) Kế hoạch bài dạy Khoa học lớp 5 năm 2024 – 2025 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.